Kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024):

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhưng với dã tâm tái chiếm toàn bộ nước ta, thực dân Pháp đã không ngừng đưa thêm quân ra Hà Nội và các địa phương trên miền Bắc. Ngày 12/12/1946, trước âm mưu đô hộ nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Ngày 18 và 19/12/1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người đã kêu gọi toàn dân tộc đoàn kết đứng lên chống lại thực dân Pháp: “Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc… Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

Đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô (10/10/1954).   Ảnh tư liệu lịch sử
Đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô (10/10/1954). Ảnh tư liệu lịch sử

Vào 20 giờ 3 phút ngày 19/12/1946, khi đèn điện thành phố vụt tắt, quân và dân Hà Nội đồng loạt tiến công 21 vị trí quân Pháp đóng quân và hoàn toàn làm chủ tình thế, dựa vào công sự, chiến lũy và thế liên hoàn của các căn nhà, dãy phố, kiên cường chiến đấu gây cho địch nhiều tổn thất.

Các chiến sĩ “cảm tử quân” ôm bom ba càng lao vào diệt xe tăng, thiết giáp, gây nên nỗi kinh hoàng cho quân Pháp. Hình ảnh dũng cảm, kiên cường của các chiến sĩ cảm tử trở thành biểu tượng của ý chí “Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh”.

Qua 60 ngày đêm chiến đấu, quân dân Thủ đô hoàn thành nhiệm vụ giam chân địch, quân ta đã thực hiện cuộc lui quân “thần kì”, rút khỏi thành phố trong vòng vây khép kín của kẻ thù, vượt qua sông Hồng, lên Chiến khu an toàn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã giành thắng lợi sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Đối với thực dân Pháp, sau thất bại tại Điện Biên Phủ, chúng buộc phải kí Hiệp định Genève (20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Ngày 17/9/1954, Ủy ban Quân chính Thành phố Hà Nội được thành lập để tiếp thu và quản lí thành phố. Cuối tháng 9/1954, trước sức mạnh đấu tranh của ta, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi Hà Nội đúng thời hạn. Ngày 30/9/1954, ta và Pháp kí Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự. Ngày 2/10/1954, ta và Pháp kí Hiệp định chuyển giao Hà Nội về hành chính. Theo đó, nguyên tắc chuyển giao là bảo đảm trật tự, an toàn, không được phá hoại và không làm gián đoạn các hoạt động của đời sống thành phố. Theo đó, các đơn vị bộ đội tiền trạm đã tiếp quản một số nơi ở Hà Nội theo nguyên tắc quân Pháp rút đến đâu, ta tiếp quản đến đó. Lực lượng tự vệ nhà máy cùng nhiều công nhân cũng đến canh gác bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp của mình. Đến 16 giờ, ngày 9/10/1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên.

Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính TP Hà Nội và các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh quân mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội.

Trong lịch sử hào hùng, Thăng Long-Hà Nội đã trải qua hơn 10 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và kết thúc trong khúc khải hoàn. Trong đó, Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son rực rỡ nhất. Sự kiện này là thành quả vĩ đại sau 9 năm kháng chiến trường kì của quân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) cũng đi vào lịch sử thế giới với việc đánh dấu sự thắng lợi của một dân tộc nhỏ bé trước một thế lực thực dân xâm lược hàng đầu thế giới. Hà Nội được giải phóng không chỉ là niềm vui mừng của người dân Thủ đô, Nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài mà các nước trong phe xã hội chủ nghĩa cùng Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Trong thư gửi đồng bào Hà Nội sau ngày giải phóng Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tám năm qua, Chính phủ đã phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhưng lòng Chính phủ luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay, do Nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ ta lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết”.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), hàng chục vạn người con Thủ đô lên đường tòng quân chiến đấu khắp các chiến trường. Nơi hậu phương, Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Tự hào hơn nữa, Hà Nội đã cùng các địa phương làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” (tháng 12/1972).

Nói về Chiến thắng Hà Nội - “Điện Biên Phủ trên không”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Đây là thắng lợi to lớn nhất, chiến công xuất sắc nhất của cuộc chiến tranh nhân dân trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ… Quân dân Hà Nội, quân dân miền Bắc anh hùng đã đập tan cuộc tập kích chiến lược của Không quân Mỹ, lập nên một “Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Hiệp định Paris”.

Trong cuốn sách “Không còn những Việt Nam nữa”, Tổng thống Mỹ Richard Nixon chua xót nhận ra: “Đỉnh cao của cuộc leo thang chiến tranh ở Việt Nam là đợt chúng ta đưa B-52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng dịp lễ Noel năm 1972. Nhưng chúng ta đã thất bại và phải kí Hiệp định Paris”.

