Phấn đấu giảm một nửa số hộ nghèo giai đoạn 2021-2025

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình). Điểm đáng chú ý giai đoạn này là nâng chuẩn nghèo thu nhập và bổ sung tiêu chí việc làm từ năm 2022. Dự kiến số hộ nghèo và cận nghèo mới sẽ gần xấp xỉ với số hộ nghèo và hộ cận nghèo đầu giai đoạn 2016-2020, gấp 2,5 lần so với cuối năm 2021 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Tô Đức, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐTBXH) xung quanh chủ đề này.

Thưa ông, căn cứ nào để Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục kiến nghị thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025?

Việc đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là rất cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm phát huy những thành tựu, khắc phục hạn chế và giải quyết một số nội dung mới lĩnh vực giảm nghèo.

Cụ thể tiếp tục giải quyết các vấn đề mà Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 chưa thực hiện xong như: Nhiều huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Các địa phương này là vùng “lõi nghèo”, có địa hình hiểm trở, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng còn khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao, một số nơi có tỷ lệ hộ nghèo còn trên 40% như huyện Mường Nhé (Điện Biên) là 59,97%, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) là 51,74%, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) là 42,21%, huyện Đồng Văn (Hà Giang) là 41,96%. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững tại một số địa phương; tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh còn cao do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, ốm đau.

Phấn đấu giảm một nửa số hộ nghèo giai đoạn 2021-2025
Ông Tô Đức, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo.

Phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, có sinh kế, thu nhập không bền vững, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận và cạnh tranh trên thị trường lao động, việc làm. Hiệu quả kết nối giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, nhà ở, giảm nghèo về thông tin, cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo còn hạn chế;

Nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn dàn trải, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; nhiều công trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa bàn nghèo có quy mô nhỏ nên hiệu quả sử dụng, tác động đến đời sống dân sinh, phục vụ sản xuất còn hạn chế;

Giải quyết một số nội dung phát triển kinh tế - xã hội mới, cấp bách, cần đầu tư công của quốc gia. Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, cả nước có khoảng 14% hộ dân cư có thu nhập dưới mức sống tối thiểu, tương ứng với khoảng 3,8 triệu hộ; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo khoảng 8% (2,2 triệu hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 6% (1,6 triệu hộ). Do vậy, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đòi hỏi phải có nguồn lực lớn để tập trung giải quyết;

Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, xu thế đô thị hoá, xu hướng già hóa dân số, chênh lệch về thu nhập và mức sống, tình trạng di cư lao động đặt ra những thách thức rất lớn đối với người nghèo trong việc tiếp cận các cơ hội học tập, đào tạo kỹ năng nghề, tìm kiếm việc làm, sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập;

Về thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, trong đó có các mục tiêu là “Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng; giảm bất bình đẳng trong xã hội”.

Việc đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là giải pháp quan trọng nhất, quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ về giảm nghèo đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Đối tượng thụ hưởng và phạm vi chương trình thực hiện ra sao, thưa ông?

Đối tượng hướng đến của Chương trình là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi cả nước. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;

Cùng với đó là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và vùng nghèo, vùng khó khăn; Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã tại vùng nghèo, vùng khó khăn; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Ông có thể cho biết mục tiêu cụ thể của Chương trình giai đoạn từ nay đến năm 2025?

Về mục tiêu tổng quát, Chương trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Một số mục tiêu cụ thể như tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.

Phấn đấu giảm một nửa số hộ nghèo giai đoạn 2021-2025
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung báo cáo Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV..

Các kết quả và chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025 gồm có phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia; 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, cầu, hạ tầng điện, công trình thủy lợi.

Chương trình sẽ hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 1.000 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập; 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo;

Điểm đáng chú ý, Chương trình phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 cùng với hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội góp phần giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.

Cụ thể, theo đó, với chiều thiếu hụt về việc làm phấn đấu 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm; Có ít nhất 100.000 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công; Có ít nhất 9.500 người lao động thuộc các huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được hỗ trợ đào tạo; trong đó, có khoảng 5.700 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ít nhất 80% hộ gia đình có người đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo). Hỗ trợ 1.200 người lao động tham gia các khóa đào tạo nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.

Với chiều thiếu hụt về y tế sẽ có 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 34%.

Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo, tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%; Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 25%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

Chiều thiếu hụt về nhà ở, Chương trình thực hiện hỗ trợ nhà ở cho ít nhất 100.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh phấn đấu 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 60% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Chiều thiếu hụt về thông tin có 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.

