Già hóa dân số - vấn đề không của riêng ai

Kì 2: Kinh nghiệm từ nước ngoài

Những thách thức mà các quốc gia có dân số già và rất già như Nhật Bản hoặc các nước châu Âu như: Italia, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển,… là những bài học thực tiễn cho Việt Nam. Đó là cần phải chuẩn bị ngay các chính sách, chương trình hướng tới một dân số già nhưng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế còn thấp…

Một số nước có riêng chương trình sử dụng người lao động cao tuổi nhằm hỗ trợ NCT tìm việc làm, hỗ trợ cho chủ lao động là NCT, rất nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển NCT, Nhật Bản là một ví dụ.

Chính phủ Nhật Bản đã có quy định về việc thiết lập các trung tâm giới thiệu việc làm ở các đơn vị hành chính các cấp, hoạt động hoàn toàn bằng ngân sách nhà nước và chỉ thu một khoản phí rất nhỏ từ những NCT đăng kí tìm việc làm. Nhiệm vụ của Trung tâm là giới thiệu những việc đơn giản, ít tốn thời gian cho những NCT sống trong khu vực quản lí và có trách nhiệm đóng tiền bảo hiểm cho các hội viên.

Bên cạnh đó, Chính phủ trợ cấp cho các doanh nghiệp tuyển dụng NCT thông qua các trung tâm nhà nước về ổn định việc làm; doanh nghiệp có chế độ bảo đảm việc làm cho nhân viên tuổi 65. Đến nay, phần lớn doanh nghiệp Nhật Bản đều đã xây dựng chế độ làm việc đến 65 tuổi. Quốc hội Nhật Bản đã thông qua bộ luật ổn định việc làm cho NCT vào năm 2013. Luật này yêu cầu mọi doanh nghiệp áp dụng tuổi về hưu không trẻ hơn 60, đồng thời phải thực hiện một trong ba biện pháp: 1/ Xây dựng chế độ tuổi về hưu là 65; 2/ Có biện pháp duy trì việc làm đến 65 tuổi; 3/ Bãi bỏ chế độ về hưu. Việc khuyến khích NCT tham gia lao động ngoài góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn với phát triển kinh tế, chế độ an sinh xã hội, còn có mặt tích cực tạo ra sự hài lòng và khẳng định bản thân của NCT.

Nhiều người cao tuổi ở Nhật Bản tiếp tục làm việc khi đã qua tuổi hưu. Ảnh IT
Nhiều người cao tuổi ở Nhật Bản tiếp tục làm việc khi đã qua tuổi hưu. Ảnh IT

Nhiều quốc gia đang khuyến khích việc nhập cư để giải quyết vấn đề về dân số. Tuy nhiên, Nhật Bản không áp dụng giải pháp này, thay vào đó họ đã phát triển một loạt các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao. NCT Nhật Bản nắm giữ một nửa tài sản của đất nước. Một nền kinh tế được chi phối bởi ngành dược phẩm, chăm sóc sức khỏe và trang thiết bị y tế. Những thiết kế đồ nội thất và thiết bị hỗ trợ thông minh dành riêng cho NCT đã và đang được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản.

Một số quốc gia ở châu Âu cũng phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số (GHDS) đang diễn ra nhanh chóng. Để giải quyết những thách thức đặt ra, Chính phủ Thụy Điển đã chú trọng phát triển các giải pháp tích cực và hiện đại. Các sáng kiến về chăm sóc sức khỏe đóng vai trò cần thiết trong việc giải quyết thách thức về dân số, các loại thuốc sinh học hiện đại có thể cung cấp cho nhiều người dân. Một ví dụ điển hình khác ở quốc gia này là những nỗ lực tuyệt vời đã được thực hiện để tạo ra máy trợ thính tốt hơn, giúp giảm nguy cơ gia tăng các chứng bệnh khác liên quan đến tuổi cao như chứng sa sút trí nhớ. Bên cạnh đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng của Thụy Điển từ nhiều năm nay với mục tiêu cốt lõi của hệ thống y tế công cộng là khuyến khích mọi người dân giữ được sức khỏe tốt suốt cả cuộc đời.

Theo LHQ, hai phần ba các quốc gia ở châu Âu đã đưa ra các biện pháp để tăng tỉ lệ sinh, từ tiền thưởng cho trẻ em và ưu đãi thuế đến nghỉ phép có lương của cha mẹ, với mức độ thành công khác nhau. Thụy Điển đã có những chính sách khuyến khích các gia đình sinh thêm con thứ 2, 3 hoặc 4. Thụy Điển vừa khuyến khích lao động nhập cư vừa khuyến khích việc nghỉ hưu muộn để duy trì một cộng đồng lao động to lớn cũng là một giải pháp đáng chú ý.

Mặc dù liên tục đứng đầu trong danh sách quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, nhưng Phần Lan đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lao động trầm trọng. Mức độ tăng trưởng dân số rất thấp, cùng với tâm lí hạn chế nhập cư, khiến áp lực GHDS ngày càng nặng nề hơn. Thống kê cho thấy, cứ 100 người trong độ tuổi lao động tại nước này thì có tới 39,2 người trên 65 tuổi. Dự báo đến năm 2030, tỉ lệ người già tại quốc gia này có thể tăng lên 47,5%. Chính phủ Phần Lan đã cảnh báo cần phải tăng gấp đôi số lượng người nhập cư lên 20.000-30.000 mỗi năm để duy trì các dịch vụ công và giảm thâm hụt lương hưu.

Đức là một cường quốc kinh tế của châu Âu cũng đang phải đối mặt với vấn đề GHDS. Một trong những giải pháp được đưa ra là chính sách nhập cư nhưng cũng chỉ giải quyết được phần nào. Một giải pháp gây tranh cãi ở Đức là việc nâng độ tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 67. Ở Đức, vấn đề GHDS còn tạo ra nhiều áp lực lên lực lượng lao động hơn cả vấn đề thất nghiệp ở thanh niên. Ở Mỹ và Đức, xây dựng Làng dành cho người hưu trí được coi là các dự án bất động sản.

Tại Australia, NCT thường vào các viện dưỡng lão hoặc các cơ sở chăm sóc NCT. Nếu ở nhà thì họ được nhân viên địa phương thuộc các hội đồng thành phố, địa phương tiểu bang tới chăm sóc theo chương trình HACC (Home and Community Care - Chăm sóc tại gia và cộng đồng). