Tằm tang trở lại

Kể từ năm 2010 trở lại đây, với việc chất lượng trứng tằm giống được cải thiện, nhiều giống dâu mới có năng suất cao được đưa vào trồng phục vụ nuôi tằm, cộng với quy trình nuôi tằm đã cải tiến đáng kể, giá kén tằm ổn định và tăng cao, nhất là việc các doanh nghiệp tơ lụa đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm tơ lụa chất lượng cao là những tín hiệu khả quan cho thấy nghề tằm tang ở Lâm Đồng đang trên đà trở lại thời hoàng kim…

Thời hưng thịnh

Cây dâu, con tằm có mặt trên đất Lâm Đồng rất sớm, từ những năm 60 thế kỉ XX do các chuyên gia Nhật trồng thực địa và nuôi khảo nghiệm. Trên cơ sở đó, người Nhật đã thành lập Trung tâm Tằm tang Bảo Lộc vào năm 1968, đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng Bảo Lộc trở thành Thủ phủ tơ tằm Việt Nam. “Thời hưng thịnh, Bảo Lộc có khoảng 2.000 ha dâu tằm. Bảo Lộc còn là nơi đứng chân của Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, Trại giống tằm Trung ương, cùng nhiều nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tơ tằm”, ông Nguyễn Văn Triệu, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc, cho biết.

Các sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc
Các sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc

Theo ông Nguyễn Văn Triệu, sự phát triển của ngành dâu tằm tơ là một động lực quan trọng giúp huyện Bảo Lộc tích lũy điều kiện cần thiết để đến năm 1994 trở mình thành thị xã Bảo Lộc và năm 2005 trở thành TP Bảo Lộc. “Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngay từ năm 1965 người Nhật đã chọn Bảo Lộc để xây dựng thành Thủ phủ tơ tằm Việt Nam và duy trì thị trường này cho đến tận bây giờ. Nó cho thấy địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho việc trồng dâu ươm tơ. Sợi tơ ở đây có chất lượng thượng hạng. Mà sợi tơ thượng hạng là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất các sản phẩm lụa tơ tằm cao cấp”, ông Nguyễn Quốc Bắc, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Bảo Lộc, chia sẻ.

Tìm lại vị thế thủ phủ tơ tằm Việt Nam

Theo Bí thư Thành ủy Bảo Lộc Nguyễn Văn Triệu, sau thời kì hưng thịnh, ngành dâu tằm tơ Bảo Lộc dần rơi vào suy thoái. Nguyên nhân là do cơ chế bao cấp tạo nên những lỗ hổng trong quản lí, sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2010, ngành dâu tằm tơ Bảo Lộc bắt đầu bước qua thời kì suy thoái và phục hồi. Diện tích trồng dâu tằm tại Bảo Lộc hiện đã tăng lên 658 ha. Trong đó, 525 ha dâu đang cho thu hoạch, với sản lượng khoảng 7.925 tấn. Cùng với đó, Bảo Lộc có 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tơ lụa.

Ông Nguyễn Đức Nhẫn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, một trong những địa phương có nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển mạnh của tỉnh Lâm Đồng, cho hay: Công nghệ nuôi tằm giờ đây đã có rất nhiều cải tiến, nên một lứa tằm chỉ nuôi trong vòng 17 ngày là thu hoạch. Hiện, giá kén ở mức 140 nghìn đồng/kg. Một hộp tằm sẽ cho từ 50 - 55 kg kén, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi hộp tằm mang lại cho người nuôi 3 triệu đồng tiền lãi. Ông Nguyễn Văn Hán, Chủ tịch UBND xã Đam B’ri, địa phương trọng điểm về vùng nguyên liệu dâu tằm của TP Bảo Lộc, trao đổi: “Ngoài nguyên nhân giá kén tằm cao, lí do khiến ngành dâu tằm tơ phục hồi phải kể đến những thành tựu của khoa học công nghệ trong việc tạo ra nhiều giống dâu và giống tằm mới, việc áp dụng các tiến bộ kĩ thuật từ trồng, thâm canh giống dâu đến kĩ thuật nuôi tằm đã làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng kén, tạo ra nguồn thu ổn định cho nhiều nông dân.

