Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nghiên cứu - Trao đổi 25/09/2024 08:54
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng gay gắt, cực đoan trên toàn cầu mà con người phải đối mặt… Biến đổi khí hậu bắt nguồn từ sự nóng lên của nhiệt độ trái đất. Nguyên nhân chính là do sự phát thải khí nhà kính, qua việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Sự mất đi phần lớn diện tích rừng do khai thác. Sự suy giảm diện tích băng phản chiếu ánh sáng mặt trời, vấn đề sa mạc hóa. Tất cả những nguyên nhân chủ yếu này làm trái đất ấm lên, khí hậu và thời tiết trở nên bất thường, cực đoan.
Theo các nhà khoa học, các chuyên gia về môi trường, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu… Nước biển dâng cao, triều cường, mưa lũ, sạt lở xảy ra liên tiếp, ngày càng khốc liệt! Trong thời gian qua tại hầu hết các địa phương trong cả nước, mà điển hình, nóng hổi nhất là tác động, hậu quả vô cùng nặng nề của cơn bão số 3 tấn công, tàn phá một số tỉnh ven biển và trung du Bắc Bộ nước ta từ cận giữa tháng 9/2024.
Không thể né tránh được các cơn bão sẽ còn diễn ra trong những năm sắp tới mà sự thiệt hại người và của không thể lường trước được! Trước mắt, chúng ta cần có những giải pháp phòng chống thiên tai căn bản, cụ thể, hiệu quả cho những vùng, miền có nguy cơ tổn thương cao như vùng ven biển, vùng núi cao, vùng trũng thấp…
![]() |
Thôn Nhà sàn chống lũ lụt miền cao. Ảnh tư liệu |
Hiện nay lũ quét, lũ ống, sạt lở đất là nguy cơ số 1 gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào các tỉnh trung du Bắc Bộ và miền Trung Việt Nam.
Xây dựng nhà sàn trên cọc bê tông kiên cố chống lũ quét ở vùng núi cao là một giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra. Dưới đây là các chi tiết đề xuất:
Về thiết kế, tổng thể ta có thể xây dựng nhà sàn theo kiểu truyền thống kết hợp với hiện đại: Nhà được xây dựng theo phong cách nhà sàn truyền thống của người dân vùng cao, nhưng thay vì sử dụng cọc gỗ, đã không còn nguyên liệu nữa và không bền vững, ta sẽ thay bằng cọc, cột bê tông cốt thép kiên cố để tăng khả năng chịu lực và bền bỉ trước thời tiết khắc nghiệt. Nhà sẽ được đặt, làm trên khu đất cao, tránh sườn đồi dốc, không quá gần ven sông, suối. Khi thiết kế đặc biệt chú trọng đến độ an toàn hướng chảy, tốc độ dòng lũ, hướng gió và kết cấu nền để tránh sự tàn phá trực tiếp của nước, lũ bùn đất trôi chảy.
Thiết kế cấu trúc cột bê tông cốt thép với đường kính lớn, cắm, định vị sâu vào lòng đất như kết cấu móng nhà cao tầng, bảo đảm chống chịu được lực đẩy từ dòng chảy mạnh của lũ. Các cọc được tính toán chịu lực không chỉ từ tải trọng nhà mà còn từ lực tác động của dòng nước và đất đá di chuyển. Khoảng cách giữa các cọc được bố trí phù hợp, thưa, nhưng chắc chắn để tạo sự thông thoáng bên dưới, giúp nước lũ dễ dàng chảy qua mà không gây tắc nghẽn hay tạo áp lực quá lớn lên nền móng nhà. Mỗi nhà ở vùng lũ chỉ cần 4 cột, hoặc 6 cọc bê tông kiên cố, chất lượng. Sàn liên kết với cột bằng đà đúc bê tông hoặc thanh sắt, kẽm lớn hàn khép kín làm khung sàn…
Thiết kế mặt sàn và kết cấu nhà - Sàn nhà nằm cao hơn mặt đất đủ để tránh ngập lụt, tối thiểu là từ 2-3 mét so với mực nước lũ cao nhất đã từng xảy ra. Sàn được làm bằng vật liệu nhẹ nhưng chắc chắn như gỗ tổng hợp, bê tông nhẹ hoặc tấm nhôm, thép, bảo đảm độ bền và dễ bảo trì. Kết cấu tường và mái - Tường và mái nhà cần sử dụng vật liệu nhẹ và chống thấm tốt như thanh kẽm, tôn lợp, tấm panel cách nhiệt, để giảm tải trọng cho cột và tránh hư hỏng do nước ngấm.
