Hồi ức không quên…

Đã nửa thế kỉ trôi qua, những kí ức của năm tháng hào hùng gia nhập quân đội, trở thành “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia Chiến dịch Tây Nguyên của Trung tá, thương binh 4/4 Nguyễn Hồng Lâm vẫn vẹn nguyên như thuở nào…
Ông Nguyễn Hồng Lâm trong một lần thăm lại Cánh đồng Chum
Ông Nguyễn Hồng Lâm trong một lần thăm lại Cánh đồng Chum

Ông Lâm nhớ lại: Hồi đầu tháng 3/1975, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 chúng tôi đánh trận đầu tiên trên Tây nguyên đất mẹ. Sau một giờ chiến đấu đã chiếm được đồn Tầm, chốt Mỹ, sở chỉ huy nhẹ, điểm cao 605 ở phía Nam, cách thị xã Pleiku không xa và ngay trong đêm Trung đội tôi được lệnh lên chốt sở chỉ huy nhẹ. Trước khi lên chốt, quản lí Đại đội đưa cho tôi nửa hộp thịt xay (khoảng 2 lạng), 1 bát muối hạt, hơn chục vắt cơm to hơn quả cam một chút và dặn số thịt hộp và muối cả Trung đội ăn trong một tuần.

Ông Nguyễn Hồng Lâm, sinh năm 1953. Năm 1971, là thanh niên trẻ của Thủ đô tham gia nhập ngũ. Bằng tinh thần nhiệt huyết và sức trẻ, ông từng trải qua 2 lần chiến đấu trên đất bạn Lào, tham gia Chiến dịch Tây nguyên giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Năm 1996 ông ra quân, chuyển ngành về làm Quản lí Thị trường ở TP Hồ Chí Minh. Năm 2014, về nghỉ hưu với cương vị Kiểm soát viên cao cấp. Khi mới về hưu ông tham gia công tác ở tổ dân phố, tuy nhiên, do ảnh hưởng của thương tật, sức khỏe hạn chế nên ông trở về gia đình, hỗ trợ các con làm ăn và trông nom các cháu. Thi thoảng lại cùng đồng đội gặp gỡ, giao lưu, thăm lại chiến trường xưa và ôn lại thời thanh niên sôi nổi.

…Toàn cảnh hoang tàn của trận địa hiện ra trước mắt tôi. Mặt đất bị cày xới nham nhở bởi các loại đạn pháo cối, nhiều hầm hào bị sập, lở, xác địch còn ngổn ngang, súng đạn, áo giáp, mũ sắt, ba lô vương vãi khắp nơi. Không khí đặc quánh, khét lẹt mùi thuốc súng lẫn với mùi máu tanh nồng làm cho càng ngộp thở. Tôi tập hợp anh em để vừa ăn sáng, vừa phổ biến nhiệm vụ.

Ông Nguyễn Hồng Lâm (hàng ngồi bên phải) cùng đồng đội những ngày đầu nhập ngũ năm 1971
Ông Nguyễn Hồng Lâm (hàng ngồi bên phải) cùng đồng đội những ngày đầu nhập ngũ năm 1971

Ăn xong một lúc, đang làm công tác thu dọn chiến trường, củng cố hầm hào, trận địa thì bom, pháo địch bắt đầu dội lửa vào trận địa. Đầu tiên là máy bay A37 bổ nhào ném bom. Sau những đợt oanh kích là những loạt pháo cối trùm, rồi đủ các loại pháo, pháo 105 li, 155 li, cối 106,7 li thi nhau bắn vào trận địa ta liên tục hết đợt này đến đợt khác. Không gian bị xé nát bởi tiếng rít của đạn pháo, mặt đất bazan bị cày xới đỏ lòm. Tai chúng tôi ù đặc, mắt như bị lồi ra bởi sức ép bom pháo, có người bị chảy máu tai, điếc đặc.

Khi pháo địch chuyển làn, bộ binh địch bắt đầu tấn công. Chỉ với AK, trung liên RPD, B40, B41, lựu đạn, chúng tôi đã đánh lùi nhiều đợt phản kích của địch, giữ vững trận địa. Sau khi đánh bật bộ binh địch thì chúng tôi lại hứng chịu pháo. Cứ như thế, một ngày chiến đấu qua đi chậm chạp, ác liệt. Mặt trời lặn dần sau những rặng núi, chúng tôi mệt rã rời, thần kinh căng thẳng. Đói và khát, dưới bom pháo và cái nắng như thiêu như đốt của tháng Ba Tây nguyên. Mấy ngày tiếp theo chúng tôi tiếp tục chiến đấu giữ chốt.

Ông Nguyễn Lâm và các cô gái Lào trong một lần gặp mặt
Ông Nguyễn Lâm và các cô gái Lào trong một lần gặp mặt

Chỉ mấy ngày chiến đấu, Đại đội tôi tổn thất nặng, phải bổ sung quân liên tục. Những ngày trên chốt ấy, chúng tôi nếm trải hầu hết các loại bom, pháo, cối của địch. Có hôm 1 quả cối 106,7 li của địch cắm trước mặt, cách tôi chỉ khoảng vài mét, may mà không nổ. Không chỉ hứng chịu sự ác liệt của bom đạn, chúng tôi phải nhịn đói, khát dưới cái nắng nóng như thiêu đốt, đến mức phải gọt bỏ phần vỏ ngoài đã thiu của cơm vắt mà ăn, phải vốc nước vàng khè, nổi váng như canh riêu cua, tanh mùi gang, sắt gỉ của mảnh đạn ở các hố pháo để uống.

Ông Lâm chụp ảnh cùng đồng đội cũ tại Cửa khẩu Nậm Cắn sang Lào
Ông Lâm chụp ảnh cùng đồng đội cũ tại Cửa khẩu Nậm Cắn sang Lào

Chiến đấu trên chốt được mấy ngày thì quân ta giải phóng Buôn Ma Thuột. Chúng tôi rời chốt, cùng đơn vị tiến vào giải phóng Thanh An, Thanh Bình, truy kích địch qua ngả Cheo Reo, Phú Bổn (TP Pleiku và thị xã Ayun Pa ngày nay) giải phóng sân bay Gò Quánh (nay là sân bay Phù Cát) ở Bình Định, tham gia giải phóng các tỉnh duyên hải miền Trung, bảo vệ quân cảng Cam Ranh, sân bay Thành Sơn (TP Phan Rang - Tháp Chàm) tỉnh Ninh Thuận cho đến ngày toàn thắng 30/4.

Ông Lâm rưng rưng, nghẹn ngào: Đã 47 năm đã trôi qua, nhưng trong tôi không bao giờ quên những ngày chiến đấu ác liệt ấy, không bao giờ quên hình ảnh đồng đội đầu tóc bờm xờm, râu ria tua tủa, khuôn mặt hốc hác, quần áo rách bươm, cả người và quần áo bê bết đất đỏ bazan và mấy đồng đội bị điếc do sức ép bom pháo cứ ngơ ngơ ngác ngác không nghe rõ mệnh lệnh chỉ huy vì bị điếc đặc...

Thanh Hà (Thực hiện)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7), thắp hương cho bác tôi - liệt sỹ Nguyễn Đình Phác, bố tôi lại rưng rưng nước mắt nhớ về anh trai của mình. Nay bố tôi đã mất, tôi thay mặt khói nhang cho bác những ngày giỗ, tết. 58 năm bác ra đi đã không hẹn ngày về, chúng tôi luôn mong ngóng và tìm kiếm thông tin và cầu khấn, mong sao tìm được phần mộ để đưa bác về đất mẹ.
Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Bằng những bài thuốc nam do cha ông truyền lại, Lương y Hà Duy Bồi, xóm Dẹ 2, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nêu tấm gương sáng của một thầy thuốc giàu tình thương, coi việc chữa bệnh cho mọi người là mục đích cao cả nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời mình.
“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy với công việc; khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân. Đó là ấn tượng ban đầu khi được tiếp xúc, trò chuyện với ông Hồ Hữu Hải, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Khối 10, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) Khối 10, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương

“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương

Các cụ Lý Văn Khoa, 96 tuổi, Ôn Thị Tư, 98 tuổi, ở khu Đồng Pheo, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; tuy tuổi đã cao nhưng vẫn minh mẫn, khỏe khoắn, nước da đỏ hồng, giọng nói vang khỏe, dõng dạc và vẫn tham gia lao động sản xuất cùng con, cháu.
Có một nơi người cao tuổi đam mê…

Có một nơi người cao tuổi đam mê…

Nhân dịp kỉ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2024), tôi cùng mấy đồng nghiệp Đài Truyền hình Việt Nam lên thăm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo lời mời của Hội NCT tỉnh. Ông Nguyễn Tiến Lợi, Phó Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh phấn khởi: "Chúng tôi muốn giới thiệu cho các nhà báo một mô hình đặc biệt, thành lập trong bối cảnh đặc biệt, là nơi tập hợp những hội viên cao tuổi đam mê làm kinh tế và mê luôn cả việc làm từ thiện, thích đóng góp cho xã hội”.

