Bánh chưng Giang Sơn Đông đạt sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023

Nếu như ai một lần đi qua dốc Truông Dong, xóm Tân Thịnh, xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An để một lần được thưởng thức chiếc bánh chưng nóng hổi ở đây, mọi người hẳn sẽ nhớ mãi hương vị thơm ngon được làm từ gạo nếp, nhân đỗ xanh, thịt lợn sạch cùng tiêu, hành… Nhờ làm nghề bánh chưng mà nhiều hộ gia đình nơi đây trở nên khấm khá, làm giàu nuôi các con ăn học trưởng thành.

Gia đình ông Phan Đình Thành và vợ là Nguyễn Thị Duyên, ở xóm Tân Thịnh, xã Giang Sơn Đông làm nghề bánh chưng tính đến nay đã hơn 3 đời. Ông Thành làm nghề bánh chứng bắt đầu từ khi mới 15 tuổi. Nối tiếp truyền thống gia đình, ông đã đã duy trì và phát triển tốt nghề làm bánh chưng. Hiện nay mỗi ngày gia đình ông làm từ 200 đến 300 chiếc bánh chưng và bánh tét/ ngày. Bánh chưng loại lớn có trọng lượng 1,2kg, bánh tét trọng lượng 1,5kg. Mùa đông, bánh chưng được làm và bán nhiều hơn mùa hè, dịp lễ, Tết bánh chưng lại làm nhiều hơn.

Vợ chồng ông Phan Đình Thành và bà Nguyễn Thị Duyên – Xóm Tân Thịnh – Xã Giang Sơn Đông, Đô Lương ngày đêm gói bánh chưng, bánh tét để phục vụ khách hàng trong dịp Tết .
Ông Phan Đình Thành và vợ là bà Nguyễn Thị Duyên gói bánh chưng, bánh tét để phục vụ khách hàng trong dịp Tết .

Ngay từ đầu tháng 12 âm lịch đến 30 Tết có thể mỗi ngày sản xuất từ 500 đến 1000 chiếc bánh tét, bánh chứng, với giá mỗi bánh chưng loại to 40 ngàn đồng/ chiếc, bánh tét loại to là 50 ngàn đồng/ chiếc. Có ngày làm không kịp cho khách mua và cháy hàng. Ông Thành phấn khởi cho biết: “Bánh chưng của gia đình chúng tôi ngoài bán cho người dân trong huyện, người đi đường còn xuất bán sang huyện Tân Kỳ, Thanh Chương, Nam Đàn, TP Vinh, gửi ra Hài Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội, Bắc Giang và TP Hồ Chí Minh…, Thậm chí người dân còn mua để đưa sang tận Hàn Quốc,Trung Quốc và một số nước khác trên thế giới”.

Ngày thường gia đình gói bánh chưng và bánh tét hết khoảng 40kg gạo nếp, dịp Tết, ngay lễ có khi gói đến 2 tạ đến 2,5 tạ nếp, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 đến 4 lao động có thu nhập ổn định. Đặc biệt dây gói bánh phải bằng dây giang lấy từ rừng về. Sản phẩm bánh chưng của gia đình ông Phan Đình Thành đã được UBND huyện Đô Lương công nhận sản phẩm OCOP, đạt hạng 3 sao năm 2023

Cùng làm nghề bánh chưng như ông Phan Đình Thành, năm nay đã hơn 50 tuổi nhưng bà Võ Thị Hoa, ở dốc Truông Dong, xóm Tân Thịnh có đến 30 năm gắn bó với nghề bánh chưng do mẹ chồng truyền lại. Mỗi ngày, bà Hoa gói 200 chiếc bánh chưng loại to, 100 chiếc bánh tét, 100 chiếc bánh chưng các loại. Xuất bán bánh chưng to 40.000 đồng/chiếc, loại nhỏ 10.000 đồng, bánh tét 50.000 đồng/chiếc.

