Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Điều ngỡ chỉ có trong tưởng tượng nhưng lại đang hiển hiện trước mặt. Như trong thần thoại, con tàu tựa có phép lạ từ xứ sở xa xăm nào đó bỗng dưng xuất hiện. Nó mang theo nhiều hòm, nhiều bó với những súng những đạn... Người Phú Yên đã thực sự đang cầm khẩu súng trên tay mà vẫn chưa dám tin đó là thật.

Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Vũng Rô trước kia được gọi là đầm Ô Rô, rộng 10 dặm, trong có đảo Trụ (tức Hòn Nưa), được che chở bởi núi Bàn, “với thế núi cao vút, phía Tây từ Đại Lãnh đến, kéo dài vài mươi dặm, phía Bắc tiếp núi Thạch Bi (núi Đá Bia), phía Đông gối lên bờ biển, lại uốn quanh vào trong che kín vũng biển Vân Phong, thuyền buôn thường đậu ở đó để tránh gió”.

Khi người Pháp tới Việt Nam, họ sớm nhận ra vị trí chiến lược của Vũng Rô. Công sứ Bình Thuận Etienne Aymonier trong cuốn Notes sur l'Annam viết rằng: “Vũng Rô là nơi trú ẩn tốt và an toàn nhất trong tất cả các mùa” và “có vị trí chiến lược quan trọng vì nằm ở phía Bắc đèo Cả”, ngoài ra, còn có “một ngôi làng của người An Nam cuối Vũng Rô, nơi có nguồn nước ngọt rất tốt”.

Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu

Nhiều thập kỉ sau, chính "ngôi làng An Nam" đó, ngay trong lòng địch, là cơ sở vững chắc của cách mạng. Và Vũng Rô trở thành "nơi trú ẩn" của những chuyến tàu không số, mang theo vũ khí và tình cảm Nhân dân miền Bắc dành cho chiến trường miền Nam.

Năm 1961, trong quá trình xây dựng con đường vận chuyển vũ khí trên biển Đông, tức đường Hồ Chí Minh trên biển, nhằm tiếp viện cho chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đoàn cán bộ Hải quân do đồng chí Huỳnh Kim và Phan Võ dẫn đầu đã vào Khu V nghiên cứu địa hình, chọn điểm mở bến. Và vịnh Vũng Rô là nơi được lựa chọn. Theo đánh giá, Vũng Rô có diện tích đủ lớn (hơn 16km2), độ sâu trung bình từ 14 - 19m, có thể tiếp nhận tàu có tải trọng trên 5.000 tấn. Thêm nữa, có nhiều bãi bốc dỡ và các dãy núi bao quanh thuận lợi cho việc trú ngụ và cất giấu vũ khí.

Nhưng địch cũng nhận thức được tầm quan trọng của Vũng Rô, vậy nên bố trí đông đảo quân lực phòng giữ, từ bốt trên đỉnh đèo Cả đến hạm đội, duyên đoàn ngoài khơi và trạm ra đa ở đỉnh Chóp Chài. Tuy nhiên, thách thức cũng chính là cơ hội. Theo Đại tá cựu chiến binh Đặng Phi Thưởng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên, chính vì khu vực này là vùng cấm và được kiểm soát nên địch sơ hở, mất cảnh giác, ta lợi dụng thời khắc ban đêm đưa tàu chở vũ khí vào bến an toàn.

Tháng 10/1964, Trung ương giao Tỉnh ủy Phú Yên chuẩn bị mở bến tiếp nhận vũ khí. Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên khi ấy là đồng chí Trần Suyền trực tiếp lãnh đạo tổ chức bến. Ngày 16/11/1964, Tàu 41 thuộc đoàn 125 chở hơn 60 tấn vũ khí, thuốc men do thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh, một người con của Phú Yên, và Chính trị viên Trần Hoàng Chiếu chỉ huy rời cảng Hải Phòng. Tàu ngụy trang thành tàu đánh cá, với một số cá, mực được cung cấp bởi Nhà máy Cá hộp Hạ Long, trong khi lưới trùm lên các khẩu súng 12 li 7 để khi cần thiết có thể sẵn sàng chiến đấu. “Lúc đi ngang qua vùng biển Đà Nẵng, máy bay trinh sát của địch phát hiện, nghi ngờ, báo vào bờ. Hai tàu tuần tiễu của địch lao ra kèm song song và chĩa thẳng nòng pháo về phía Tàu 41. Nhờ ngụy trang tốt, lúc đó Tàu 41 mang biển hiệu 412 treo cờ nước ngoài, cho nên tàu địch bỏ mục tiêu chạy vào bờ. Đúng như kế hoạch, 23 giờ 50 phút ngày 28/11/1964, Tàu 41 cập bến Vũng Rô. Phút gặp gỡ giữa cán bộ, thủy thủ tàu và lực lượng của ta có mặt tại bến vô cùng xúc động và tràn ngập niềm vui sướng”, Trung tá cựu chiến binh Hồ Đắc Thạnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nhớ lại. Đây chính là khoảnh khắc “như trong thần thoại” khi con tàu “tựa có phép lạ bỗng dưng xuất hiện”. Những chiến sĩ kiên trung, với tình yêu nước, lí tưởng cách mạng và sự gan dạ, mưu trí đã biến điều không thể thành có thể, đưa con tàu vượt qua hải trình gian nan cập bến thành công, chính ở nơi mà địch tự tin luôn trong tầm kiểm soát.

Ngay khi tàu cập bến, Ban chỉ huy bến huy động hơn 1.000 cán bộ, đảng viên, du kích, thanh niên xung phong khẩn trương bốc dỡ hàng hóa. Trên sông Bàn Thạch, thuyền câu ngụy trang chở vũ khí ngược lên Hòa Mỹ, Hòa Thịnh để dân công đưa hàng vượt dốc Mõ vào Khánh Hòa và lên chiến trường Tây Nguyên.

