Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nghiên cứu - Trao đổi 06/07/2024 09:51
Nguồn nhân lực là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có đủ điều kiện, khả năng tham gia lao động, bao gồm tài lực, thể lực và trí lực. Ở nước ta hiện nay, với 100 triệu dân có gần 53 triệu lao động (53%) từ 15 tuổi trở lên nhưng lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp mới xấp xỉ 27% (khoảng 14 triệu người), thua xa các nước trong khu vực nên năng suất lao động thấp…
Theo chỉ số vốn nhân lực (HCI) của Việt Nam, trong mấy năm qua có sự cải thiện nhưng kĩ năng của người lao động còn nhiều hạn chế, với 46/100 điểm (xếp thứ 103 trên thế giới), trong khối ASEAN chỉ cao hơn Indonesia, Lào và kém xa so với Singapore, Mailaisia, Philippine, Thái Lan.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nguồn nhân lực Việt Nam “vừa thừa, vừa thiếu”. Thừa số lượng lao động giá rẻ, thiếu lực lượng lao động tay nghề chuyên môn cao. Cơ cấu lao động chưa hợp lí, cả về trình độ và phân bổ theo khu vực. Nguồn lao động chất lượng cao có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền, giữa một số ngành, lĩnh vực. Đó là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp so với thế giới và khu vực.
Nguyên nhân có nhiều nhưng trước hết ở cấp độ vĩ mô. Trong ba đột phá chiến lược thì đột phá trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đồng bộ với hệ thống chính sách, chương trình đào tạo, tuyển dụng, sử dụng nhân tài. Nhiều năm qua, đột phá về đào tạo nguồn nhân lực không rõ nét, chưa cân đối với đột phá về thể chế và phát triển hạ tầng. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng tốc độ chậm: Năm 2011, tỉ lệ này là 15,4%, đến năm 2020 chỉ đạt 24,1% và hiện nay gần 27%. Theo tổ chức PPP, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD/người, chỉ bằng 11,3% của người lao động Singapore, bằng 23% của Hàn Quốc, 59% của Trung Quốc. Do năng suất lao động tăng cao, thu nhập bình quân đầu người của họ cao hơn nhiều so với Việt Nam: Singapore là 88.450 USD; Hàn Quốc là 56.709 USD …
Lực lượng lao động ở nước ta với 53 triệu người thì thì khu vực thành thị chiếm 37,5%, còn là ở nông thôn; trong tổng số đó tham gia lực lượng lao động năm 2023 chỉ chiếm 68,9%, hơn 38/53 triệu người chưa qua đào tạo. Còn người lao động đã qua đào tạo bị lãng phí lớn bởi không làm việc được, có hàng chục nghìn cử nhân thất nghiệp, rất nhiều người phải chạy xe ôm, bán hàng thuê…
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) bùng nổ nhanh, mạnh mẽ trên toàn cầu. Hơn lúc nào hết, phải đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tăng nhanh năng suất lao động, thực hiện mục tiêu thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Muốn vậy, tốc độ tăng trưởng phải liên tục duy trì mức 6,5-7 %/năm trong hơn 20 năm tới. Muốn đạt tăng trưởng bền vững, vấn đề tăng trưởng năng suất lao động là nhân tố quyết định. Mục tiêu ấy chỉ có thể thành hiện thực khi đẩy mạnh đột phá trong chiến lược về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu trong việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài vai trò chủ đạo về đào tạo và sử dụng lao động thì các ngành này còn là cầu nối giữa nhà trường với doanh nghiệp, dẫn dắt cơ sở đào tạo “bắt tay” với doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp sinh viên ra trường đáp ứng ngay được nhu cầu của doanh nghiệp, giảm thời gian đào tạo lại. Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, đưa sinh viên vào doanh nghiệp thực tập, rồi tuyển dụng sinh viên là hướng đi nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả sử dụng lao động. Liên kết đó là cách giải quyết tốt nhất chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nâng tầm các trường đại học và doanh nghiệp, giảm mạnh lãng phí trong đào tạo.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đi đôi với thực hiện chuyển đổi số, yêu cầu cốt lõi là các ngành, lĩnh vực ưu tiên và nỗ lực thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ. Quá trình này, đòi hỏi rất quyết liệt của hệ thống giáo dục - đào tạo, với việc thay đổi tư duy, phương pháp quản lí giáo dục, phương pháp dạy, đổi mới giáo trình, tăng cường thực hành, thực nghiệm, gắn với số hoá. Mặt khác, cũng cần đào tạo, đào tạo lại kĩ năng lãnh đạo, quản lí chuyển đổi số cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đào tạo, nâng cao kĩ năng số cho người lao động tại doanh nghiệp, người dân để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục, đào tạo thông qua công nghệ số.
Cùng với nhiệm vụ đào tạo, Nhà nước cần có những chính sách chuyên biệt về đãi ngộ, nuôi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo trong nước và nước ngoài, khuyến khích và thu hút người lao động trình độ cao từ các nước phát triển, du học sinh trở về, góp phần giải quyết bài toán mất cân đối trong nguồn lực lao động. Đồng thời, có chương trình tham gia đào tạo từ các doanh nghiệp, doanh nghiệp đặt hàng đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, các đơn vị sự nghiệp công lập. Cần phối hợp chặt chẽ cơ quan Nhà nước, cơ sở đào tạo với doanh nghiệp tư nhân, nơi sử dụng nhiều nhất nguồn lao động. Thị trường lao động cần linh hoạt, cho phép người lao động chuyển dịch từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác để phát huy năng lực, sáng tạo.
Trong nền kinh tế đang phát triển, nhiều ngành, lĩnh vực thiếu trầm trọng người lao động có trình độ, tay nghề cao. Đặc biệt, ngành vi mạch bán dẫn, có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới với quy mô thị trường toàn cầu, đang tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng (2021) xác định: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lí và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục và đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo” là một trong ba đột phá chiến lược. Từ đó, Đảng đặt ra yêu cầu phải “Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỉ luật, kỉ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kĩ năng sống, kĩ năng làm việc, có trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu)” nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo đảm cho tăng trưởng bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, đất nước phát triển nhanh, bền vững trong thời kì mới…