Bà Bùi Thị Thanh Huyền, người đang sở hữu 4 sào dâu ở xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm
Bà Bùi Thị Thanh Huyền, người đang sở hữu 4 sào dâu ở xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm

Cùng với việc mang lại thu nhập đáng kể cho người nông dân, việc xuất khẩu tơ lụa còn mang về cho Bảo Lộc từ 15 - 16 triệu USD. Trong 3 năm qua, Bảo Lộc duy trì sản lượng xuất khẩu 860 - 1.000 tấn tơ và 2,5 - 3 triệu mét lụa, chiếm trên 80% sản lượng tơ lụa xuất khẩu của cả nước.

Khó khăn vẫn còn

Bằng chất lượng sản phẩm, tơ lụa Bảo Lộc đang có những bước trở mình mạnh mẽ, vươn ra chinh phục những thị trường mới. Từ năm 2017, tơ lụa Bảo Lộc tiếp cận và tạo được chỗ đứng tại một số thị trường kĩ tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Pháp, Italia... Thị trường bán lẻ các sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc cũng liên tục tăng cao. Chưa kể, tơ lụa Bảo Lộc còn tạo ra nhiều sản phẩm sử dụng trong y học, mĩ phẩm, trang trí nội thất, xây dựng cơ bản, đồ dùng công nghệ, nhất là các sản phẩm thời trang làm bằng tơ lụa, tơ lụa Bảo Lộc gần như thay thế hoàn toàn lụa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Công ty Tơ lụa Viet Silk, lại nhìn nhận về vấn đề này khá dè dặt khi cho rằng, cần nâng tầm tơ lụa Bảo Lộc cao hơn nữa thì mới đáp ứng những yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng tại các thị trường kĩ tính nhưng đầy tiềm năng Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Pháp, Italia, Nga...

Theo ông Dũng, muốn có sản phẩm xuất khẩu chất lượng tơ phải đạt 4 - 6A, trong khi chất lượng tơ ở Thủ phủ tơ tằm Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức A - 3A. Một khó khăn nữa mà người trồng dâu nuôi tằm đang phải đối mặt đó là Việt Nam hiện vẫn chưa chủ động được nguồn tằm giống. Ông Nguyễn Mậu Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông - Lâm nghiệp Lâm Đồng, thẳng thắn: “Riêng giống tằm hiện nay vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn giống nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung tâm cũng đã chú trọng nghiên cứu, lai tạo các giống tằm lưỡng hệ, để phá vỡ sự phụ thuộc vào giống tằm nhập khẩu, tuy vậy mọi thứ vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, chưa thể chuyển giao cho người dân”.

Mơ Ning

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Ngày 16/7/2025, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Thanh Hóa, Hiệp hội Doanh nghiệp Doanh nhân CCB tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh” cho gia đình hội viên CCB Mã Hồng Phàn, 70 tuổi (thôn 7, xã Tân Tiến, tỉnh Thanh Hóa), bàn giao kinh phí hỗ trợ xây nhà 80 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nghiệp, Doanh nhân CCB tỉnh Thanh Hóa. Chương trình có sự tham dự, phối hợp của Đảng ủy - Hội Đồng nhân dân, UBND - UBMTTQ - Hội CCB và nhân dân địa phương.
Chủ động với các tình huống để thích ứng với già hóa dân số

Chủ động với các tình huống để thích ứng với già hóa dân số

Hiện số người từ 60 tuổi trở lên tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu (nay thuộc TP Hồ Chí Minh) chiếm khoảng 13% dân số khu vực. Ngưỡng “già hóa” liên tục tăng, kéo theo nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thay vì thụ động đối phó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) đã chủ động triển khai những giải pháp căn cơ, toàn diện để không chỉ thích ứng mà còn biến thách thức thành cơ hội, hướng tới một xã hội nhân văn, an toàn và phát triển bền vững.
Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Ông vẫn thường sẻ chia với các thi hữu như vậy trong các kì sinh hoạt chuyên đề bộ môn thơ CLB Thăng Long, Hà Nội. Ông là cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Khoa, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên thơ CLB Thăng Long, hiện ở 33/12 Nguyễn Cảnh Dị, TP Hà Nội.
Ngôi nhà chung ấm tình đồng đội

Ngôi nhà chung ấm tình đồng đội

Tháng 6/1992, Ban Đại diện Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Thanh Hóa ra đời; đến tháng 4/2005, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hội Cựu TNXP, ngày 8/7/2005, Đại hội lần thứ nhất nhiệm kì (2005-2010) được tổ chức. Sau đại hội tỉnh, Hội Cựu TNXP các huyện, thị, thành phố, đến xã, phường, thị trấn đã tiến hành đại hội ngay trong năm 2005.
Thanh niên xung phong: Ở mặt trận nào cũng lập công xuất sắc

Thanh niên xung phong: Ở mặt trận nào cũng lập công xuất sắc

Năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào xâm lược miền Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Một lần nữa, Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ chủ trương tổ chức lực lượng TNXP. Ngày 21/6/1965, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 71, quyết định tổ chức lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước.