Một số nguyên liệu để cho ra sản phẩm bánh chưng, bánh tét thơm ngon
Một số nguyên liệu để cho ra sản phẩm bánh chưng, bánh tét thơm ngon

“Nhờ làm nghề bánh chưng mà gia đình tôi khấm khá hơn, chi tiêu hàng ngày thoải mái hơn, đầu tư cho các con ăn học đến nơi đến chốn, không bận tâm về kinh tế, ngoài ra mỗi năm trích một phần chi tiêu để làm từ thiện cho thôn xóm và địa phương. Bà Võ Thị Hoa chia sẻ;

Dịp ngày thường, gia đình chị Hoa mỗi ngày gói bánh hết 30 kg nếp, riêng ngày lễ- tết, mỗi ngày gói 1,5 tạ đến 2 tạ nếp, phải thuê người làm phụ, còn 2 vợ chồng bà và cô con gái trực tiếp gói bánh. Dịp tết làm theo đơn đặt hàng cho khách ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng…Hiện nay đã có khách ở thị xã Hoàng Mai đặt làm 300 bánh chưng loại lớn, 100 bánh tét.

Để có bánh chưng thơm ngon, gia đình bà Hoa và một số hộ gia đình ở dốc Truông Dong thường sử dụng nếp Lào, nếp Thái. Rửa sạch gạo nếp bằng nước sạch để ráo, thêm 1 tới 2 muỗng muối vào gạo và trộn đều tuỳ theo lượng gạo. Đậu xanh xay loại vỏ nấu chín vắt thành viên to, hay nhỏ tuỳ theo mức độ của cái bánh to hay nhỏ. Thịt lợn sạch đặt hàng ở nơi thân quen, có uy tính lâu năm. Bên cạnh đó, nhân bánh phải sử dụng thịt lợn có cả chả và mỡ, bổ sung thêm các loại gia vị như tiêu, hành và một số gia vị khác" Chi Hoa cho biết thêm. Bình thường bánh chưng của người Giang Sơn Đông được nấu trong khoảng thời gian 5 tiếng. Bánh Tết thì phải nấu từ 6 đến 7 tiếng vì khách hàng để lâu hơn, có thể để 14 đến 15 ngày. Về chất đốt, các hộ dân nơi đây thường sử dụng củi. Nhà nào cũng tích trữ củi khá nhiều để sử dụng thường xuyên. Bên cạnh đó, nguyên liệu gói bánh ngoài lá dong rừng hoặc lá dong trồng trong vườn nhà, ngoài sử dụng lá dong còn sử dụng thêm lá chuối.

Bánh phải nấu bằng chất đốt là củi khô
Bánh phải nấu bằng chất đốt là củi khô

Để giảm chi phí, một số hộ còn trồng cả 1 vườn chuối lớn để lấy lá gói bánh. Nghề làm bánh chưng ở xã Giang Sơn Đông hiện nay đang phát triển rất mạnh, ngoài hộ gia đình bà Hoa, chi Vy còn có nhiều hộ gia đình khác như: hộ gia đình anh Phan Đình Thành, bà Nguyễn Thị Hậu, chị Thanh Hà, chị Hà Hùng… Bánh chưng xã Giang Sơn Đông được khách hàng đánh giá có mùi thơm ngon, khi ăn vào miệng miếng bánh mềm dẻo, quyện lẫn mùi thơm bùi bùi của đậu xanh, cộng với vị béo, thơm ngon của miếng thịt mềm từ da cho đến thịt nạc đã được ninh nhừ. Ngày Tết, bánh được ăn kèm với thịt đông, dưa hành, củ kiệu… Các vị ngon ngọt, mềm mại của bánh được bổ sung thêm vị chua ngọt của dưa kiệu, dưa hành. Bánh chưng Giang Sơn Đông - Đô Lương vừa là món ăn phục vụ những người sành ăn và cũng là món ăn dân dã, vừa tiền cho những người dân lao động.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, ở huyện Quỳnh Lưu và Anh Phan Văn Đức, ở xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu - là những người thường xuyên đi bán muối qua dốc Truông Dong cho biết: “Bánh chưng ở đây có mùi vị rất ngon so với nhiều vùng khác tôi đi qua, giá thành lại rẻ, ăn chắc bụng, người dân lao động như chúng tôi không sợ đói bụng khi đi dọc đường, sau khi ăn xong, ít nhất mỗi người cũng phải mua từ 5 đến 6 cặp bánh chưng để sáng sớm mai các con ăn sáng đi học rất tiện và chắc bụng, hoặc biếu cho người thân”. Dịp cuối năm, những hộ làm nghề bánh chưng ở đây lại bận rộn, tất bật ngày đêm với nghề, tuy phải thức khuya dậy sớm, nhưng bù lại đây là nghề cho thu nhập ổn định, tương đối khá so với một số nghề khác.

