Nhà giàn DK - Những cột mốc chủ quyền thiêng liêng trên biển

Những ngày tháng Ba, muôn triệu trái tim Việt Nam lại hướng về Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Nhà giàn DK - Những cột mốc chủ quyền thiêng liêng trên biển
Hệ thống nhà giàn được xây dựng giữa trùng khơi nhằm bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía Nam, trở thành một cột mốc chủ quyền vững chắc canh giữ thềm lục địa phía nam của Tổ quốc. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Nhớ 14/3/1988- ngày Biển Đông dậy sóng, thành kính tri ân những người con của Tổ quốc đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ chủ quyền đất nước, lại nhớ những cán bộ, chiến sĩ đã khắc phục khó khăn, gian khổ đi xây dựng nhà giàn trên biển. Hơn 30 năm qua, những nhà giàn DK1 giữa trùng khơi đã trở thành biểu tượng khẳng định cột mốc chủ quyền trên biển.

Nơi Đại tá Nguyễn Quý, nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật - Bộ Tư lệnh Công binh (Bộ Quốc phòng) sống điền viên tuổi già là căn hộ chung cư của một cao ốc nằm trên phố Láng Hạ, Hà Nội. Vị Đại tá năm nay đã 90 tuổi này là một trong những người đặt nền móng cho các công trình cho Trường Sa, rồi nhà giàn DK1 đầu tiên trên biển, từ DK1/1 đến DK1/16 liên tục trong những năm 1988 đến 1996. Ông cũng là người gắn với những chuyến hành quân từ Tân Cảng Sài Gòn, Bà Rịa – Vũng Tàu… ra tiền đồn cắm mốc chủ quyền Tổ quốc nơi khu vực Tư Chính, Phúc Tần, Ba Kè, để tạo thế chân kiềng trên vùng biển rộng lớn của Tổ quốc.

Nhắc đến vùng biển công trình DK1 rộng lớn với diện tích khoảng 80.000 km2, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng, khu vực rất giàu có về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển, án ngữ trên đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông, Đại tá Nguyễn Quý cho biết: Sự bành trướng, nhòm ngó của nước ngoài ở Biển Đông là lý do khiến Bộ Quốc phòng quyết tâm xây dựng nhà giàn DK1 để giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nói về tầm nhìn chiến lược khi xây dựng công trình DK1, Đại tá Nguyễn Quý khẳng định: Công đầu phải kể đến Đô đốc Giáp Văn Cương, nguyên Tư lệnh Hải quân. Ngày đó, Đô đốc đã chỉ đạo Lữ đoàn 171 khảo sát thềm lục địa Nam Biển Đông nước ta và phát hiện 6 bãi đá ngầm san hô có đỉnh nhô cao dưới mặt nước biển từ 9-50m. Phía Bắc là Phúc Tần, Huyền Trân, phía Đông Nam là Ba Kè, phía Tây Nam là Tư Chính, nằm giữa Phúc Tần và Tư Chính là Phúc Nguyên và Quế Đường.

Ông Quý nhớ lại: Theo đề nghị của Tư lệnh Hải quân và Bộ Quốc phòng, ngày 17/10/1988, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã ký quyết định chủ trương tiến hành xây dựng các công trình trên tất cả các bãi đá ngầm với tên gọi "Trạm dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ thuật". Sau đó, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có chỉ thị thành lập Ban Chỉ đạo DK1 do Phó Chủ tịch nước Trần Đức Lương làm Trưởng ban. Tiếp đó, ngày 16/1/1989, Chính phủ có Quyết định yêu cầu: Khẩn trương, bí mật, khoán gọn, vừa thiết kế vừa thi công, vừa là hợp đồng kinh tế, vừa là lệnh của Nhà nước phải hoàn thành hợp đồng với bất cứ giá nào, hoàn thành tốt sẽ được khen thưởng thích đáng…

Theo chỉ đạo, Ban quản lý công trình dầu khí Vũng Tàu làm phần chân đế theo phương án móng cọc, thi công trên biển DK1/1. Viện Nghiên cứu thiết kế cơ khí Bộ Giao thông vận tải làm phần hạ tầng theo phương án trọng lực, thi công trên biển DK1/3, DK1/4.

“Bộ Quốc phòng giao cho Bộ Tư lệnh Công binh và Tư lệnh Công binh giao cho tôi - Cục trưởng Cục Kỹ thuật làm Tổng chỉ huy các lực lượng thiết kế, sản xuất, thi công 4 thượng tầng và trang bị vũ khí, trang thiết bị theo biên chế. Chủ trì thiết kế là Viện kỹ thuật Công binh, sản xuất là Nhà máy X49”, Đại tá Nguyễn Quý cho biết.

Nhà giàn DK - Những cột mốc chủ quyền thiêng liêng trên biển
Nhà giàn DK1.12 cụm Tư Chính. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

“Những ngày đó, tôi cùng đồng đội cứ lặng lẽ làm, không nói, không tuyên truyền khoa trương...", Đại tá Nguyễn Quý kể lại và chia sẻ: Kinh nghiệm làm nhà cao chân ở Trường Sa là phải lắp dựng thử, chỉnh sửa, tháo ra, đánh dấu, bó lại từng cấu kiện rồi chuyển lên tầu hỏa, đưa vào Thành phố Hồ Chí Minh và xuống Bà Rịa-Vũng Tàu... Nhưng đánh dấu thế nào để khỏi lẫn lộn và giữ được bí mật, trong một thoáng suy nghĩ, ông Quý quyết định: Ở Tư Chính là DK1/1, Phúc Nguyên là DK1/2, Phúc Tần là DK1/3 và Ba Kè là DK1/4...

