Nông nghiệp sinh ra... Tết

Do nhu cầu canh tác nông nghiệp, người Việt cổ đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thời”. Trong đó, quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kì canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán. Sau này, được biết đến là Tết Nguyên đán, tức là Tết của người Việt…

Nông nghiệp sinh ra… Tết

Trước Tết là quãng thời gian chuẩn bị cho mùa vụ mới. Theo “Đại Việt Sử kí Toàn thư”, vào đầu Xuân năm 987, Vua Lê Đại Hành làm lễ tịch điền, cày ruộng để khuyến khích dân chúng trồng trọt, sản xuất. Đó là lễ tịch điền đầu tiên ở Việt Nam được sử sách ghi nhận lại. Các triều đại như Lý, Trần… sau đó rất coi trọng lễ tịch điền. Vào thời nhà Nguyễn, Vua Gia Long quy định ruộng tịch điền và Vua Minh Mạng khôi phục nghi lễ này và coi như một đại lễ quan trọng. Sau nghi lễ, vua là người đầu tiên xuống ruộng cày, ba lần đẩy cày đi, ba lần đẩy cày lại, sau đó đến các vị hoàng công thân phiên cày năm lần rồi đến bá quan văn võ mỗi người cày chín lần, cuối cùng là các vị kì lão hương thôn và lão nông... cho đến khi kết thúc.

Bên cạnh đó là lễ Tiến Xuân được tổ chức vào tiết Lập Xuân. Lễ Tiến Xuân được chú trọng tổ chức nhằm mục đích khuyến nông, cầu nguyện cho thời tiết hanh thông, mùa màng thuận lợi. Vào thời Lê - Trịnh, ở Thăng Long cứ đến lễ Tiến xuân, dân chúng nô nức đi hội. Dưới thời nhà Nguyễn, hai cơ quan là Khâm Thiên giám và Võ khố sẽ lấy nước và đất ở phương thần Tuế đất rồi nặn hình 3 con trâu cùng 3 vị thần chăn trâu (Mang thần) với hình tượng đứa bé. Mỗi con trâu đất thân cao 4 thước, dài 8 thước tượng trưng cho 4 mùa và 8 tiết, đuôi dài 1 thước 2 tấc để tượng trưng 12 tháng. Mang thần cao 3 thước, 6 tấc, 5 phân để tượng trưng 365 ngày; cái roi làm bằng cành liễu, dài 2 thước 4 tấc để tượng trưng 24 khí trong năm. Sáng sớm ngày Lập xuân, các quan đại thần mặc triều phục rước trâu đất và Mang thần với đủ nghi trượng, tàn, lọng cùng nhã nhạc, đi vào Hoàng thành đứng đợi. Đến giờ, Nội giám tiếp nhận tiến lên nhà vua. Xong việc, các quan đều lui ra. Quan phủ Thừa Thiên về phủ thự đưa trâu đất ra đánh 3 roi để tỏ ý khuyên việc cày cấy, khuyến khích nông nghiệp. Sách “Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ” ghi lại rằng: “Mang thần và trâu đất là lễ đời cổ để khuyên cày, lại là việc đầu Xuân, có quan hệ đến gốc lớn của sinh dân... nguyên là ý chăm việc làm ruộng, khuyên bảo, giúp đỡ, ở Kinh thành đã cử hành trước thì các địa phương cũng nên tuân làm tất cả...”.

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt

Thời phong kiến, con trâu là sức kéo trong nông nghiệp nên rất được bảo vệ. Năm 1123, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu nhắc nhở: “Trâu là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm không được giết trâu ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật”. Luật Hình thư (thời Lý), Hình luật (thời Trần) đều có những điều khoản cụ thể quy định hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trâu bò. Những nhà láng giềng biết mà không tố giác cũng bị trừng phạt.

Tiếp đó là Tết, ngày lễ hội lớn của người Việt cổ nhằm đón mừng một vụ mùa nông nghiệp mới. Về bản chất, Tết là khoảng thời gian người nông dân được nghỉ ngơi, vui chơi trước khi bắt đầu một chu kì canh tác, gieo trồng mới. Bên cạnh đó, bữa cơm ngày thường của người Việt xưa, đặc biệt là người nông dân, luôn thiếu thốn. Cho nên, ăn Tết với đầy đủ vật chất (nhà cửa tươi mới, bàn thờ được lau dọn sạch sẽ, trang trí thêm cành đào, cành mai, nụ tầm xuân…), nhiều món ngon vật lạ (bánh chưng, bánh dày, bánh tét, dưa món, mứt, thịt heo…) là ước mơ về sự đủ đầy trong cả năm.

Chúng ta đừng nên coi Tết là một cái gì to tát lắm mà hãy coi đó là những ngày “nông nhàn” của người nông dân thì sẽ dễ đồng cảm. Thậm chí, trong các ngày “nông nhàn” là Tết, một bộ phận nông dân còn trở thành người buôn bán ở chợ hoặc trở thành người thợ thủ công để kiếm thêm thu nhập. Đó chính là nguồn gốc của các khu chợ chỉ họp vào ngày Tết Âm lịch, như Phiên chợ Thiều (Thanh Hóa), chợ đình Bích La (Quảng Trị), chợ Gia Lạc (Huế), chợ Gò (Bình Định)... Như vậy, Tết là đặc trưng của văn hóa Việt cổ và là Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Nấu bánh chưng, bánh dày, bánh tét, ăn trầu cau… là những nét độc đáo vào ngày Tết của người Việt cổ còn lưu lại đến tận bây giờ.