Hữu Mai – Văn Lý

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật. Tại thôn Hồng Nhuệ 2, xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu nhận được sự chỉ đạo sát sao của Cấp ủy, chính quyền, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, là một trong những điểm sáng trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh

Theo Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), mức độ ô nhiễm nhựa gia tăng nhanh chóng là một vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến các khía cạnh môi trường, xã hội, kinh tế và sức khỏe con người.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Thời gian qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động BVMT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Quà tặng của nhân gian

Quà tặng của nhân gian

Như món quà của đời, những bức tranh như phù điêu được khắc thủ công trên giấy từ xơ dừa, qua hàng ngàn áp lực khổ luyện của lửa, của nước, của nắng với sự tài hoa của nghệ nhân đã hóa thân thành tác phẩm nghệ thuật khác lạ, duy nhất và đầy sắc sảo…
Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu

Thực hiện các đề án, chương tình về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, bằng các chương trình hỗ trợ sinh kế, thời gian qua, các cấp chính quyền ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện giúp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, bằng các sản vật đặc trưng của vùng núi...

Tin khác

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”
Nói sao hết nỗi vui mừng khi bài được đăng, nhận được báo biếu. Dừng công việc đang làm, mở báo tìm ngay bài của mình. Đọc đi đọc lại và so sánh với bản nháp, tìm những câu chữ cần sửa để rút kinh nghiệm cho bài sau.

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề
Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài
Trong lần đến thăm Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh, tôi được ông Trần Hữu Quảng, Chủ tịch Hội cho biết, trước đây trong Hội có ông Trần Đình Minh làm cộng tác viên báo, đài Quảng Ninh. Câu chuyện người mù làm cộng tác viên của báo, khiến tôi tò mò. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), tôi tìm đến cộng tác viên đặc biệt này.

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no
Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…

Người “ghiền” báo giấy giữa thời công nghệ

Người “ghiền” báo giấy giữa thời công nghệ
Trò chuyện với tôi, bà Nguyễn Thị Tâm, 72 tuổi, ở thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, chậm rãi nói: “Mắt tôi yếu rồi, đọc nhanh không kịp hiểu nên phải vừa đọc, vừa ngẫm. Có bài tôi đọc đến ba bốn lần, vẫn thấy hay”; rồi bà cười, nụ cười hồn hậu của người từng trải.

Hiếu thảo với cha mẹ là trách nhiệm của con cái

Hiếu thảo với cha mẹ là trách nhiệm của con cái
Đức Phật dạy: Hiếu thảo với cha mẹ là cái gốc để làm người lương thiện. Không có loại ân huệ nào trên thế giới có thể lớn hơn sự nuôi dưỡng của mẹ cha, không có tình yêu nào trên thế giới này lớn hơn tình yêu giữa cha mẹ và con cái.

