Nhiều dấu hiệu xét xử không khách quan, minh bạch
Đơn thư bạn đọc 25/06/2021 09:52
Bản án 128/2020/DS-ST ngày 27/2/2020 của TAND huyện An Phú |
Nhiều dấu hiệu xét xử không khách quan
Qua hồ sơ vụ việc cũng như thực tế của vụ tranh chấp trên cho thấy Bản án số 128/2020/DS-ST ngày 17/2/2020 của TAND huyện Tân Phú có những dấu hiệu không khách quan như sau:
Về tố tụng, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm sử dụng Bản vẽ do Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh An Phú cung cấp thể hiện 2 lô đất: Lô 1 là nền đình; lô 2 là đất tranh chấp do Trần Văn Nhịn chỉ dẫn đo đạc, theo quy định tố tụng, không thể là chứng cứ của vụ án.
Mặt khác, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm áp dụng sai Quy chế 1234 ngày 1/6/2017, xử lý các vấn đề vướng mắc về đất đai trong hoạt động phối hợp giữa Tòa án, Thi hành án và Tài nguyên và Môi trường. Trong đó về chồng ghép địa bộ tại điểm 5 của Quy chế, Tòa án, Thi hành án sẽ không yêu cầu chồng ghép địa bộ cũ với sơ đồ thửa đất hiện thời. Bởi tài liệu này có sai số lớn, không còn đủ độ tin cậy để xét xử. Thế nhưng quan điểm của cấp sơ thẩm trái ngược lại, dẫn đến khiếu nại đối với áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử (liên tục các ngày: 20/7/; 1/9; 30/9 và 3/11/2019).
Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) tỉnh An Giang ra văn bản giải quyết khiếu nại, với nội dung “sẽ không yêu cầu chồng ghép địa bộ cũ (của Nguyễn Văn Nghiêm) với sơ đồ thửa đất hiện hành của Văn phòng ĐKĐĐ)”, dẫn đến tạm ngừng phiên tòa ngày 21/11/2019 (Quyết định số: 659/2019/QĐST-DS); và Văn bản số: 224/VPĐKĐĐ-TTLT ngày 26/2/2020 phúc đáp đề nghị của TAND An Phú, chuyển qua Bưu điện đến chậm 1 ngày sau phiên tòa ngày 27/2, nên chỉ còn mang tính tham khảo không thể phục vụ xét xử. Nhưng mặc cho bị đơn có đề nghị tạm ngừng, Tòa vẫn tiến hành xét xử.
Văn bản số: 224/VPĐKĐĐ-TTLT ngày 26/2/2020 của Văn phòng ĐKĐĐ Sở TN&MT tỉnh An Giang
|
Như vậy Tòa án cấp sơ thẩm không chờ phúc đáp của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang như Tòa án đề nghị, nghĩa là bác hết chứng từ liên quan đến địa bộ cũ của ông Nguyễn Văn Nghiêm; và cứ “vô tư” sử dụng sơ đồ thửa đất tranh chấp của Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp để xét xử.
Tóm lại, nguyên đơn không có bất cứ thông tin nào về chủ quyền bất động sản: Đình và nền Đình theo sơ đồ Bản vẽ gồm 2 lô: Lô 1 nền Đình và lô 2 phần Đình dự định mở rộng đang bị phản đối khiếu nại. Trong khi đó, theo quan điểm của cấp sơ thẩm: Không cho chồng ghép địa bộ, vậy thì làm sao có căn cứ để xét xử?
Về chứng cứ: Nguyên đơn không cung cấp bằng chứng chủ quyền về quyền sử dụng đất, mà chỉ thể hiện ý đồ mở rộng Đình ra phía sau, trên cơ sở pháp nhân đang sử dụng do chiếm hữu. Nguyên đơn chỉ có những lời khai của đương sự và lời khai của nhân chứng Lê văn Vinh nhưng rất mơ hồ: “Sống và lớn lên cạnh Đình nên biết Đình cất lâu lắm”, nhưng lại cung cấp thông tin: Ông Nguyễn Văn Nghiêm có bán đất cho xây dựng Đình.
Tòa án cấp sơ thẩm chỉ tập trung xét xử buộc ông Bé chấm dứt việc ngăn cản Đình sử dụng quyền sử dụng. Trong khi lời khai của ông Vinh, thể hiện nền Đình có nguồn gốc của ông Nghiêm; và coi Ban Qúy tế Đình thần xã Phú Hội là pháp nhân, nhưng thực tế lại là người chiếm dụng đất trong phạm vi sử dụng Đình, thì làm sao được quyền mở rộng ra sau Đình?