Tin khác

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành
30 năm qua, từ một phường cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, văn hóa, xã hội chưa phát triển; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không ổn định, đặc biệt là tệ nạn ma túy còn nhiều phức tạp… Đảng bộ và nhân dân phường Đông Vĩnh đã vượt qua nhiều khó khăn để có ngày hôm nay: một phường được đánh giá là phát triển khá toàn diện, hai lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang
Sau hơn 4 năm sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hiện hàng chục cơ sở nhà đất là trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã, trạm Y tế, trường học... dôi dư ở Phú Thọ vẫn đang bỏ hoang gây lãng phí. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng liệu có được thực hiện quyết liệt, mang lại hiệu quả hay không?

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang
Hơn 4 năm thực hiện sáp nhập, các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hoạt động ổn định, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra, tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Tuy nhiên, đến nay, do nhiều vướng mắc, bất cập nên vẫn còn một số nhà, đất, công sở dôi dư không còn nhu cầu sử dụng đang xuống cấp nghiêm trọng, nhếc nhác.

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan
Thực hiện chủ trương sáp nhập địa giới hành chính cấp xã ở Phú Thọ đã tinh giản được bộ máy hành chính, cắt giảm chi phí ngân sách nhà nước… Nhưng hiện nay, vẫn còn tình trạng nhiều trụ sở xã (cũ), trường học, trạm y tế còn mới toanh, chưa có phương án xử lí dứt điểm.

Chuyện tình cảm động của vợ chồng thương binh mù

Chuyện tình cảm động của vợ chồng thương binh mù
Chiến tranh đã cướp đi đôi mắt và cánh tay; không những thế, trên thân thể của họ còn đầy những thương tích. Dù trong cảnh mù lòa, hai người đã tìm thấy và đi đến với nhau bằng tình yêu đích thực để hát tiếp bài ca chiến thắng vượt lên số phận. Đó là cặp vợ chồng thương binh mù Đào Xuân Tình và Cao Thị Hải (hiện sống ở Trung tâm Điều dưỡng Thương binh nặng (ĐDTBN) Nghệ An).

Nhiều cách làm trong phát triển cây trồng hàng hoá ở Thanh Chương

Nhiều cách làm trong phát triển cây trồng hàng hoá ở Thanh Chương
Với định hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã, đang có bước đi, cách làm đổi mới, sáng tạo. Hiệu quả mang lại là diện tích cây trồng hàng hoá và giá trị kinh tế nông nghiệp tăng lên theo từng năm.

Địa chỉ tin cậy cho Người cao tuổi

Địa chỉ tin cậy cho Người cao tuổi
Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh (xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) đã và đang trở thành địa chỉ uy tín, tin cậy cho nhiều đối tượng, đặc biệt là đối với người cao tuổi trên địa bàn.

Nghề báo, niềm đam mê cháy bỏng trong tôi

Nghề báo, niềm đam mê cháy bỏng trong tôi
Tôi thường nghĩ: “Khi đã dấn thân vào nghề báo, ngoài những kiến thức đã được đào tạo bài bản từ giảng đường đại học, mỗi phóng viên, nhà báo phải trải qua một quá trình rèn luyện, tích lũy tri thức, chuẩn bị và hoàn thiện rất nhiều các kĩ năng để có thể làm, làm tốt và trụ vững được với nghề…”.

Nữ Bí thư Chi bộ cao tuổi chăm chỉ việc làng

Nữ Bí thư Chi bộ cao tuổi chăm chỉ việc làng
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi về thăm thôn Đoàn Kết, xã Âu Lâu, TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) là quang cảnh thoáng đãng, sạch đẹp từ đường chính đến tận các gia đình. Từ nhiều năm nay, thôn thuộc diện “3 không” (không có người nghiện ma túy, không có người vi phạm pháp luật và không có người thụ án tù). Có được thành công như ngày hôm nay, phải kể đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tận tâm, tận tình và trách nhiệm của nữ Bí thư Chi bộ cao tuổi Nguyễn Thị Tâm.

Phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tiến đến xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tiến đến xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong những năm qua xã Trường Giag luôn xác định việc xây dựng Nông thôn mới (NTM) là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng và nhà nước. Do vậy, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội, sự đồng thuận, quyết tâm của nhân dân trong xã đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền tảng hoàn thành mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao.

