Quốc kỳ rộng 2.025m² tung bay trên quảng trường Hồ Chí Minh

Nhịp sống văn hóa 12/05/2025 09:19
Địa đạo Kỳ Anh, xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam dù không nổi tiếng bằng địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), hay làng địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị), nhưng ở đây những con người đã sống và chiến đấu trên vùng cát trắng trường kì cho đến ngày toàn thắng.
![]() |
Đình Thạch Tân. |
Những năm kháng chiến chống Mỹ, địch tổ chức hành quân càn quét dữ dội, lùng ráp vây bắt nhiều chiến sĩ cách mạng và người dân vô tội bị tra tấn, thủ tiêu. Nhưng Đảng bộ và Nhân dân xã Kỳ Anh (tên cũ của xã Tam Thăng bây giờ) quyết “bám đất, bám làng”, tận dụng mọi thời cơ đánh địch. Với tinh thần đó, địa đạo Kỳ Anh bắt đầu đào từ tháng 5/1965 và hoàn thành vào năm 1967. Tổng chiều dài địa đạo khoảng 32km, chiều rộng từ 0,5- 0,8 mét, chiều cao khoảng 0,8-1 mét tùy theo địa thế của mỗi thôn từ Thạch Tân, Vĩnh Bình, Kim Đới... Lực lượng đào địa đạo từ bộ đội, du kích địa phương, phụ nữ, nông dân, thanh thiếu niên.
![]() |
Đình làng Thạch Tân là ngôi đình cổ, được xây dựng từ 300 năm trước, lòng đất dưới đình làng là nơi khởi nguồn của những đường hầm địa đạo chằng chịt được bố trí đào chạy dài men theo các lùm cây, bờ tre, mương nước. Ông Huỳnh Kim Ta, 67 tuổi, Trưởng thôn Thạch Tân, Trưởng ban Quản lí di tích địa đạo Kỳ Anh cho biết, địa vực vùng cát của Kỳ Anh giáp biển và khu đầm lầy sông Đầm nên vùng đất này khá nhiều cát phủ. Để đào sâu và giữ được vách địa đạo vững sau mùa nước không phải dễ. Các chiến sĩ du kích nghĩ ra cách dùng “dầu rái” và tre đan vốn hay sử dụng trong việc làm ghe, thuyền cùng các trục gỗ, trục tre để dàn tường vững ở các tuyến địa đạo. Còn các con đường nhánh địa đạo không thẳng mà lại quanh co chạy dưới các lũy tre, vì rễ tre ở trên lại là các “mái đan” vững chắc giữ đất chống sụp. Đất đào được gánh từng gánh ra sông Đầm, sông Trường Giang đổ để xóa dấu vết hoặc vun thành những nấm mộ gió trong các khu nghĩa địa để địch không nghi ngờ.
![]() |
Dưới lòng địa đạo có nhiều khu vực rộng có thể chứa nhiều người, là nơi tổ chức sơ cấp cứu thương binh, nơi tiếp tế lương thực cho lực lượng quân ta. |
Cùng địa đạo, bãi sậy sông Đầm với địa hình đầm, sông, nước, sậy mọc um tùm cao lút đầu người, quanh đầm cây cối rậm rạp, đầm lầy đầy thức ăn như tôm, lươn, cá, rau tươi sống góp phần phục vụ đời sống của quân dân Kỳ Anh, đồng thời đây cũng là nơi che chở cho dân quân du kích góp phần hỗ trợ cùng địa đạo ngăn chặn địch tập kích bất ngờ vào làng. Trong lòng địa đạo, có đoạn từng giấu đến 3 tiểu đoàn, có sức chứa 1.500 người. Từ khi địa đạo hình thành, lực lượng của ta ít bị tổn thất trước sự càn quét, đánh phá ác liệt bằng bom, đạn và phi pháo của kẻ thù, giúp quân dân Kỳ Anh bảo tồn lực lượng, tổ chức phản công, tập kích địch bất ngờ và giữ vững địa bàn.