Tết ta khác Tết Tây, Tết Trung Quốc như thế nào?

Trong khi đó, ngày 1/1 Dương lịch - Ngày Năm mới (New Year's Day) ở phương Tây chỉ đơn giản là ngày đầu tiên của tháng Một (January). Đó là vị thần Janus, được phác họa có hai đầu, một trông về phía trước, một trông về phía sau, biểu tượng cho sự chuyển giao giữa cái cũ và cái mới. Dân ta hay gọi là Tết Tây để phân biệt với Tết ta.

Năm mới ở Trung Quốc bắt đầu bằng việc xua đuổi con “Niên” (năm). Theo truyền thuyết, ngày xưa ở Trung Quốc có con thú dữ gọi là “Niên”, trên đầu mọc sừng, hết sức hung dữ. Con “Niên” quanh năm suốt tháng sống dưới đáy biển, cứ đầu năm mới thì lên bờ để giết súc vật và hại người. Tuy nhiên, con vật này sợ tiếng ồn nên người Trung Quốc đã dùng pháo tre trúc và pháo nổ đốt để xua đuổi. Bởi vậy, những ngày đầu năm trong tâm thức của người Trung Quốc xưa là một nỗi sợ chứ không phải là mừng vụ mùa như người Việt cổ.

Khổng Tử (511 - 479 TCN) là nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa. Trong sách “Kinh Lễ”, ông viết: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.

Sách “Giao Chỉ chí” của Trung Quốc cũng có đoạn viết về Tết Nguyên đán: “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”.

Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là nhà nước đầu tiên của người Việt. Văn Lang có nghĩa là cộng đồng người lập nghiệp bên lưu vực những con sông. Sách “Giao Châu ngoại vực kí” cũng chép rằng: “Ở thời xưa Giao Chỉ chưa có quận huyện thì đất đai có ruộng Lạc, ruộng ấy theo nước triều lên xuống mà làm. Dân khẩn ruộng ấy mà làm ăn nên gọi là dân Lạc. Đặt Lạc Vương Lạc hầu làm chủ các quận huyện. Các quận huyện phần nhiều là Lạc tướng”. Tài liệu này cho thấy dân ta thời các Vua Hùng làm ruộng Lạc. Từ ruộng Lạc mà cư dân gọi là Lạc dân, vua quan cũng mang danh hiệu đó: Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc vương. Lạc vương chính là Hùng Vương. Ngoài ra, nghề nông của người Việt dưới thời các vua Hùng cũng được phản ánh trong truyện bánh chưng bánh dày, truyện dưa hấu, truyện trầu cau…

Nguyễn Văn Toàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Trong dòng chảy số của thời đại 4.0, phim về đề tài chiến tranh vẫn có những tiềm năng để phát huy hết giá trị. Tuy nhiên vẫn có những điểm nghẽn khiến việc đầu tư làm phim và phổ biến rộng rãi đến công chúng gặp nhiều khó khăn.
Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Ngày 7/5/2024, tại tỉnh Điện Biên diễn ra Lễ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) quy mô cấp quốc gia với lễ diễu binh, diễu hành của 12.000 người, có pháo lễ, không quân bay chào mừng, các khối nghi trượng, lực lượng Quân đội, Công an, Dân công hoả tuyến trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đông đảo Nhân dân vùng Tây Bắc.
Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.
Đọc lại hồi kí  “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Đọc lại hồi kí “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Hồi kí “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do nhà văn Hữu Mai thể hiện là một hiện thực rộng lớn gồm nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa điểm, nhiều thời điểm khác nhau. Nhân kỉ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024, chúng tôi xin được góp chút suy nghĩ và sự thán phục tài cầm quân của vị Đại tướng huyền thoại…
Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

80 năm trước, vào ngày 24/5/1944, biết không thể khuất phục được người tù cộng sản Hoàng Văn Thụ nên thực dân Pháp đã đưa ông ra trường bắn. Năm đó ông vừa tròn 35 tuổi.

Tin khác

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) là ngày lễ quan trọng nhất của người lao động toàn thế giới. Đó là ngày tôn vinh, bảo vệ những người công nhân, đồng thời để giai cấp vô sản biểu dương sức mạnh của mình. Tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động mãi mãi đồng hành với ước mơ của giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới về một xã hội không có áp bức, bóc lột.

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng
Trung đoàn 1 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đơn vị trực thuộc được thành lập ngày 15/3/1965, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tháng 6/1965, Trung đoàn lên đường vào miền Nam chiến đấu.

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”...

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu
Cuộc đời đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng dù dừng lại ở tuổi 27 nhưng thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng và chí khí, cốt cách của người cộng sản trẻ tuổi ấy với câu nói nổi tiếng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian và là hình mẫu để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ và nhân dân học tập noi theo; mãi mãi là niềm tự hào của hai miền quê Hà Tĩnh và Phú Yên...

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình
Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là vấn đề cần được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đó là sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hi sinh cho con cái; tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp
Khi chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với quân ta tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã xuất phát từ ưu thế vượt trội về quân sự; đồng thời, ỷ vào khả năng tiếp tế hậu cần hơn hẳn đối phương.

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại
Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng
Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam
Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975
Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động