Chiến thắng Hà Nội - “Điện Biên Phủ trên không” đã buộc đế quốc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và kí Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27/1/1973). Đây là tiền đề quan trọng để cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Năm 1999, Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”. Năm 2000, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí bằng tặng thưởng Thành phố Hà Nội danh hiệu “Thủ đô anh hùng”, vì đã có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, vai trò, vị thế, uy tín của Hà Nội ngày càng được nâng cao, xứng đáng là Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình.

Nguyễn Văn Toàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sức xuân từ quan niệm về tuổi tác của Bác Hồ

Sức xuân từ quan niệm về tuổi tác của Bác Hồ

Chắc hẳn người cao tuổi chúng ta đều thấm thía sự thành đạt của một đời người không chỉ là thành công trong sự nghiệp, đạt đến đỉnh cao về quyền lực, sung túc về vật chất; mà quan trọng hơn là con cháu ngoan hiền, có sức khỏe, tự biết cải thiện cảnh giới của bản thân. Một trong cải thiện cảnh giới bản thân là vượt qua tuổi tác mà cách nghĩ của Bác Hồ là một tấm gương để chúng ta có thể học tập, noi theo.
Đất nước 95 mùa Xuân có Đảng

Đất nước 95 mùa Xuân có Đảng

Cứ Tết đến là Xuân về, theo lẽ tự nhiên từ ngàn xưa trên đất nước Việt Nam ta. Tết này, cả dân tộc mừng đón năm Ất Tỵ 2025 trong không khí tưng bừng bước vào kỉ nguyên mới. Cũng vào dịp đón Tết, mừng Xuân, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân lại hân hoan hướng về các hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Đảng (3/2)...
Nhớ lời Bác dặn phải không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân

Nhớ lời Bác dặn phải không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân

Trong Di chúc, Bác căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”...
Xây dựng gia đình là xây nền móng cho xã hội

Xây dựng gia đình là xây nền móng cho xã hội

Công tác xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”...
Để Luật phòng, chống tác hại rượu bia đi vào cuộc sống

Để Luật phòng, chống tác hại rượu bia đi vào cuộc sống

Rượu, bia là thức uống quen thuộc trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, mặc dù chúng mang đến rất nhiều phiền toái cho sức khỏe và xã hội. Một chút rượu bia chúc Tết đã là một thói quen có từ lâu.

Tin khác

Những cây đa Bác trồng

Những cây đa Bác trồng
Từ năm 1960 đến nay, mỗi lần Tết đến, Xuân về chúng ta lại nhớ đến Tết trồng cây mà Bác khởi xướng là từ mùa Xuân 1960, Bác Hồ phát động Tết trồng cây. Trong một bài viết về kêu gọi toàn dân hưởng ứng. Bác có viết hai câu thơ nay đã đi vào tâm thức mọi người và trở thành thuần phục như ca dao, tục ngữ: "Mùa Xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân".

Thiêng liêng hai tiếng Đảng ta

Thiêng liêng hai tiếng Đảng ta
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Ngọn cờ hòa bình của V.I.Lênin

Ngọn cờ hòa bình của V.I.Lênin
V.I.Lênin (1870-1924) là nhà tư tưởng vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ngay sau khi lãnh đạo thành công Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin đã công bố “Sắc lệnh về hòa bình” của Nhà nước Xô viết. Đây là một văn kiện lịch sử có giá trị như một cương lĩnh hòa bình đầu tiên của nhân loại.

Hành trang mùa Xuân trong kỉ nguyên mới

Hành trang mùa Xuân trong kỉ nguyên mới
Năm 2024, Việt Nam giành nhiều kì tích về kinh tế. GDP bứt tốc trong những tháng cuối năm và cán đích tăng trưởng 7% (theo Nghị quyết của Quốc hội 6,5-7%). Đây cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm phấn đấu 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt.

Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972

Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972
Sự kiện 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, quân và dân Hà Nội đánh bại cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, như một mốc son chói lọi. Vậy mà, thấm thoắt đã 52 năm.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm mở rộng khối đại đoàn kết, giữa những người có đạo với người không theo đạo, giữa đồng bào theo các đạo khác nhau... ngày càng gắn kết, bền chặt. Người nhấn mạnh, đoàn kết tôn giáo nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...

Trang sử hào hùng của quân đội ta

Trang sử hào hùng của quân đội ta
Ngày 22/12/1944, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Chỉ hai tuần sau khi ra đời, đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt, Nà Ngần thuộc tỉnh Cao Bằng.

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 2. Người cao tuổi chung tay bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc
Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Phiên bản di động