Hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết

Trong thời gian gần đây, số trẻ em mắc COVID-19 ở nước ta tăng cao. Mặc dù triệu chứng của COVID-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn, số chuyển nặng và nhập viện ít, nhưng một tỉ lệ nhất định trẻ sau khi mắc COVID-19 tồn tại kéo dài các triệu chứng như ho, đau đầu, mệt mỏi, rối loạn hành vi, mất vị giác, … Hiện tượng này đang tạo ra một mối quan tâm của ngành y tế và các bậc cha mẹ là vấn đề hậu COVID-19 ở trẻ em có biểu hiện ra sao, điều trị như thế nào, có gây hậu quả gì ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em hay không?

Mặc dù những kiến thức về hậu COVID-19 cho tới nay còn chưa được cập nhật đầy đủ qua các y văn và thực tế chưa có được nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên có một số vấn đề sau cần được hiểu rõ hơn về hậu COVID-19 ở trẻ em.

1. Hậu COVID-19 là gì ?

Hiện nay có rất nhiều thuật ngữ cùng tồn tại như: hậu COVID-19 (post-COVID-19), COVID-19 mạn tính (chronic COVID-19) hay là tình trạng COVID-19 kéo dài (long COVID-19). Nhưng trong bài này chúng tôi thống nhất dùng thuật ngữ hậu COVID-19.

Mới đây vào tháng 10/2021 Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khái niệm: “Tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở các cá thể có tiền sử nghi ngờ hoặc chẩn đoán xác định mắc SARS-CoV-2, thường 3 tháng kể từ khi bệnh khởi phát, với triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng mà không tìm được chẩn đoán thay thế”.

Với trẻ em, hậu COVID-19 là thuật ngữ để chỉ một nhóm triệu chứng tồn tại lâu dài (như mệt mỏi, rối loạn vị giác, đau đầu, ho, khó thở…) trẻ gặp phải sau mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng và có ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của trẻ. Các triệu chứng này có thể tồn tại từ lúc mắc bệnh ban đầu hoặc mới xuất hiện sau khi đã khỏi bệnh và không do các căn nguyên khác gây ra.

Tùy theo thời gian kéo dài các triệu chứng, có các thuật ngữ khác nhau:

  • Tình trạng COVID-19 cấp tính (Acute COVID-19): các triệu chứng xuất hiện trong vòng 4 tuần đầu kể từ ngày mắc đầu tiên.

  • Tình trạng COVID-19 bán cấp/dai dẳng (Subacute/ongoing/persistent COVID-19): các triệu chứng diễn ra từ 4 đến 12 tuần kể từ ngày mắc đầu tiên.

  • Tình trạng COVID-19 mạn tính (Chronic COVID-19): các triệu chứng diễn ra sau 12 tuần kể từ ngày mắc đầu tiên, có thể kéo dài tới 6 tháng.

2. Hậu COVID-19 có hay gặp không?

Tỷ lệ trẻ em có các triệu chứng dai dẳng sau mắc COVID-19 khá dao động tùy theo nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, ở các lứa tuổi và quần thể khác nhau, cũng như cách xác định thời gian xuất hiện triệu chứng khác nhau. Hơn nữa, các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em cũng đa dạng và thay đổi, tỷ lệ mắc các triệu chứng cũng khác nhau. Do đó, hiện nay con số chính xác tỷ lệ mắc hậu COVID-19 ở trẻ em chưa rõ.

3. Nguyên nhân của hậu COVID-19 là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá đây là tình trạng chưa có căn nguyên xác định, kết hợp nhiều yếu tố bao gồm đặc điểm của virut, yếu tố miễn dịch, di chứng sau điều trị hồi sức tích cực.

Một số tình huống khác cũng có thể gây ra các triệu chứng mới hay tiếp diễn như: vi rút tồn tại lâu hơn bình thường do phản ứng miễn dịch không hiệu quả; Tình trạng tái nhiễm (ví dụ bởi 1 chủng khác của vi rút); Thể lực yếu do thiếu vận động khi ốm; Stress hậu sang chấn hoặc di chứng tâm thần khác, đặc biệt ở người có tiền sử lo âu, trầm cảm, mất ngủ, hay bệnh lý tâm thần khác; Giảm trao đổi oxy do hậu quả của các cục máu đông dai dẳng; Sự hình thành các kháng thể tự miễn sau nhiễm vi rút.

Chuyên sâu hơn, một số nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra một số giả thuyết:

  • Tình trạng phản ứng viêm mạn tính: Một số nghiên cứu chỉ ra vi rút SARS-CoV-2 xâm nhập và cư trú cả trong đường ruột của trẻ (chứ không phải chỉ mình ở phổi). Sau khi khỏi bệnh, vi rút vẫn tiếp tục cư trú trong đường ruột và kích thích tạo ra các phản ứng viêm liên tục.