Để thực hiện những mục tiêu này, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững sẽ huy động nguồn kinh phí như thế nào, thưa ông?

Chương trình gồm 7 dự án bao gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.

Phấn đấu giảm một nửa số hộ nghèo giai đoạn 2021-2025
Hộ vay được nhận tiền giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Riềng tại điểm giao dịch tại xã Long Hà.

Nguồn lực thực hiện Chương trình gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đóng góp của đối tượng hưởng lợi và các nguồn xã hội hóa khác.

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách trung ương: 48.000 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển 20.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 28.000 tỷ đồng) (chiếm 64%); Vốn ngân sách địa phương là 12.690 tỷ đồng (chiếm 16,92%); Huy động hợp pháp khác 14.310 tỷ đồng (chiếm 19,08%).

Chính phủ có giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình bảo đảm hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Tổ trưởng Tổ công tác là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; kiện toàn Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đảm bảo không phát sinh biên chế hiện có của Bộ. Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thực hiện nhiệm vụ giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương và trực tiếp giúp việc Tổ trưởng Tổ công tác về quản lý, điều phối, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Xin cảm ơn ông!

Quảng Bình: Bắt đối tượng làm giả hồ sơ bệnh hiểm nghèo để hoãn thi hành án phạt tù Quảng Bình: Bắt đối tượng làm giả hồ sơ bệnh hiểm nghèo để hoãn thi hành án phạt tù

Lợi dụng danh nghĩa làm từ thiện, hỗ trợ kinh tế cho một số bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo phải điều ...

Hội Chữ thập đỏ TP Thủ Đức dành gần 30 tỷ đồng chăm lo cho hoạt động xã hội nhân đạo Hội Chữ thập đỏ TP Thủ Đức dành gần 30 tỷ đồng chăm lo cho hoạt động xã hội nhân đạo

Ngày 5/1/2021, Hội Chữ thập đỏ TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Chữ thập đỏ và ...

Theo Báo Tin tức

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vấn đề cốt lõi của thị trường bất động sản

Vấn đề cốt lõi của thị trường bất động sản

Để phát triển ổn định, thị trường bất động sản (BĐS) phát triển cần huy động nguồn lực từ các kênh, như: Đầu tư trực tiếp, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, ngân sách nhà nước, vốn tự có của người dân, doanh nghiệp… trong đó, vốn tín dụng chỉ là một trong các kênh cần có để thị trường BĐS phát triển.
Suy ngẫm về hai lần sinh nhật của Bác Hồ

Suy ngẫm về hai lần sinh nhật của Bác Hồ

Trong cuộc đời của Bác Hồ có hai lần sinh nhật rất đặc biệt. Lần thứ nhất vào ngày 19/5/1946, Bác chủ động tổ chức.
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Đây là điểm nhấn rất quan trọng, trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Một số người cố tình không hiểu, hoặc cố ý làm rối rắm vấn đề đã nêu nhiều ý kiến, đại loại như: Đã là "cơ chế thị trường" thì cứ thế mà đi, còn "định hướng" gì nữa, hay là chủ nghĩa xã hội chưa có mô hình...
Mãi mãi giương cao ngọn cờ tư tưởng bất diệt

Mãi mãi giương cao ngọn cờ tư tưởng bất diệt

Đã 106 năm trôi qua nhưng tiếng đại bác trên chiến hạm Rạng Đông ngày 7/11/1917, mở đầu “10 ngày rung chuyển thế giới”, (tên tác phẩm của Giôn-rít, Mỹ) vẫn còn vang vọng toàn cầu. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt vĩ đại, mở ra thời đại quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam chưa có ai được ca ngợi, đề cao nhiều như lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Tin khác

Để học sinh chọn nghề, lập nghiệp thành công

Để học sinh chọn nghề, lập nghiệp thành công
Bên cạnh lựa chọn đại học để theo đuổi ước mơ, những năm gần đây, có không ít học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở đã quyết định học nghề, với mong muốn lập nghiệp sớm.

Đại đoàn kết toàn dân tộc theo lời dạy của Bác Hồ

Đại đoàn kết toàn dân tộc theo lời dạy của Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 120). Bởi vậy, đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Tích hợp văn hóa Đông - Tây với lí tưởng XHCN - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Tích hợp văn hóa Đông - Tây với lí tưởng XHCN - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Tích hợp Văn hoá Đông - Tây với lí tưởng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở truyền thống văn hoá dân tộc, phải kể đến anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969)...

