Thành công từ tâm huyết, tình cảm và trách nhiệm với NCT

Nhịp sống văn hóa 22/05/2025 17:57
Đoàn đến đây đã 18g30 do trời mưa, đường đi nhỏ, gồ ghề nên phải qua xe trung chuyển cách hơn 8km mới đến được chùa, do đó nên chỉ mới phát được một số quà, có một phật tử trong đoàn tặng thêm 80 bao thư (30.000đ/bao) giao cho bà Nguyễn Thị Kiểm, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, đại diện nhận rồi phát sau cho dân. Mặc dù bị mưa ướt ai cũng lạnh nhưng được sự tiếp đón nồng hậu của ông Nguyễn Văn Hùng Cưng, Phó Chủ tịch UBND xã và lãnh đạo Uỷ ban MTTQ xã nên ai cũng ấm lòng.
![]() |
Cổng chùa Phước Sơn |
Chùa Phước Sơn tọa lạc tại ấp 5, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Chùa do ông Tô Văn Hiếu, pháp danh là Hòa thượng Bổn Sư Quí Tam Trung Thượng Khánh Hạ Hòa xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Do ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai nên chùa nhiều lần bị tàn phá, nhưng sau mỗi lần hư hỏng đều được nhân dân xây cất lại. Đến nay, chùa tọa lạc trên gò đất cao ráo, có cảnh quan đẹp, gồm: Cổng Tam Quan, hai bên có 2 tượng Hộ Pháp; Chánh Điện, bên trái nhìn vào có tượng Quan Âm, chính giữa có tượng Di Lặc và tượng Quan Âm, phía bên phải có tượng Địa Tạng, phía bên trong Chánh Điện đặt nhiều tượng Phật; Hậu tổ, phía trước là 3 bàn thờ Phật, chính giữa phía sau thờ sư thầy (Tổ), phía trái là bàn thờ Bác Hồ, phía bên phải là 3 phòng tăng nghỉ; phía sau hậu tổ là nhà bếp và nhà ăn.
![]() |
Tác giả và Đại đức Thích Lệ Từ |
Theo hồ sơ đang lưu giữ tại Ban Quản lý di tích tỉnh Tiền Giang, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chùa Phước Sơn là cơ sở cách mạng quan trọng của xã Mỹ Thành Nam và huyện Cai Lậy. Đây là nơi được sử dụng làm xưởng cơ khí để chế tạo vũ khí tự tạo lựu đạn, đạp lôi, cũng là nơi trú ẩn của các ông: Đỗ Huy Rừa - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307 (1948 - 1949), ông Sáu Phú - Tiểu đoàn 261 (Khu 8), ông Phan Văn Trọng (Bảy Trọng), ông Trần Văn Mầu (Sáu Mầu), ông Đồng Văn Mão (Năm Mão), ông Nguyễn Văn Sanh, ông Nguyễn Văn Gần, bà Tư Kim… Vì vậy, các trụ trì chùa thường là cán bộ cách mạng của ta như: Ông Nguyễn Văn Xanh (Sanh) pháp danh Từ Thinh - ông là dân công hỏa tuyến thuộc Tiểu đoàn 307, ông Nguyễn Văn Dành (Vành) pháp danh Nguyên Ngộ - ông tham gia công an Việt Minh và đến năm 1960, do ông Nguyễn Văn Tâm (tham gia X12, thuộc Y1 Quân y đóng tại xã Mỹ Thành) pháp danh Thích Nguyên Chí làm trụ trì.
![]() |
Các tác giả trong chuyến đi |
Trong những sự kiện cách mạng gắn liền với Chùa Phước Sơn, tiêu biểu nhất là sự kiện xảy ra năm 1949, nơi đồng chí Đỗ Huy Rừa - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307 trú ẩn tại chùa để chỉ huy lực lượng ta chống địch càn quét. Theo Lịch sử Đảng bộ xã Mỹ Thành Nam (1930 - 2010): Cuối tháng 6/1949, phát hiện Tiểu đoàn 307 của ta về đóng trên địa bàn, địch tập trung lực lượng càn vào Phủ Huyện, kinh 10, kinh Chà Là. Ngày 27/6, hơn 500 quân địch được máy bay, tàu chiến và pháo binh yểm trợ tiến quân vào lùng sục khắp nơi. Tiểu đoàn 307 vẫn bí mật ém quân chờ thời cơ xuất kích phá vòng vây. Đến chiều, khi bọn địch mệt mỏi, lơ là mất cảnh giác, bộ đội ta bắt đầu tấn công. Sau khi tiêu diệt khoảng 50 tên địch, bộ đội ta rút về hướng Xoài Tư. Vừa đến Xoài Tư, thì địch từ Phủ Huyện kéo xuống, từ Ngã Sáu tiến vào tạo thành hai gọng kìm siết chặt. Trước tình thế hiểm nguy đó, bộ đội Tiểu đoàn 307 quyết chiến phá vòng vây lần thứ hai để rút về hướng Ban Dầy. Phối hợp với Tiểu đoàn 307, du kích Mỹ Thành và du kích liên xã đã anh dũng ngăn cản giữ chân địch, tạo điều kiện cho bộ đội rút lui an toàn. Đây là một trận chống càn lớn nhất từ trước tới nay, địch bị thiệt hại gần 1 đại đội. Về phía ta có một số đồng chí hy sinh, trong đó có đồng chí Đỗ Huy Rừa, Tiểu đoàn trưởng.
Chùa Phước Sơn là di sản văn hóa tồn tại hơn 100 năm, là vật chứng cho việc hình thành và phát triển vùng đất Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy từ thế kỷ XIX đến nay. Vì vậy, để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là giáo dục truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã công nhận Chùa Phước Sơn là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh vào ngày 13/12/2018. Thầy trụ trì hiện nay là Đại đức Thích Lệ Từ, ông luôn quan tâm đến người có hoàn cảnh khó khăn, tạo nhiều mối quan hệ rộng với nhiều địa phương nên đoàn chúng tôi mới biết được.