Nắng mưa đâu chỉ tại giời

Bão là hiện tượng cực đoan của tự nhiên thường kéo theo lũ lụt, sạt lở đất là những loại thiên tai gây nhiều thiệt hại cho xã hội. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên bão lụt thường diễn ra hết sức phức tạp…

Kì 1: Bão lụt ở đâu ra?

Hiện tượng bão, lũ, sạt lở đất

Bão là một loại hình thời tiết cực đoan thể hiện trạng thái nhiễu động của khí quyển. Các cơn bão hình thành khi có một tâm áp thấp phát triển với một hệ thống áp cao xung quanh nó. Sự kết hợp của các lực đối nghịch hình thành các cơn gió xoáy và mây bão có cường độ khác nhau được xác định bằng thang sức gió Beaufort 13 cấp đối với bão thông thường (từ cấp 0 - 12, từ năm 1946 được bổ sung đến cấp 17 và hiện nay một số nước mở rộng đến cấp 30) hoặc thang bão Saffir-Simpson (đối với bão mạnh - siêu bão). Các thang sức gió này phân loại bão theo cường độ gió, áp suất tâm bão, mức độ tàn phá, gây ngập lụt. Khi gió xoáy có cường độ cấp 6 - 7 (Beaufort) trên diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió xoáy từ cấp 8 (Beaufort) trở lên trên diện rộng, kèm theo mưa lớn gọi là bão.

Khi một cơn bão xuất hiện, các tổ chức khí tượng đặt cho chúng một tên. Đối với ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dương (nơi có bão đổ bộ vào Việt Nam), tên bão được Trung tâm Khí tượng Hải quân Mỹ tại đảo Guam chuẩn bị. Các tên bão trước đây thường đặt theo tên các nữ thần hoặc phụ nữ xinh đẹp. Về sau, tên bão đa dạng hơn với tên của người, động vật, thực vật. Từ năm 2000, mỗi quốc gia trong 14 thành viên của Tổ chức Khí tượng thế giới khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương góp 10 tên để đặt cho các cơn bão xuất hiện trong khu vực. Việt Nam đóng góp 10 tên gồm các địa danh, động vật quý hiếm và các loài hoa là Halong, Bavi, Vamco, Songda, Conson, Sơnca, Saola, Saomai, Lekima, Trami. Tuy nhiên, khi những cơn bão vào vùng biển Việt Nam, chúng không được gọi theo tên quốc tế nữa mà bằng tên riêng của Việt Nam theo số thứ tự của cơn bão xuất hiện trong năm. Cách đặt tên bão này mang tính phổ thông, giúp người dân dễ nhớ hơn so với việc gọi theo tên quốc tế.

 Lũ lớn trên sông Hiếu gây ngập diện rộng tại khu vực xã Thanh An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. (Nguồn TTXVN)
Lũ lớn trên sông Hiếu gây ngập diện rộng tại khu vực xã Thanh An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. (Nguồn TTXVN)

Lũ lụt là hiện tượng nước sông dâng cao sau những trận mưa liên tiếp, lưu lượng thoát nước trên các sông suối không kịp, khiến nước tràn bờ, đổ vào các vùng trũng, gây ngập úng trên diện rộng, nhiều khi kéo dài, làm thiệt hại về người, tài sản.

Lũ ống thường xảy ra ở miền núi, nơi khe suối, sông nhỏ chảy giữa 2 sườn núi cao khép kín, đường thoát nước hẹp và co thắt ở 1 điểm. Khi mưa lớn, nước không thoát kịp sẽ dâng nhanh ở điểm co thắt, phá vỡ dòng chảy cũ, tạo dòng chảy mới ở phía dưới với sức tàn phá lớn,

Lũ quét là hiện tượng một khối lượng nước khổng lồ hình thành do mưa lớn, băng tan, vỡ hoặc xả đập chứa nước, di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp. Lũ quét có sức tàn phá khủng khiếp, nhất là khi dòng nước gặp lực cản lớn dội ngược lại tạo nhiều xoáy nước lớn và có thể quét mọi thứ trên đường đi.

Sạt lở đất là hiện tượng đất bị sạt, trượt, lở do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy. Diễn tiến một vụ sạt lở đất có thể chỉ mất vài giây, nhưng cũng có thể cả trăm năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này do sự thay đổi độ dốc của sườn núi theo thời gian, sự suy yếu của đất đá do thời tiết, hay sự biến đổi của thảm thực vật trong khu vực. Sạt lở đất thường gặp khi có sự chuyển tiếp thời tiết gay gắt như sau một đợt nắng hạn kéo dài là những trận mưa bão dồn dập. Ở địa bàn có những lớp đá bị phong hóa nhiều năm, cấu trúc yếu, trải qua khô hạn rồi mưa lớn, dễ bị tách làm đôi, làm ba, hoặc tách rời khỏi sườn núi, một số khối đá lớn khi tách ra có thể gây ra tiếng nổ. Năng lượng sinh ra từ vụ nổ có thể gây ra một đợt sạt lở ở những nơi đất yếu.

Nguyên nhân của bão lụt, sạt lở đất

Có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Khách quan là do sự biến động của tự nhiên, môi trường tạo ra các hiện tượng cực đoan là bão lụt. Chủ quan là sự tác động thái quá của con người vào môi trường khiến thiên nhiên “nổi giận”.

Con người tàn phá rừng - “lá phổi của tự nhiên” và phát triển ồ ạt các cơ sở công nghiệp khiến việc điều tiết khí hậu của trái đất ngày càng kém hiệu quả. Nhiều quy luật của tự nhiên bị phá vỡ, các hiện tượng En Nino, La Nina, hiệu ứng nhà kính ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất xảy ra ngày càng nhiều và ở cả những nơi không ngờ tới. Nếu như trước đây, người dân thường cư trú nhiều đời ở ven sông, suối không lo lũ lụt thì nay phải chuyển lên đồi cao mà cũng không an toàn bởi tình trạng sạt lở đất. Trước khi đổ lỗi cho thiên nhiên, con người nên tự trách mình vì lợi ích trước mắt mà đốt nương, làm rẫy, chặt gỗ nứa, làm quá nhiều thủy điện, khai thác khoáng sản, xây dựng công trình dân dụng… phá rừng đến kiệt quệ.

Biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu, chống biến đổi khí hậu là trách nhiệm chung của nhân loại và các quốc gia, nhưng trong từng quốc gia cụ thể thì đó là trách nhiệm của Nhà nước, các cấp chính quyền, cơ quan quản lí và mỗi người dân. Công tác phòng chống thiên tai cũng vậy, muốn ứng phó hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của thiên tai gây ra, cần phải làm tốt việc phòng ngừa. Trong đó cách phòng ngừa bền vững, hiệu quả nhất là bảo vệ môi trường tự nhiên, không để mất cân bằng sinh thái. Chúng ta cũng đừng cho rằng “nắng mưa là việc của giời” bởi ông cha ta đã có câu “Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”. (Còn nữa)

Văn Minh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…
Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...
Đạo thầy trò

Đạo thầy trò

Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.
Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Tin khác

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Xem thêm
Phiên bản di động