Ông Ngô Văn Định, nguyên chiến sĩ Đại đội K60 bảo vệ bến Vũng Rô cho biết: "Bà con tập trung ở bến từ chiều nhưng không biết nhiệm vụ gì. Đến khi nghe nói tàu chở vũ khí miền Bắc chi viện cho chiến trường Khu V, chúng tôi mừng đến nghẹn ngào”. Ông Định nói tiếp: “Những khẩu súng, thùng đạn được bọc kĩ bằng nhiều bọc nhựa, rất nặng. Tôi ôm khẩu súng được bao nhựa bọc kín, cảm nhận hơi ấm của hậu phương miền Bắc gửi vào mà thấy thiêng liêng, trào dâng hạnh phúc khó tả”.

Người chiến sĩ Đại đội K60 bảo vệ bến Vũng Rô năm xưa còn cho biết thêm: “Đường Vũng Rô lúc bấy giờ là đường rừng, đèo dốc, dây gai chằng chịt, thú rừng, cọp có thể nhào ra bất cứ lúc nào, nên chuyện huy động kịp thời nhân lực tiếp nhận hàng trăm tấn vũ khí, chuyển vũ khí đến nơi cất giấu, tiếp tục chuyển lên căn cứ, bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ, nhanh gọn và tuyệt đối an toàn thực sự không đơn giản”.

Đến đêm 25/12/1964, chuyến tàu thứ hai cũng tới nơi, cùng vũ khí còn có ba tấn gạo tặng đơn vị ở bến Vũng Rô đang thiếu lương thực. Rồi ngày 1/2/1965, chuyến tàu thứ ba lần nữa cập bến an toàn đúng vào dịp Tết Ất Tỵ. Như vậy, chưa đầy hai tháng, Tàu 41 do thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh và Chính trị viên Trần Hoàng Chiếu chỉ huy đã ba lần cập bến thành công, chi viện hàng trăm tấn vũ khí, thuốc men, đạn dược cho chiến trường Khu V và Tây Nguyên.

Tháng 2/1965, Bộ Tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ cho tàu C143, do Thuyền trưởng Lê Văn Thêm, chính trị viên Phan Bá Bảng phụ trách vận chuyển 60 tấn vũ khí vào Lộ Diêu (Bình Định). Do tình hình cập bến Bình Định khó khăn nên chuyển sang cập bến Vũng Rô vào 23 giờ đêm 15/2. Sau 4 giờ, hàng được bốc dỡ hết, tàu quay ra nhưng phát hiện tời neo bị hỏng. Không còn cách nào khác, các chiến sĩ buộc phải sửa, đồng thời lấy cành lá ngụy trang cho tàu.

Thật không may, thời gian này máy bay tải thương Mỹ liên tục bay qua nhằm vận chuyển thương binh từ chiến trường Dương Liễu - đèo Nhông (Bình Định). Chúng bất ngờ phát hiện “mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía tây Vũng Rô”. Chúng thả bom xăng, bắn rocket thiêu rụi lớp ngụy trang, trước khi điều động số lượng lớn máy bay, tàu chiến cùng bộ binh trên đèo Cả kéo xuống vây ráp.

Bên ta, các thủy tàu cùng bộ đội, dân quân du kích anh dũng chống trả. “Bằng bất cứ giá nào cũng không để địch cướp tàu”, đêm 17/2, quân ta quyết định phá hủy tàu C143, mang theo bí mật của “đường Hồ Chí Minh trên biển”. Hiện nay trên bến Vũng Rô, dưới chân nhà tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ hi sinh ở Vũng Rô, nhìn ra Bãi Chùa vẫn còn dấu tích nơi tàu C143 bị đánh đắm. Vũng Rô trở thành Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia năm 1997. 14 năm sau bia Di tích bến Vũng Rô, Đài tưởng niệm Vũng Rô hoàn thành, khắc ghi mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Theo ông Phạm Văn Sơn, bảo vệ khu Di tích lịch sử Vũng Rô, mỗi tháng có hàng chục ngàn lượt khách ghé nơi đây để tỏ lòng thành kính trước các anh hùng liệt sĩ. Dưới những tán cây, họ được nghe và tưởng nhớ lại năm tháng hào hùng không thể nào quên, với những chiến sĩ không ngại gian khó, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những tán cây ở khu di tích cũng có một câu chuyện thú vị để kể. Ông Sơn vẫn còn nhớ trận bão lịch sử quét qua Phú Yên và các tỉnh miền Trung năm 1993, để lại khung cảnh điêu tàn hoang phế. Ông nói: “Nhà cửa, mái tôn bay hết cả, tôi thấy ngổn ngang cây cối, những hàng dừa, phi lao, những cây bàng nghiêng ngả. Kì lạ là không cây nào gẫy gục. Khi dựng lại, chúng tiếp tục vươn mình và sống khỏe đến tận bây giờ”.

Những sự kiện tàu không số cập bến Vũng Rô năm xưa như minh chứng cho tinh thần bất khuất, không tiếc máu xương của Nhân dân Phú Yên. Dù sống trong lòng địch, bị đàn áp, khủng bố nhưng vẫn rực cháy tình yêu nước, một lòng hướng về cách mạng và đứng lên đập tan xiềng xích ngụy quyền. Giờ đây, họ lại chung tay phát huy tiềm năng của vùng biển huyền thoại, tạo nên “phép lạ” trong kinh tế và vững bước tiến đến tương lai.

Phạm Văn Phê

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.
Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.
Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Tin khác

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.
Xem thêm
Phiên bản di động