  • Tình trạng tăng đông và tắc các vi mạch nhỏ trong đợt mắc COVID-19 cấp tính gây ra tổn thương cơ quan mạn tính kéo dài. Như các tác giả thấy quá trình tăng đông ở lớp nội mạch động mạch vành gây tình trạng đau ngực kéo dài sau mắc COVID-19.

4. Con tôi mới bị mắc COVID-19 cấp tính, liệu cháu có bị mắc hậu COVID-19 hay không?

Một vấn đề rất được cha mẹ quan tâm là có dự đoán được một trẻ mắc COVID-19 cấp tính sẽ bị mắc hậu COVID-19 hay không, nếu xuất hiện thì triệu chứng và mức độ thế nào? Nhưng tới nay chưa có yếu tố đặc hiệu nào giúp tiên đoán trẻ sẽ bị hậu COVID-19 sau mắc cấp tính. Một trẻ mắc COVID-19 với mức độ nhẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của hậu COVID-19. Tuy nhiên, nếu một trẻ mắc COVID-19 cấp tính nguy kịch cần thở máy hoặc chăm sóc ở các đơn vị hồi sức tích cực, trẻ sẽ dễ bị mắc các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ…, là những triệu chứng hay gặp ở người đã phải điều trị hồi sức.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ béo phì, có tiền sử các bệnh dị ứng, các bệnh lý mạn tính, trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của hậu COVID-19 cao hơn các nhóm trẻ khác.

5. Các triệu chứng hay gặp của hậu COVID-19 ở trẻ em là gì?

Hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác,.. Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập.

Các triệu chứng hô hấp hay gặp khác là ho kéo dài, đau họng, khó thở,… Ngoài ra trẻ có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực.

Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau nhiễm SARS-CoV-2 tuy hiếm gặp nhưng là tình trạng nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng thường xảy ra sau 2-6 tuần mắc COVID-19. Bệnh thường gây tổn thương đa cơ quan như tim, mạch máu và các cơ quan khác khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh cần nhập viện.

6. Khi nào cần đưa trẻ đi khám lại sau khi trẻ bị mắc COVID-19 cấp tính?

Khi cha mẹ thấy trẻ có các triệu chứng như mô tả ở trên hoặc thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu/triệu chứng nào mà trước khi mắc COVID-19 trẻ không có, cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để xác định bệnh cũng như có chế độ điều trị, can thiệp, và chăm sóc hợp lý.

Trường hợp trẻ phải nhập viện trong đợt mắc COVID-19 cấp tính, nên cho trẻ đi khám lại theo lịch hẹn của cơ sở y tế (nếu có). Ngoài ra, dù trẻ không có các triệu chứng nghi ngờ của hậu COVID-19, cha mẹ có thể đưa trẻ tới khám bác sỹ nhi khoa vào khoảng thời gian 4 – 12 tuần sau mắc COVID-19 để được kiểm tra, tư vấn về các vấn đề sức khỏe của trẻ.

7. Một trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị như thế nào?

Cần lưu ý rằng, không phải tất cả các triệu chứng xuất hiện ở trẻ sau mắc COVID-19 đều là hậu COVID-19. Trước khi kết luận triệu chứng đó do hậu COVID-19, cần loại trừ các nguyên nhân khác. Ví dụ như một em bé đến khám vì ho kéo dài, sụt cân sau mắc COVID-19, trẻ hoàn toàn có thể bị bệnh viêm phổi hoặc các bệnh lý hô hấp khác.

Khi tới khám, trẻ sẽ được các bác sỹ nhi khoa thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, xác định các triệu chứng chính hiện tại. Nếu cần thiết, có chỉ định, trẻ sẽ được hội chẩn hoặc thăm khám lại bởi các bác sỹ chuyên khoa khác nhau. Trẻ sẽ được kiểm tra các xét nghiệm, các biện pháp thăm dò như chụp phim, siêu âm, đánh giá chức năng hô hấp… và có kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trẻ. Ví dụ như trẻ bị đau ngực sau mắc COVID-19 sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, trẻ ho sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, trẻ có các vấn đề về tâm lý kéo dài sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ tâm bệnh…

8. Làm thế nào để dự phòng hậu COVID-19 cho trẻ?

Do chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng của hậu COVID-19, nên hiện nay chưa có bất kỳ một biện pháp vật lý, thuốc hay thực phẩm nào giúp ngăn chặn việc xuất hiện hậu COVID-19. Phương pháp duy nhất giúp không xuất hiện hậu COVID-19 là dự phòng nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ bằng các biện pháp phòng bệnh thích hợp và tiêm vaccine COVID-19 khi có chỉ định. Khi trẻ mắc COVID-19, cần theo dõi, chăm sóc trẻ theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế và đưa trẻ tới khám, điều trị tại các cơ sở y tế kịp thời.

Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường sau mắc COVID-19, cha mẹ có thể đưa con đến khám hậu COVID-19 tại Bệnh viện Nhi Trung ương để được thăm khám và điều trị kịp thời.

KHÁM HẬU COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Địa điểm: Khoa Khám và Điều trị ban ngày (Đi từ cổng số 1 vào 50m, đi từ cổng số 2 vào 300m)

Thời gian khám: Từ 7h-21h (Tất cả các ngày trong tuần)

Hotline: 0966 434 139

PV
benhviennhitrunguong.gov.vn

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Chiều 15/4, tại Bệnh viện Quân Y 175, TP. Hồ Chí Minh diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế (ITLS) đầu tiên tại Việt Nam. Trên toàn thế giới có 124 Trung tâm ITLS và Trung tâm ITLS Bệnh viện Quân y 175 là Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.
Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bênh nhân 74 tuổi, ở Hà Nội có 2 bàng quang (bàng quang “thật” và bàng quang “giả” hay còn gọi là túi thừa bàng quang).
Tiêu hủy toàn quốc sữa rửa mặt Innisfree bija trouble facial foam

Tiêu hủy toàn quốc sữa rửa mặt Innisfree bija trouble facial foam

Bộ Y tế vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với 1 loại sữa rửa mặt của nhãn hàng Innisfree (Hàn Quốc) do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Công dụng của đậu đen đối với sức khỏe

Công dụng của đậu đen đối với sức khỏe

Đậu đen rất giàu saponin, flavonoid và anthocyanin, những hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa lão hóa sớm...
Trầm cảm, căn bệnh nguy hại đối với NCT

Trầm cảm, căn bệnh nguy hại đối với NCT

Đã nhiều năm nay, bà Vũ, 64 tuổi không ra khỏi nhà, vì mắc chứng trầm cảm. Bà thường lẩm bẩm nói một mình, đêm khuya, hay đứng ở sân nói những câu vu vơ, như người bị ma ám.

Tin khác

Chỉ đạo của Bộ Y tế về trường hợp tử vong thai nhi

Chỉ đạo của Bộ Y tế về trường hợp tử vong thai nhi
Ngày 11/4/2024, Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em) đã nhận được Báo cáo nhanh số 84/BC-SYT của Sở Y tế Hà Nội và Báo cáo kết quả họp hội đồng chuyên môn số 38/BVTC-KHTH của Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị T.N.D khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế xin có ý kiến như sau:

Ghi nhận hơn 14.000 ca sốt xuất huyết, 10.000 ca tay chân miệng

Ghi nhận hơn 14.000 ca sốt xuất huyết, 10.000 ca tay chân miệng
Tại hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh diễn ra chiều ngày 10/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã cảnh báo thông tin này.

Tắm đêm có liên quan đến đột qụy não không?

Tắm đêm có liên quan đến đột qụy não không?
Tắm là thói quen sinh hoạt hằng ngày nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy hại tới sức khỏe. Tắm không chỉ giúp vệ sinh cơ thể sạch sẽ mà còn là cách để mọi người thư giãn cơ thể sau ngày dài làm việc. Tuy nhiên tắm quá muộn, tắm quá lâu, nước tắm quá nóng hoặc quá lạnh... có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc mà có thể phòng tránh được như: Liệt mặt, chóng mặt, đột qụy, ngừng tim… lúc nửa đêm…

Bộ Y tế yêu cầu xác minh, xử lý vụ thai nhi tử vong tại Bệnh viện Thu Cúc

Bộ Y tế yêu cầu xác minh, xử lý vụ thai nhi tử vong tại Bệnh viện Thu Cúc
Chiều 9/4, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc về việc báo cáo trường hợp tử vong thai nhi tại bệnh viện này.

Dùng yến sào sai cách ảnh hưởng đến sức khỏe

Dùng yến sào sai cách ảnh hưởng đến sức khỏe
Yến sào vẫn được coi là thức ăn bổ dưỡng, tuy nhiên nếu biết cách sử dụng đúng thì giá trị mang lại sẽ tốt hơn nhiều.

Thói quen cần tránh khiến đau thần kinh tọa thêm trầm trọng

Thói quen cần tránh khiến đau thần kinh tọa thêm trầm trọng
Đau thần kinh tọa thường do dây thần kinh bị nén ở phần dưới cột sống gây ra. Đau thần kinh tọa là dạng bệnh do cơn đau do kích thích dây thần kinh hông. Vì vậy, bất cứ nguyên nhân nào kích thích dây thần kinh này đều có thể gây đau, từ nhẹ đến nặng...