Nguyện vọng của gia đình người cao tuổi
Bà Nguyễn Thị Mỹ Thanh, cho biết: “Nguồn gốc đất tranh chấp là do ông cố tôi là Nguyễn Văn Nghiêm (đã chết), khai phá sử dụng khoảng 25.000.000 m2, gồm đất làm ruộng và đất vườn tạp. Đồng thời, ông còn sáng lập ra Đình Thần xã Phú Hội trên đất này. Sau đó để lại cho ông nội tôi là Nguyễn Văn Điều (chết năm 1991) sử dụng đất Đình suốt thời gian dài. Sau khi ông Điều chết, ông Bé tiếp tục lo nhang khói trong Đình, thời gian sau thì ông Nguyễn Văn Táng đến xin ông Bé được dâng hương trong Đình để làm một mẫu đất ruộng của Nhân dân hiến cho Đình. Ông Bé chấp thuận cho ông Táng dâng hương trong Đình.
Ông Bé (Thương binh 2/4, hiện đang bị bệnh nặng) quản lý sử dụng đất làm lúa, đất vườn tạp và cây lâu năm: Sao, Dầu, Tre, Bạch đàn liền kề khoảng 25.000.000 m2, trên đất có mồ mả ông bà.
Bản trích lục địa bộ thể hiện đất tranh chấp có nguồn gốc là do ông Nguyễn Văn Nghiêm |
Năm 2014, UBND xã Phú Hội do Chủ tịch xã Bùi Thanh Sơn ký quyết định thành lập Ban Quý tế Đình thần xã Phú Hội, gia đình tôi khiếu nại quyết liệt nên UBND huyện An Phú ra quyết định giải tán không công nhận Ban Quý tế này. Đến năm 2017, Chủ tịch xã Bùi Thanh Sơn tiếp tục ký quyết định thành lập Ban Quý tế khác và khởi kiện cha tôi Nguyễn Văn Bé; và cho là toàn bộ đất đó là của Đình Phú Hội.
Bản án sơ thẩm số: 128/2020/DSST ngày 27/02/2020 của TAND huyện An Phú, xử buộc cha tôi tên Nguyễn Văn Bé chấm dứt hành vi cản trở và công nhận quyền sử dụng đất cho Ban Quý tế Đình thần xã Phú Hội.
Gia đình tôi có đơn kháng cáo án sơ thẩm trên, được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận đơn và có biên lai đóng tiền. Nhưng Tòa án phúc thẩm ra Quyết định số 16/2020/QĐ-PT ngày 16/6/2020 không chấp nhận kháng cáo quá hạn. Gia đình tôi tiếp tục gửi đơn đến TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh.
Trang 1 |
Quyết định số 16/2020/QĐ-PT ngày 16/6/2020 không chấp nhận kháng cáo quá hạn |
Hiện nay, Ban Quý tế đình thần xã Phú Hội cho chặt phá cây sao và các cây khác trên diện tích đất mà gia đình tôi quản lý từ trước đến nay để xây dựng các công trình khác, chúng tôi có ngăn cản nhưng không có kết quả, gây bất bình cho gia đình tôi và bà con xung quanh sống lâu năm tại đây. Trong khi, đất này là của ông cố tôi khai thác và sử dụng, cũng là người có công sáng lập Đình Thần xã Phú Hội và lần lượt là ông Nội và cha tôi sau này. Ban Quý tế Đình Thần xã Phú Hội mới được thành lập năm 2017, thì làm gì mà có quỹ đất nhiều như hiện nay để tranh chấp.
Ảnh 1 |
Ảnh 2 |
Tài sản là những cây sao và các cây khác trên diện tích đất gia đình ông Bé quản lý sử dụng, bị chặt phá |
Có thể thấy, có nhiều dấu hiệu xét xử không khách quan. Đây là cơ sở để gia đình tôi yêu cầu: Hủy bản án số:128/2020/DSST ngày 27/02/2020 của TAND huyện An Phú; hủy Quyết định số 16/2020/QĐ-PT ngày 16/6/2020 không chấp nhận kháng cáo quá hạn nói trên; giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện An Phú xét xử lại vụ án”.