Tin khác

Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già
LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.

Măng gì rồi cũng... “măng-giê”

Măng gì rồi cũng... “măng-giê”
Ông Nguyễn Lân Hùng, con trai Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân kể: Năm 1970, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức gặp mặt các cộng tác viên. Trong số các đại biểu tham dự, Nguyễn Lân Hùng người trẻ nhất, ông là tác giả cuốn sách: “Trong thế giới cây xanh”, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa in. Tại cuộc họp, Nhà xuất bản Kim Đồng phát động cuộc thi viết với chủ đề: “Vì mầm non đất nước”.

Người cao tuổi gìn giữ hồn dân tộc qua từng câu hát, điệu múa

Người cao tuổi gìn giữ hồn dân tộc qua từng câu hát, điệu múa
Dù tuổi đã xế chiều, nhiều NCT Lạng Sơn vẫn say mê luyện tập văn nghệ, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ những làn điệu then, sli đến nhịp trống dân vũ rộn ràng, phong trào văn nghệ NCT đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều
Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi
Gìn giữ lối sống xanh vừa để rèn luyện sức khỏe, vừa mang lại hiệu quả tận dụng rác thải biến thành tiền lại vừa làm gương cho mọi người noi theo, NCT Quảng Ngãi đã lan tỏa lối sống xanh...

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật. Tại thôn Hồng Nhuệ 2, xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu nhận được sự chỉ đạo sát sao của Cấp ủy, chính quyền, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, là một trong những điểm sáng trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh
Theo Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), mức độ ô nhiễm nhựa gia tăng nhanh chóng là một vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến các khía cạnh môi trường, xã hội, kinh tế và sức khỏe con người.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Thời gian qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động BVMT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Quà tặng của nhân gian

Quà tặng của nhân gian
Như món quà của đời, những bức tranh như phù điêu được khắc thủ công trên giấy từ xơ dừa, qua hàng ngàn áp lực khổ luyện của lửa, của nước, của nắng với sự tài hoa của nghệ nhân đã hóa thân thành tác phẩm nghệ thuật khác lạ, duy nhất và đầy sắc sảo…

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu
Thực hiện các đề án, chương tình về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, bằng các chương trình hỗ trợ sinh kế, thời gian qua, các cấp chính quyền ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện giúp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, bằng các sản vật đặc trưng của vùng núi...

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi
Trong những chuyến đi của nghề viết báo, tôi được cùng người cao tuổi nông dân trải nghiệm những điều gần gũi, mộc mạc ở chốn ruộng đồng. Đó là những bài học bổ ích, là “tư liệu sống” cho trang viết, là những điều được chắt lọc từ sự dày dạn của người cao tuổi nông dân quanh năm một nắng hai sương...

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”
Nói sao hết nỗi vui mừng khi bài được đăng, nhận được báo biếu. Dừng công việc đang làm, mở báo tìm ngay bài của mình. Đọc đi đọc lại và so sánh với bản nháp, tìm những câu chữ cần sửa để rút kinh nghiệm cho bài sau.

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề
Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài
Trong lần đến thăm Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh, tôi được ông Trần Hữu Quảng, Chủ tịch Hội cho biết, trước đây trong Hội có ông Trần Đình Minh làm cộng tác viên báo, đài Quảng Ninh. Câu chuyện người mù làm cộng tác viên của báo, khiến tôi tò mò. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), tôi tìm đến cộng tác viên đặc biệt này.

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no
Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già

LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.
Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Khánh thành nhà “Nghĩa tình CCB” cho gia đình hội viên CCB Mã Hồng Phàn (thôn 7, xã Tân Tiến, tỉnh Thanh Hóa), bàn giao kinh phí hỗ trợ xây nhà 80 triệu đồng
Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…
Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Ông vẫn thường sẻ chia với các thi hữu như vậy trong các kì sinh hoạt chuyên đề bộ môn thơ CLB Thăng Long, Hà Nội. Ông là cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Khoa, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên thơ CLB Thăng Long, hiện ở 33/12 Nguyễn Cảnh Dị, TP Hà Nội.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.
Phiên bản di động