Hệ thống thoát nước và bảo vệ: Dưới sàn nhà bằng phẳng, sàn nhà phải cao hơn mặt đất chung quanh có lót gạch hoặc tráng nền sạch sẽ, khi không có lũ vẫn sinh hoạt bình thường như một lán, phòng khách, nơi học tập, sản xuất, hoặc bếp ăn. Ngoài ra chung quanh nền cần có hệ thống thoát nước tốt, thoáng đãng, bao gồm mương thoát nước xung quanh nhà và cửa thoát nước cho dòng lũ đi qua dễ dàng, tránh tích tụ nước dưới chân cọc.
Hàng rào chắn lũ: Có thể xây dựng thêm các bờ kè nhỏ, tường rào thấp, xung quanh khu vực nhà để giảm tốc độ dòng chảy của nước lũ, hoặc thiết kế thêm tường lưới chắn thép mắt thưa, nhằm hạn chế sự tàn phá từ các vật thể do lũ cuốn đi.
Vật liệu và xây dựng phải là vật liệu bền vững: Sử dụng bê tông chất lượng cao, thép cường độ lớn và các vật liệu chống ăn mòn để bảo đảm nhà sàn có thể sử dụng lâu dài trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao. Trong quá trình xây dựng: Công tác thi công cần chú trọng vào khâu đặt, đổ bê tông cột, cọc, cắm sâu xuống lòng đất để đạt độ chắc chắn, và việc lắp ráp các cấu kiện nhà phải được thực hiện theo tiêu chuẩn chống thiên tai.
Lợi ích của nhà sàn chống lũ quét rất hiệu quả: Với cọc, cột bê tông chắc chắn, nhà sàn sẽ đứng vững trước dòng lũ mạnh, hạn chế tối đa thiệt hại về người và của. Tính bền vững và bảo tồn văn hóa cũng được thể hiện: Kết hợp giữa yếu tố hiện đại (bê tông cốt thép) với văn hóa bản địa (nhà sàn), vừa bảo vệ dân cư khỏi thiên tai, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa vùng cao. Chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn so với nhà truyền thống, nhưng tuổi thọ công trình dài, giúp tiết kiệm chi phí bảo trì về sau và thân thiện với môi trường nhờ giảm thiểu việc phải thay thế, sửa chữa thường xuyên.
Ý tưởng, đề xuất này có thể áp dụng rộng rãi tại các khu vực có nguy cơ lũ quét như Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung và Tây Nguyên hoặc các vùng đồi núi khác. Cần thiết chú trọng đến vấn đề ổn định dân cư định cư lâu dài, phù hợp cho những điều kiện sinh sống, tránh tình trạng phải sơ tán, di dân khi có thiên tai.
Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố sẽ là một giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt có tính khả thi, hiệu quả. Nó tăng cường khả năng chống chịu thiên tai, bão lũ, ổn định nơi ăn chốn ở cho đồng bào yên tâm làm ăn, sản xuất, đồng thời vừa giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng cao,… Xưa kia, ở các vùng có ngập lũ thường xuyên theo mùa, cư dân ở Tây Nam Bộ đã ở nhà sàn từ lâu và rất ổn định (lúc ấy nhà chỉ có cột bằng trụ cây, kém bền vững). Ngày nay với công nghệ mới, người ta xây dựng nhiều nhà sàn cao tầng ở các khu đô thị, và nhiều nơi khác, có thể vừa sinh hoạt vừa phòng chống lũ lụt rất hiệu quả…