Chuyện về gia đình bác sĩ ở huyện Tam Nông

Chuyện về gia đình bác sĩ ở huyện Tam Nông
Cuối năm 1987, sau khi tốt nghiệp khóa y sĩ tại Trường Trung học y tế Đồng Tháp, ông Trần Hữu Trí, sinh năm 1963, kết duyên với bà Lan Hương, quê ở TP Cao Lãnh, bạn học chung trường. Mặc dù, được phân công làm việc tại tỉnh, nhưng vợ chồng ông Trí tình nguyện về huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, và họ được phân công nhiệm vụ tại Trạm y tế xã Phú Hiệp!

Sống lạc lối khiến cuộc đời phải trả giá

Sống lạc lối khiến cuộc đời phải trả giá
Sinh ra ở một vùng quê yên bình, sau khi học hết cấp 3 trường huyện, do không thi đỗ vào đại học, Nam xin bố mẹ cho đi làm nghề mộc ở cơ sở làm đồ gỗ ở cách nhà 5km.

Đoàn TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất tại Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III

Đoàn TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất tại Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III
Ngày 16/6, tại TP. Hà Nội, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng một số cơ quan ở Trung ương và địa phương tổ chức trao giải vòng thi chung kết toàn quốc Hội thi Tiếng hát người khuyết tật lần thứ III năm 2025, với chủ đề ‘‘Tiếng hát từ trái tim”. Đoàn TP. Hồ Chí Minh đạt giải Nhất toàn đoàn,

Phong cách báo chí độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phong cách báo chí độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ của dân tộc, nhà văn hóa lớn của thế giới, Người còn là nhà báo kiệt xuất. Trong hành trình đấu tranh gian khổ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớm xác định báo chí là một vũ khí sắc bén để tiến công kẻ thù và Người đã sử dụng “thành công” vũ khí đó để đạt mục đích lớn lao của cuộc đời mình...

Thủy Xuân - thơm mãi một làng nghề

Thủy Xuân - thơm mãi một làng nghề
Làng hương Thủy Xuân, TP Huế ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Nay làng hương còn trở thành địa điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước...

Hồn quê trong các tác phẩm làm từ tre, trúc

Hồn quê trong các tác phẩm làm từ tre, trúc
Vừa qua, chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình ông Nguyễn Văn Phúc, một “nghệ nhân” ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Ngay từ cổng vào, những tác phẩm được làm từ tre, lồ ô, giang... xuất hiện khắp nơi, từ những góc nhỏ trong nhà cho đến khoảng sân rộng,… trông chẳng khác gì một khu vườn cổ tích.

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo
Hơn 10 năm qua, doanh nhân Đàm Ngọc Yến, chủ Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Quang Hưng (thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ các cấp, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.

Người tiên phong trồng dưa chuột ở Kim Sơn

Người tiên phong trồng dưa chuột ở Kim Sơn
Ông Đặng Văn Điểm, 70 tuổi, ở khu Nhuệ Hổ, phường Kim Sơn, TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là NCT dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư trồng dưa chuột bằng phân hữu cơ mỗi năm cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

Vương vấn những mùa sen

Vương vấn những mùa sen
Quê tôi thuộc vùng chiêm trũng có nhiều đồi núi và đan sen vào đó là những đầm lầy. Hằng năm chỉ cấy được một vụ lúa, thời gian còn lại là nước ngập cục bộ trên những cánh đồng. Thay vì để nước ngập tự phát bỏ không, khoảng hai chục năm trở lại đây, người dân quê tôi đã biết chuyển đổi mục đích cây trồng.
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…
Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Ngày 28/5/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khánh thành cầu nối yêu thương số 117 – Cầu Chà Lắn.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.
Vương vấn những mùa sen

Vương vấn những mùa sen

Quê tôi thuộc vùng chiêm trũng có nhiều đồi núi và đan sen vào đó là những đầm lầy. Hằng năm chỉ cấy được một vụ lúa, thời gian còn lại là nước ngập cục bộ trên những cánh đồng. Thay vì để nước ngập tự phát bỏ không, khoảng hai chục năm trở lại đây, người dân quê tôi đã biết chuyển đổi mục đích cây trồng.
Phiên bản di động