Trên một vùng cát trắng bị chia cắt bởi 2 con sông, nằm cạnh các đồn bót địch như Tuần Dưỡng (Thăng Bình), An Hà (Tam Kỳ) và cách tỉnh đường Quảng Tín chỉ vài cây số đường chim bay, trước sự tấn công của quân dân Kỳ Anh, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề. Địch bắt đầu tổ chức càn quét, dùng dây xích cột vào cột đình làng Thạch Tân cho xe tăng kéo nhằm làm đổ đình, song trước sự uy nghi của đình cũng như đình, nên địch không tài nào phá nổi, hiện cột đình vẫn còn lằn vết tích dây xích đau thương đó. Cây rỏi cổ thụ trên 500 tuổi của làng Thạch Tân chính là nơi dân làng theo dõi địch trước mỗi cuộc càn quét về vùng Đông. Hay như giếng ông Kỳ, nơi lấy nước sinh hoạt cho cả xóm đã biến thành miệng hầm địa đạo ăn thông với kênh mương rồi thoát ra sông Đầm. Thông qua giếng, đồng bào đã kịp thời báo hiệu cho lực lượng ta ở dưới hầm biết được tình hình địch còn hay rút, nhiều hay ít. Để quân ta chủ động bài binh bố trận, bố trí ngụy trang, che đậy hầm địa đạo, rút vào ẩn nấp an toàn. Mấy chục năm bom đạn và bão gió, cây rõi hay chiếc giếng vẫn đứng đó như lòng dân Thạch Tân - Kỳ Anh sắt son với cách mạng.
![]() |
Nhờ có Địa đạo Kỳ Anh mà trong những năm ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ (1965- 1975), quân và dân ta giữ vững vùng giải phóng, nuôi giấu, che chở lực lượng cách mạng và làm bàn đạp mở rộng tấn công địch. Trong 10 năm ấy, quân và dân Kỳ Anh đánh 1.052 trận, loại địch ra khỏi vòng chiến đấu 3.751 tên, trong đó 55 tên Mỹ, diệt 57 tên ác ôn, bắt sống 150 tên, bắn cháy 3 máy bay, 15 xe quân sự, thu 500 súng các loại. Một chiến công nổi bật nhất là tại miệng hầm sau vườn nhà mẹ Thân, vào năm 1967, du kích thôn Vĩnh Bình, do đồng chí Châu Thanh Truyền chỉ huy đã đánh và tiêu diệt Bộ chỉ huy tiểu đoàn và 2 đại đội của địch. Đồng thời địa đạo Kỳ Anh là nơi tổ chức sơ cấp cứu thương binh, nơi tiếp tế lương thực cho lực lượng vũ trang quân khu, tỉnh đội góp phần lập chiến công hiển hách oai hùng.
Ông Huỳnh Kim Ta cho biết thêm: “Là Di tích lịch sử cấp quốc gia, một địa chỉ đỏ của TP Tam Kỳ, địa đạo Kỳ Anh đã trở thành một điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Những chiếc xẻng, cuốc, dao rựa để đào đất hay trạc, thúng mủng dùng trong việc vận chuyển đất rồi các loại vũ khí như chông hom lờ, mìn tự tạo, súng chiến đấu… luôn có sức gợi rất lớn đối với du khách”.
![]() |
Từng con người, từng căn hầm, từng hiện vật, từng cây cỏ gắn bó với địa đạo là một phần lịch sử hào hùng của Nhân dân Quảng Nam “Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ” nói chung và Kỳ Anh nói riêng. Những người ở Kỳ Anh còn liên quan đến địa đạo không nhiều. Kỳ Anh có đến 59 Mẹ Việt Nam anh hùng, 203 liệt sĩ và nhiều gia đình có công cách mạng. Năm 1994, xã Tam Thăng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Năm 1997, địa đạo Kỳ Anh được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên trung của cả một dân tộc anh hùng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.