Tác dụng phụ khi bổ sung collagen

Tác dụng phụ khi bổ sung collagen
Collagen là “vũ khí” được nhiều người sử dụng trong hành trình làm đẹp, để có làn da, mái tóc và móng chắc khỏe, mượt mà... Mặc dù collagen có nhiều ưu điểm khác nhau, nhưng điều quan trọng cần biết về những nguy cơ để bổ sung cho an toàn...

Dấu hiệu loãng xương ở người cao tuổi

Dấu hiệu loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và có thể dẫn đến tình trạng gãy xương. Vậy dấu hiệu để nhận biết loãng xương ở người cao tuổi là gì?

Ăn nhanh, nhai nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe

Ăn nhanh, nhai nuốt vội ảnh hưởng đến sức khỏe
Do thói quen ăn uống và áp lực về thời gian, nhiều người thường ăn nhanh, nhai nuốt vội vàng mà không biết thói quen này ngoài tăng nguy cơ bị mắc nghẹn còn có thể gây ra nhiều nguy hại khác cho sức khoẻ...

Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm A (H9) đầu tiên, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm A (H9) đầu tiên, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Ngày 6/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, Viện Pasteur TP.HCM đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người sau khi ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.

Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 học sinh tử vong, nhiều em nhập viện do nghi ngờ ngộ độc ở Khánh Hoà

Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 học sinh tử vong, nhiều em nhập viện do nghi ngờ ngộ độc ở Khánh Hoà
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế vừa có Công văn số 711/ATTP-NĐTT gửi Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà liên quan đến vụ việc tại Trường Tiểu học Vĩnh Trường và Trường THCS Trần Hưng Đạo, TP. Nha Trang.

Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và cách điều trị đau cổ vai gáy

Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và cách điều trị đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy là một tình trạng bệnh lí thường gặp với các triệu chứng đau, mỏi và khó chịu ở vùng cổ, vai và gáy. Người bệnh có thể cảm thấy đau, hạn chế vận động cổ vai và co cứng các nhóm cơ vùng này...

Truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho nhân viên y tế hiến đa tạng cứu người bệnh

Truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho nhân viên y tế hiến đa tạng cứu người bệnh
Chiều 4/4/2024, tại Bệnh viện E, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho Thạc sĩ, nữ hộ sinh Lộ Thị Thùy Linh, Khoa Phụ sản - Bệnh viện E, hiến đa tạng hồi sinh sự sống cho 4 người.

Cách ngăn ngừa bệnh Alzheimer tiến triển

Cách ngăn ngừa bệnh Alzheimer tiến triển
Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người cao tuổi, chiếm 60 - 70% nguyên nhân gây sa sút trí tuệ. Hiện nay, các nhà khoa học ghi nhận một bộ phận giới trẻ cũng đang bị đe dọa bởi căn bệnh này...

Bộ Y tế cảnh báo những vấn đề sức khoẻ nguy hiểm khi nắng nóng gay gắt

Bộ Y tế cảnh báo những vấn đề sức khoẻ nguy hiểm khi nắng nóng gay gắt
Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trước tác động của nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn.
Xem thêm
Ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Chiều 15/4, tại Bệnh viện Quân Y 175, TP. Hồ Chí Minh diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế (ITLS) đầu tiên tại Việt Nam. Trên toàn thế giới có 124 Trung tâm ITLS và Trung tâm ITLS Bệnh viện Quân y 175 là Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.
Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bênh nhân 74 tuổi, ở Hà Nội có 2 bàng quang (bàng quang “thật” và bàng quang “giả” hay còn gọi là túi thừa bàng quang).
Tiêu hủy toàn quốc sữa rửa mặt Innisfree bija trouble facial foam

Tiêu hủy toàn quốc sữa rửa mặt Innisfree bija trouble facial foam

Bộ Y tế vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với 1 loại sữa rửa mặt của nhãn hàng Innisfree (Hàn Quốc) do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí đối với Người có công với Cách mạng
Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bênh nhân 74 tuổi, ở Hà Nội có 2 bàng quang (bàng quang “thật” và bàng quang “giả” hay còn gọi là túi thừa bàng quang).
Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí
Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Ngoài chữa bệnh theo các bài thuốc đông y gia truyền, lương y đa khoa Lê Đức Vọng (Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng) ở thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên còn chữa các bệnh liệt thần kinh 7 ngoại biên, thoái hóa khớp, bệnh đĩa
Phiên bản di động