Hiểu đúng để giữ nét đẹp tục “kéo vợ” của đồng bào Mông

Tục “kéo vợ” là một phong tục cổ truyền của đồng bào Mông ở vùng Tây Bắc. Phong tục này gắn liền với việc hệ trọng của đời người, đó là chuyện hôn nhân, dựng vợ gả chồng của các gia đình người Mông. Ngày nay, có nhiều thông tin trên mạng xã hội, ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn nét đẹp và dẫn đến những cách hiểu chưa đúng về tục “kéo vợ” cổ truyền của đồng bào Mông...

Nét đẹp từ một phong tục

Tục “kéo vợ” hình thành từ rất sớm, được gìn giữ và thực hành, trở thành một phong tục độc đáo chỉ có ở dân tộc Mông. Thầy giáo Lý Chiến Dìn, dân tộc Mông, giáo viên Trường THPT số 3 Bảo Yên, tỉnh Lào Cai kể rằng: “Xuất phát từ điều kiện sống, tập quán trong hôn nhân xưa kia, do tục lệ thách cưới của người Mông gồm bạc trắng, trâu, lợn, gà, rượu, gạo… khiến nhiều gia đình không đủ tiền để lo sính lễ ăn hỏi, dẫn cưới nên nhiều chàng trai người Mông rất khó lấy vợ”.

Hơn nữa, nhiều gia đình đã ép gả con gái cho nhà giàu với mong muốn con mình được hưởng giàu sang phú quý, nhiều đôi trai gái tuy yêu nhau nhưng không lấy được nhau, tình yêu bị tan vỡ. Các đôi trai gái Mông yêu nhau hẹn nhau ngày về sống chung một nhà nhưng do tự trọng cô gái Mông không thể tự vào nhà chồng trong khi chưa dạm hỏi. Vì thế, người Mông mới nghĩ đến việc kéo vợ, một trong những điểm khởi đầu cho câu chuyện hôn nhân.

Đó là thường vào ngày hội Xuân, chợ phiên, các chàng trai, cô gái Mông đến tuổi trưởng thành cùng nhau xuống dự hội, đi chợ phiên. Khi đi, họ mặc những bộ trang phục mới nhất, đẹp nhất để làm duyên. Mục đích đi hội không chỉ để vui, giao lưu mà các chàng trai, cô gái Mông mong muốn tìm được người mà mình mong đợi.

Hiểu đúng để giữ nét đẹp tục “kéo vợ” của đồng bào Mông
Thiếu nữ dân tộc Mông vùng Tây Bắc trong chợ phiên.

Thông thường các cô gái Mông hay chọn những chàng trai khỏe mạnh, biết bắn nỏ, cưỡi ngựa, thổi khèn, gia đình lương thiện. Còn các chàng trai Mông chọn những cô gái có thân hình chắc khỏe, nết na và biết làm mọi công việc, biết se lanh...

Sau khi đã chọn được người con gái mình mong muốn, chàng trai Mông sẽ tổ chức “kéo vợ” vào một ngày nhất định. Khi cô gái cùng bạn bè xuống chợ hay đi ở ven đường, được sự giúp sức của bạn bè, chàng trai sẽ chạy đến kéo tay cô gái mà mình đã chọn đi theo mình.

Mặc dù rất yêu chàng trai và đã biết trước sự việc nhưng cô gái vẫn tỏ ra sợ hãi, chống cự, miễn cưỡng không theo. Thậm chí cô gái còn khóc lóc, cầu cứu người nhà, bạn bè giúp đỡ khỏi bị kéo. Còn chàng trai thì ra sức kéo tay cô gái, nhờ bạn bè giúp sức. Dĩ nhiên cô gái phải để chàng trai kéo là đề cao giá trị phẩm chất của người phụ nữ Mông.

Khi người nhà cô gái chạy ra can thiệp thì bạn bè chàng trai sẽ ra đỡ thay chứ không đánh trả. Sau khi đưa được cô gái về nhà thì cử một em gái trong gia đình trông. Nửa ngày sau, gia đình chàng trai đi sang nhà gái để dạm hỏi cùng với lễ vật nhà trai chuẩn bị, gồm một đôi gà và một bình tông rượu. Tại đây, nhà trai sẽ thưa chuyện với nhà gái, nếu nhà gái ưng thuận và cô gái nhận lời thì tiến hành làm lễ ăn hỏi rồi tiến tới lễ cưới.

Nếu cô gái hoặc gia đình không nhận lời thì cuộc hôn nhân sẽ không thành. Nếu cô gái ưng chàng trai và gia đình nhà gái cũng nhận lời nhà trai thì hai bên gia đình thống nhất, các thủ tục để ăn hỏi và tiến hành chọn ngày lành, tháng tốt để tổ chức lễ cưới. Lễ cưới được tiến hành theo đúng phong tục của người Mông.