Không ngờ phiên hiệu DK1/1, DK1/2 nối nhau, nay đến DK1/20, DK1/21 đã được khai sinh từ ngày ấy, trở thành tên gọi đến bây giờ và mãi mãi sau này.

Trong trí nhớ của ông Nguyễn Quý, ngày 1/6/1989 Thượng tướng Đào Đình Luyện, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng gọi ông đến để truyền lệnh: "Bộ Chính trị, Tổng Bí thư đã quyết định khẩn trương sớm đưa công trình ra biển lắp dựng. Được cả 3 thì tốt, nếu không kịp thì 1 cái cũng được, đặc biệt ưu tiên ở Tư Chính. Tổng Bí thư gửi lời khen các cậu đấy!...". Như được tiếp thêm sức mạnh, ông Quý và các kỹ sư lao vào làm 3 ca liên tục. Quần quật ngoài trời nhiệt độ 40-41 độ C, trên nắng, dưới nóng, nhưng các quân nhân kỹ thuật Công binh vẫn miệt mài lao động.

“Và ngày ấy đã đến, DK1/3, rồi DK1/4 liên kết với chân đế. Ngày 9/6/1989, giờ G đã đến. Lệnh hành quân hướng ra Biển Đông xuất kích. DK1/3, DK1/4 từ Tân Cảng Sài Gòn; DK1/1 từ Bà Rịa-Vũng Tàu lần lượt được đưa ra biển. Ba công trình DK1 đầu tiên trở thành 3 tiền đồn cắm mốc chủ quyền của Tổ quốc trên khu vực Tư Chính (ngày 4/7/1989), DK1/3 ở Phúc Tần và DK1/4 ở Ba Kè (ngày 14/6/1989) tạo thế chân kiềng trên một vùng biển rộng lớn của Tổ quốc...”, Đại tá Nguyễn Quý kể lại.

Tại Hội nghị Tổng kết xây dựng công trình DK1 đợt đầu tiên tổ chức ngày 31/7/1989 đã đánh giá cao sự nỗ lực, sáng tạo của các đơn vị hoàn thành rất xuất sắc nhiệm vụ mà Bộ Chính trị và Chính phủ giao cho. Từ thực tiễn thiết kế và thi công, Đại tá Nguyễn Quý cho rằng, để công trình bền vững trước sóng gió, ngoài việc cung cấp số liệu khí tượng hải văn chính xác, cần có sự khảo sát diện mạo mặt bằng đáy biển nơi dự kiến xây dựng công trình để chọn vị trí thuận lợi nhất, tiến hành khoan địa chất để thiết kế chân đế và cọc cho phù hợp.

Thời điểm đó, ta đã lắp dựng được 3 công trình, nhưng từ thực tế đã bộc lộ chân đế có nguy cơ không trụ vững nên cần có phương án gia cố, gia cường. "Hiểu về biển có lẽ không ai bằng lực lượng Hải quân, nhất là Đô đốc - Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương. DK1 do Hải quân quản lý, cán bộ, chiến sĩ Hải quân trấn giữ, nên tôi đã đề nghị bổ sung Tư lệnh Hải quân vào Ban Chỉ đạo DK1...", ông Quý nhớ lại và cho biết, các nhà giàn đến nay đã trải qua nhiều thế hệ. Đầu tiên là “chiếc phao lớn” làm bằng kim loại neo đậu trên nền đá san hô, tiếp đến là khung nhà liên kết với chân đế vững chắc hơn nhưng sóng to, bão lớn vẫn thường xuyên bị chìm xuống đáy biển. Thế hệ thứ hai là nhà giàn có 4 cọc kim loại cắm xuống nền đá san hô và bê tông cứng, bên trên là 2 tầng nhà. Và hôm nay, nhà giàn thế hệ thứ ba có 6 cọc kim loại vững chãi, phía trên là 3 tầng nhà, dựng song song, nối với nhà giàn thế hệ thứ hai bằng một cây cầu thép dài khoảng 50m. Một số nhà giàn còn thiết kế bãi đậu trực thăng trên nóc...

"Nhà giàn DK ngoài ý nghĩa thu thập thông tin khoa học về hải dương, kinh tế biển, còn là những cột mốc khẳng định chủ quyền trên thềm lục địa, tiềm năng dầu khí của Việt Nam", ông Nguyễn Quý nói.

Bộ đội biên phòng Đắk Lắk vì biên giới bình yên Bộ đội biên phòng Đắk Lắk vì biên giới bình yên

Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Bộ đội biên phòng ...

Đôi điều ghi nhận về Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh trong việc thực hiện “mục tiêu kép” Đôi điều ghi nhận về Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh trong việc thực hiện “mục tiêu kép”

Năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 nhưng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (GRDP) ...

Theo Báo Tin tức

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trang sử hào hùng của quân đội ta

Trang sử hào hùng của quân đội ta

Ngày 22/12/1944, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Chỉ hai tuần sau khi ra đời, đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt, Nà Ngần thuộc tỉnh Cao Bằng.
Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…
Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Bài 2. Người cao tuổi chung tay bảo vệ môi trường
Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển
Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...

Tin khác

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc
Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc
Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...

Đạo thầy trò

Đạo thầy trò
Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.
Xem thêm
Phiên bản di động