Chính sách xã hội bao trùm, tiến bộ và công bằng xã hội

Chính sách xã hội bao trùm, tiến bộ và công bằng xã hội
Chính sách xã hội là hệ thống cơ chế, chính sách bao gồm chương trình, giải pháp của Đảng, Nhà nước bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội mang tính bao trùm, toàn diện nhằm góp phần đổi mới, phát triển đất nước phồn vinh và thể hiện tính ưu việt của chế độ.

Cần tư duy lại nền nông nghiệp

Cần tư duy lại nền nông nghiệp
Cần tư duy lại nền nông nghiệp theo hướng chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, từ sản lượng sang số lượng để không còn câu chuyện “được mùa rớt giá, được giá mất mùa” hoặc “giải cứu nông sản”.

Vai trò của Stalin trong thắng lợi của Liên Xô trước phát xít Đức

Vai trò của Stalin trong thắng lợi của Liên Xô trước phát xít Đức
Sau khi Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924) qua đời, Iosif Vissarionovich Stalin (1878-1953) trở thành người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô. Stalin đã có công lao to lớn trong việc xây dựng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và xây dựng hệ thống XHCN trên thế giới.

Vai trò “trụ cột” của NCT trong gia đình

Vai trò “trụ cột” của NCT trong gia đình
Với vị thế “cây cao bóng cả”, NCT là trụ cột tinh thần, người “cầm trịch” cho gia đình phát triển. NCT có vai trò rất lớn trong việc hình thành những giá trị văn hoá gia đình, là người chọn lọc, phát triển và truyền lại những giá trị văn hoá tốt đẹp ấy cho các thế hệ...

Vai trò “trụ cột” của người cao tuổi trong gia đình

Vai trò “trụ cột” của người cao tuổi trong gia đình
Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh trên thế giới. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038, nhóm người từ 60 tuổi trở lên sẽ đạt khoảng hơn 21 triệu người, chiếm 20% tổng dân số. Tỉ lệ này sẽ tăng lên 25%, tương đương 27 triệu người vào năm 2050. Do đó, sự ảnh hưởng của NCT đối với cộng đồng càng lớn...

Nam Định 60 năm thực hiện lời dạy của Bác

Nam Định 60 năm thực hiện lời dạy của Bác
Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 5 lòng người dân Thành Nam lại bâng khuâng nhớ Bác - Nhớ không chỉ là ngày sinh nhật của Người mà còn là lần cuối cùng được đón Bác về thăm...

V.I.Lênin với tầm nhìn đổi mới và sáng tạo

V.I.Lênin với tầm nhìn đổi mới và sáng tạo
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”1. Tầm nhìn đổi mới và sáng tạo của V.I.Lênin thể hiện rõ nhất từ việc Người lãnh đạo thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và sau đó là sự thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu xóa bỏ chế độ người bóc lột người...

Đội ngũ trí thức trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Đội ngũ trí thức trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) xác định: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Giới trí thức bao gồm các kĩ sư, kĩ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, kiến trúc sư, nghệ sĩ, cán bộ giảng dạy, người làm công tác nghiên cứu khoa học, một bộ phận công chức, viên chức quản lí Nhà nước…

Một số bài học và kiến nghị về xây dựng và quản lí Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT

Một số bài học và kiến nghị về xây dựng và quản lí Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT
Điều 7 Luật NCT năm 2009 quy định Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT là Quỹ xã hội từ thiện được hình thành từ sự đóng góp tự nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác. Việc thành lập, hoạt động và quản lí Quỹ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Sự nguy hại của “Hội chứng tâm lí đám đông”

Sự nguy hại của “Hội chứng tâm lí đám đông”
Hồi còn nhỏ, tôi thường bị bố đánh đòn chỉ vì theo bạn mải chơi hay hùa theo bạn nghịch ngợm toàn những trò tai quái. Ở chốn thôn quê nơi tôi sinh ra, ngày trước nhà cửa xen lẫn với ao hồ, ruộng đồng, cồn bãi, cây gạo đầu làng, bờ tre quanh xóm, rồi mái đình thâm nghiêm, cổ kính…, toàn những không gian để người ta có thể mặc sức tưởng tượng ra những chuyện huyền ảo, truyền miệng nhau rồi tin là có thật.

Đánh thức những giá trị du lịch độc đáo của Vĩnh Long

Đánh thức những giá trị du lịch độc đáo của Vĩnh Long
Nằm ở vị trí khá đặc biệt giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long sở hữu lợi thế địa lí và tài nguyên nhân văn rất phong phú...

Đồng chí Lê Duẩn với công tác đối ngoại

Đồng chí Lê Duẩn với công tác đối ngoại
Là một nhà lí luận, nhà tư tưởng, lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động