Hiểu đúng để gìn giữ nét đẹp

Ông Vàng Quáng Diêu, dân tộc Mông, cán bộ văn hóa xã Tân Dương, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chia sẻ: “Tục “kéo vợ” là một nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở vùng Tây Bắc. Phong tục này cần được hiểu đúng để thấy được giá trị nhân văn của nó”.

Bước vào thời kì hội nhập, việc gìn giữ bản sắc văn hóa cổ truyền được các địa phương đẩy mạnh gắn với phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, vì vậy, tục “kéo vợ” được các bản Mông ở vùng cao Tây Bắc tổ chức gắn với các lễ hội, tái hiện để đồng bào gìn giữ nét đẹp vốn có. Đồng thời, tuyên truyền để người dân không lợi dụng mạng xã hội, đăng tải những video phản cảm để làm xấu phong tục “kéo vợ”, dẫn đến những cách hiểu không đúng.

Tại các nhà trường, vào dịp đầu Xuân thường tổ chức ngoại khóa, trải nghiệm văn hóa cổ truyền, trong đó, các em học sinh người Mông tổ chức phục dựng tiết mục “kéo vợ” để cho thầy cô giáo, học sinh được trải nghiệm nét đẹp nhân văn của phong tục này.

Thầy giáo Ma Văn Sấu, dân tộc Mông, giáo viên Trường Mầm non số 2 Xuân Hòa huyện Bảo Yên chia sẻ: “Tổ chức trải nghiệm về tục “kéo vợ” sẽ giúp cho mọi người và học sinh hiểu được giá trị nhân văn của phong tục này”.

Tục “kéo vợ” của đồng bào Mông ở vùng cao Tây Bắc đến nay vẫn được gìn giữ ở một số địa phương nhưng ít hơn trước. Phong tục này thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc của người phụ nữ Mông, đó là khát vọng tự do trong tình yêu, hôn nhân từ xa xưa. Đây là một nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của đồng bào Mông.

Nguyễn Thế Lượng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…
Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!
Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...
Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tin khác

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
Với nhiều người, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên trong năm mới...

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng
Phát huy truyền thống lịch sử 94 năm quang vinh của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, gửi thông điệp về sứ mệnh của Đảng cầm quyền, quyết đưa dân tộc ta tiến kịp thời đại.

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng
Trải qua 65 năm (1959 – 2024) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu. Với chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; những trang sử vẻ vang, chiến công oanh liệt của lực lượng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý...

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An
Đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An nằm trên ngọn núi cao, phía dưới là thung lũng Vụng Thắm thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực
Nguyễn Trực (1417-1474) tên chữ là Công Tiệp, hiệu là Hu Liêu, xã Bối Khê, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Nay là làng Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội; đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tông, là Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê.

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ngành Y tế Việt Nam đã có những thành tựu to lớn. Nguyên nhân là do dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, Việt Nam có hệ thống y tế ngày càng hoàn chỉnh, hiện đại.

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ
Trong cuộc đời quân ngũ, tôi và nhiều đồng đội của tôi đã từng làm Bí thư cấp ủy các cấp. Và dù ở cấp nào đi chăng nữa, việc làm Bí thư cũng đã để lại những nỗi niềm buồn vui, trăn trở, những kỉ niệm không thể nào quên trong kí ức của mỗi người.

Linh thiêng cội nguồn

Linh thiêng cội nguồn
Thắp hương là một nghi lễ truyền thống lâu đời ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về yếu tố tâm linh, văn hóa và phong tục tập quán, phổ biến trong một số sự kiện tôn giáo, văn hóa, cúng bái, cầu nguyện, tưởng niệm,...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, chống mọi quan điểm tư tưởng thù địch và những biểu hiện cơ hội, sai trái hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc
Mùa Xuân khởi đầu một năm mới, muôn hoa nở rộ đủ sắc màu, mát mẻ; mùa trẻ hoá, đổi mới, bật dậy tuổi thanh xuân; những đàn chim én lượn cao vút trên bầu trời xanh mang thông điệp sức sống mới của vạn vật. Trục quay trái đất nghiêng dần về phía mặt trời, các giờ được chiếu sáng tăng dần lên chan hoà, lan toả muôn nơi, khiến cho tiết trời ấm áp. Cây nảy lộc đâm chồi.

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”
Sáng sớm 28/1/1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ cùng 5 chiến sĩ dẫn đường và tháp tùng khởi hành trở về Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động