Khi con trẻ chuẩn bị vào lớp 1

Bước vào lớp 1, trẻ sẽ phải chuyển từ môi trường vui chơi sang môi trường học tập nghiêm túc, có kỉ luật, với rất nhiều điều mới lạ, khiến các em không khỏi bỡ ngỡ, thậm chí cảm thấy sợ hãi... Chính vì vậy cha mẹ không nên ép trẻ học trước chương trình, tránh gây áp lực đối với trẻ khiến trẻ nghĩ việc vào lớp 1 là điều gì đó rất đáng sợ.

Tình trạng nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng trước sự thay đổi về môi trường, phương pháp học tập khi con bước vào lớp 1 đã bắt con học trước cả mấy tháng hè, từ đánh vần, tập viết, làm toán... theo sách giáo khoa lớp 1. Thậm chí, bắt con học cả các tài liệu tham khảo, nâng cao... Đây là một việc làm sai phương pháp và hoàn toàn bất lợi cho con.

Chị Lê Thị Hương, ở một khu tập thể ven thành phố chia sẻ: "Con gái tôi sắp tới sẽ bước vào lớp 1, cháu vốn dụt dè, nhút nhát nên tôi rất lo lắng, sợ cháu không bắt kịp các bạn, không theo kịp chương trình học... tôi đã phải tìm cô giáo nhờ cô dạy cháu học".

Cô Lê Thu Thủy, giáo viên THCS cho biết: "Có những bậc phụ huynh lo lắng thái quá đã cho con đi học trước chương trình là việc làm không cần thiết, thậm chí có thể gây ra những hậu quả không tốt cho trẻ. Phụ huynh nên biết rằng, các con sẽ rất nhàm chán, mất hứng thú, chủ quan, không tập trung ngay từ đầu khi các con phải học những bài học đầu tiên mà không có gì mới mẻ, thích thú. Đó là điều tối kị. Thay vào đó, phụ huynh nên cho con nghỉ ngơi thoải mái, có thể cho các con đi tham quan trường tiểu học, giới thiệu một số hoạt động ở nhà trường để chuẩn bị cho các con tâm lí thoải mái, khơi dậy sự háo hức, vui vẻ và mong muốn được đến trường của các con".

Khi con trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia tâm lí, khi được trò chuyện cùng người thân về những điều mới mẻ sắp tới sẽ trải qua, các con sẽ có tâm lí thoải mái, tự tin, không bỡ ngỡ khi đến trường và hòa nhập rất nhanh. Bên cạnh việc chuẩn bị cho trẻ tâm lí sẵn sàng, háo hức vào lớp 1, phụ huynh cũng cần quan tâm rèn luyện cho trẻ một số kĩ năng cơ bản, như: Tự giới thiệu về bản thân, xếp hàng khi vào lớp, biết lắng nghe, giữ trật tự trong lớp, giơ tay xin phép thầy cô khi phát biểu hoặc ra ngoài, lễ phép chào hỏi thầy cô, tôn trọng bạn bè... cùng những kĩ năng tự phục vụ, như: Chuẩn bị quần áo, sách vở, sắp xếp đồ dùng học tập, tự đi vệ sinh khi cần...

Bên cạnh việc tạo cho trẻ tâm lí thoải mái, phụ huynh có thể giúp con làm quen với chữ cái và các con số, dạy trẻ cách cầm bút viết, ngồi đúng tư thế qua các hoạt động đơn giản như tô màu, vẽ tranh... Những hoạt động này sẽ giúp trẻ gia tăng sự tập trung chú ý khi bước vào những giờ học chính thức.

Bước vào lớp 1, có nghĩa là trẻ phải chuyển từ môi trường vui chơi sang môi trường học tập nghiêm túc, có kỉ luật, với rất nhiều điều mới lạ, khiến các em không khỏi bỡ ngỡ, thậm chí cảm thấy lạc lõng, sợ hãi... chính vì vậy đây là giai đoạn cần sự hỗ trợ từ thầy cô và gia đình.

Một môi trường giáo dục khơi gợi hứng thú học tập, làm quen với nền nếp, học cách tư duy... là những điều trẻ cần chứ không phải là tập trung nhồi nhét kiến thức. Chính vì vậy các phụ huynh nên sáng suốt lựa chọn cho con môi trường và phương pháp giáo dục phù hợp để trẻ vừa học, vừa chơi, có như vậy trẻ mới không bị áp lực, học tập sẽ hiệu quả hơn.

Hầu hết những thành công hay thất bại ở lớp 1 sẽ tạo dấu ấn sâu đậm theo trẻ suốt cả cuộc đời, thậm chí quyết định tính cách của trẻ, chính vì vậy cha mẹ hãy là những người thông thái, biết điều gì là tốt nhất cho con, đừng để các em phải gặp khó khăn, thất bại ngay trong những bài học đầu tiên.

Nguyễn Thị Loan

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.
Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Tin khác

Sức mạnh từ “dân vận khéo”

Sức mạnh từ “dân vận khéo”
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác vận động quần chúng. Theo Người “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì quý bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”, “Có dân là có tất cả”. Câu nói ngắn gọn, mộc mạc của Người nhưng chứa đựng tư tưởng lớn “Dân là gốc nước”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của NCT. Ngày 1/10/1960, trong bài “Tuổi tác càng cao, lòng yêu nước càng lớn”, Người viết: “Truyền thống “Điện Diên Hồng” là truyền thống yêu nước vẻ vang chung của dân tộc ta và riêng của các cụ phụ lão ta. Mỗi khi có việc quan hệ lớn đến nước nhà nòi giống, thì các cụ không quản tuổi cao sức yếu, liền hăng hái đứng ra gánh vác phần mình và đôn đốc con em làm tròn nhiệm vụ”...

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy
Cháy nổ là mối “họa” lớn đang từng giờ, từng phút thách thức mỗi quốc gia, dân tộc, gia đình. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), xác định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân và tài sản của Nhà nước, Nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh
Trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ngay từ khi lập làng, đã hình thành đời sống tâm linh của cư dân, thể hiện ở tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo. Hai dòng tín ngưỡng đều gắn liền các thiết chế đình, miếu, chùa Phật người Việt, chùa Ông người Hoa, chùa Phật giáo Nam tông người Khmer, chùa Cao Đài, nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ Tin lành...

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay
Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường là vấn đề lớn được xã hội quan tâm và nhìn nhận đánh giá ở cả hai khía cạnh tích cực và hạn chế. Bên cạnh một số điểm tích cực của hoạt động dạy thêm, học thêm, những mặt hạn chế nảy sinh trong thời gian qua đã làm ngành Giáo dục và xã hội không thiếu những điều nhức nhối.

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo
Tất cả chúng ta đều cần quan tâm đến đối tượng đặc biệt này, ngay cả những vấn đề khác biệt giữa giới và giới tính, cũng như ảnh hưởng của giới đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với vị thành niên, những người đang có một tương lai rộng mở phía trước.

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân đều “được đi học”. Tiếp đó, Người nhấn mạnh: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái”. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt
Sự cố sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề người và của rất nghiêm trọng xảy ra tại nhiều địa phương ở miền núi, trung du Bắc Bộ qua cơn bão số 3 (Yagi), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống bão lụt hiện nay...

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước
Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới
Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại
Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động