Thay tiền lì xì bằng các món quà thiết thực

Đã từ lâu, theo phong tục ở nước ta thì dịp Tết đến Xuân về, mọi người thường chuẩn bị một số lượng tiền nhất định để lì xì, mừng tuổi lấy may, lấy hên, chúc sức khỏe, chúc thọ... cho trẻ nhỏ cũng như các bậc cao niên là cha mẹ, ông bà mình.
Ở đây tôi không nói tới vấn đề mà những người trưởng thành phải lo toan trong dịp Tết, hay điều kiện kinh tế của mỗi người, mỗi nhà là nghèo khó hay khá giả, mà tôi muốn đề cập tới các đối tượng bấy lâu nay “mặc định” được nhận tiền lì xì, đó là: Trẻ nhỏ và người già.

Theo tục lệ truyền thống là ngày Tết lì xì bằng tiền mặt, nhưng thiết nghĩ đâu nhất thiết cứ phải dùng tiền mà không thay thế bằng các vật phẩm, vật dụng để dùng thiết thực trong cuộc sống hằng ngày để làm quà tặng(?!).

Thay tiền lì xì bằng các món quà thiết thực

Thông thường, khi lo tiền lì xì luôn phải chuẩn bị tiền mới, mà muốn đổi được một khoản tiền mới để lì xì không ít người bị “chặt chém” bởi lệ phí đổi từ tiền đã lưu hành sang tiền mới ở “chợ mạng” rất đắt đỏ. Ví dụ muốn sở hữu 100.000 đồng tiền mới mệnh giá 10.000 đồng sẽ bị “mất” từ 20-25.000 đồng lệ phí. Có nhiều năm, các loại tiền mới mệnh giá 20.000 đồng, 50.000 đồng… còn bị những người làm dịch vụ đổi tiền “chém” tới trên, dưới 30%, vì thế nếu như cần khoảng 1.000.000 đồng tiền mới mệnh giá nhỏ, khi đổi đương nhiên mất phí trung bình khoảng 300.000 đồng. Đó là chưa nói tới một số người họ hàng đông, quan hệ rộng, mùa Tết cần tới cả chục triệu đồng để lì xì và đi lễ chùa, số tiền phí bỏ ra là không ít…

Khi không dùng tiền để lì xì, mọi người có thể mua các vật phẩm, vật dụng thiết yếu để làm quà tặng nhân dịp năm mới. Theo tôi , đây là một cách rất hay, vừa văn minh lại thiết thực, mọi người, mọi gia đình nên áp dụng. Ví dụ, đối với trẻ nhỏ - đối tượng này thường chưa biết tiêu tiền, hay nói chính xác hơn là chưa được bố mẹ cho phép tự do tiêu tiền, thì các món quà dùng để “lì xì” cho các em trong năm mới có vô vàn thứ n các loại dụng cụ, trang thiết bị phục vụ học tập bao gồm sách, bút, sổ ghi chép, cặp túi, áo quần, giày dép...; cũng có thể là các món quà “ảo” khi bố mẹ, hoặc người tặng lì xì viết vào một tờ giấy nhỏ mà trong đó có nội dung đại loại như: Tặng trẻ một khóa học ngoại ngữ 3 tháng, hay lì xì cho trẻ một chuyến du lịch trong thành phố, hay du lịch nội địa khoảng dăm ba ngày, tùy theo điều kiện kinh tế của người ban tặng. Tất nhiên, khi đã hứa lì xì và ghi trên phiếu như vậy phải tuyệt đối giữ lời hứa, nhất định thực hiện vào một dịp nào đó theo thỏa thuận miệng với trẻ... Việc lì xì cho trẻ nhỏ theo kiểu trên là rất ý nghĩa, thậm chí không “tiếp tay” cho trẻ tham gia vào những trò chơi vô bổ như cờ bạc nơi vỉa hè, góc phố, ở hội Xuân… hoặc mua sắm những thứ không cần thiết.

Đối với người cao tuổi là những người không còn phải lo toan nhiều thứ, bởi đại đa số các cụ đã có con cháu lo, nên việc lì xì tiền để chúc thọ cho các cụ cũng không thật sự quá cần thiết, mà chúng ta có thể thay đổi thói quen bấy lâu nay bằng cách mua quần áo, giày dép, sâm nhung, các vật dụng gắn liền với sinh hoạt hằng ngày… của các cụ để tặng. Ví dụ như có thể mua lụa, bộ áo dài nhung, khăn vấn, dép... để các cụ diện Tết cũng như đi lễ hội, đi ăn cỗ bàn... Hay như các cụ còn giữ tục ăn trầu, món quà Tết là chiếc cối giã, ống nhổ, chày đâm... bằng đồng cũng mang nhiều ý nghĩa! Nếu con cháu giàu có thì việc mua một bộ trang sức thay mừng tiền lì xì, tôi tin các cụ bà sẽ rất thích... Còn các cụ ông, cũng không thiếu các vật dụng làm quà thay tặng mừng tiền mặt, đó có thể là các bộ trà kiểu cách vì các cụ ông thường nghiện thú thưởng trà cùng các bạn già đồng môn. Với những cụ ông có thú vui đánh cờ tướng thì món quà Tết là một bộ bàn cờ có các quân cờ làm bằng sừng rất bền đẹp cũng là một ý tưởng hay... Ngoài ra, quần áo, giày dép, mũ phớt, ba-tong, cà vạt... cũng là những thứ gắn liền với sinh hoạt hằng ngày của các cụ cũng là những gợi ý hay.

Trên đây là một số gợi ý đã được không ít các gia đình ở địa phương tôi từng áp dụng, hi vọng nhiều người, nhiều nhà ở các địa phương khác trên cả nước cùng tham khảo để đưa vào thực tiễn cuộc sống, bởi lì xì ngày Tết đâu cứ nhất thiết phải bằng tiền mới hay, mới có ý nghĩa...

Nguyễn Huyền Nga

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972

Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972

Sự kiện 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, quân và dân Hà Nội đánh bại cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, như một mốc son chói lọi. Vậy mà, thấm thoắt đã 52 năm.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm mở rộng khối đại đoàn kết, giữa những người có đạo với người không theo đạo, giữa đồng bào theo các đạo khác nhau... ngày càng gắn kết, bền chặt. Người nhấn mạnh, đoàn kết tôn giáo nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...
Trang sử hào hùng của quân đội ta

Trang sử hào hùng của quân đội ta

Ngày 22/12/1944, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Chỉ hai tuần sau khi ra đời, đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt, Nà Ngần thuộc tỉnh Cao Bằng.
Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…
Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Bài 2. Người cao tuổi chung tay bảo vệ môi trường

Tin khác

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc
Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc
Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...

Đạo thầy trò

Đạo thầy trò
Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...
Xem thêm
Phiên bản di động