Tự hào và tin yêu trong trái tim người cao tuổi

Tự hào và tin yêu trong trái tim người cao tuổi
Nhân dịp kỉ niệm Ngày NCT Việt Nam (6/6), 83 năm Ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6/1941-6/6/2024), Hội NCT các cấp tổ chức sôi nổi nhiều hoạt động như giao lưu văn nghệ, thể thao, tọa đàm, lễ kỉ niệm gắn với sơ kết giữa nhiệm kì và sơ kết công tác hội 6 tháng đầu năm. Từ đó, tạo không khí vui tươi, phấn chấn trong lớp người “cây cao bóng cả”. Có thể nói, trong mỗi trái tim, tình cảm của NCT đều trào dâng niềm tự hào về những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc…

Người cao tuổi “giữ lửa” nghề truyền thống lâu đời

Người cao tuổi “giữ lửa” nghề truyền thống lâu đời
Từ bao đời nay, nghề đan lát ở xã Ngô Xá, huyện Cẩm Khê không chỉ mang lại giá trị kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, có một thời gian làng nghề đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, có nguy cơ thất truyền, thậm chí nhiều người không còn mặn mà với nghề truyền thống. Nhưng, bằng tình yêu nghề và lòng tin vào những giá trị bền vững mà sản phẩm thủ công chất liệu tự nhiên đem lại, nhiều gia đình ở Ngô Xá, nhất là lớp người cao tuổi (NCT) vẫn gắn bó, gìn giữ và trao truyền, nỗ lực phát huy giá trị tinh hoa nghề đan lát…

Xây dựng nông thôn mới là để nâng cao chất lượng cuộc sống ở Tế Nông

Xây dựng nông thôn mới là để nâng cao chất lượng cuộc sống ở Tế Nông
Sau nhiều năm nỗ lực, đến năm 2021 xã Tế nông, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Hiện nay, cán bộ và nhân dân xã Tế Nông đang tiếp tục nâng cao các tiêu chí làm bước đệm để thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao. Với sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của Nhân dân, diện mạo nông thôn trên toàn xã ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh; chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên.

Bài 3: Sinh kế và khởi nghiệp đối với người cao tuổi

Bài 3: Sinh kế và khởi nghiệp đối với người cao tuổi
Phần lớn NCT ở nước ta cuộc sống còn khó khăn, thu nhập thấp; nhiều người không có thu nhập, sống phụ thuộc vào con, cháu. Trong đó khoảng 70% NCT ở Việt Nam sống tại khu vực nông thôn cuộc sống chủ yếu là làm nông nghiệp, có đến hơn 70% NCT không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% NCT sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội.

Bài 2: Lao động để hỗ trợ con cháu

Bài 2: Lao động để hỗ trợ con cháu
Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi”, đáng lẽ là thời điểm để nghỉ ngơi và an dưỡng, thì nhiều NCT vẫn lặng lẽ mưu sinh trên từng con phố. Dù mệt mỏi hay đau ốm, họ vẫn cố gắng gượng bán cho hết hàng để kiếm thêm đôi ba đồng. Với họ, đó là niềm hạnh phúc khi không phải phụ thuộc vào con cháu…
Xem thêm
Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), thời gian qua Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực từ đất liền cho đến các đảo xa để tri ân các Anh hùng liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Biến nỗi đau thành hành động để đáp lại những cống hiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc; sẵn sàng chiến đấu hi sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân miền Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất

Người dân miền Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất

Sáng 25/7, Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực phía Nam diễn ra tại Hội trường Thống Nhất, số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Đơn vị đạt nhiều thành tích xuất sắc tạo sức hút cho học sinh

Đơn vị đạt nhiều thành tích xuất sắc tạo sức hút cho học sinh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX), huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có 100 thí sinh đăng ký dự thi. Kết quả: 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT; điểm bình quân tốt nghiệp là 6,42, xếp thứ Nhất kh
Nghệ An: Nhiều trường THPT công bố điểm chuẩn vào lớp 10

Nghệ An: Nhiều trường THPT công bố điểm chuẩn vào lớp 10

Ngày 16/7, tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, sau khi UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu công bố điểm trúng tuyển đợt 1 vào lớp 10 các trường công lập trên đị
Điểm sáng về kết nạp đảng trong học sinh, sinh viên

Điểm sáng về kết nạp đảng trong học sinh, sinh viên

Năm 2021, học sinh lớp 12 đầu tiên của TP Vĩnh Yên vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng là em Trần Ánh Dương ở Trường THPT Vĩnh Yên. Trong 5 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố kết nạp được 71 đảng viên thì có 38 đảng viên là học sinh, sinh viên (HSSV)…
Phiên bản di động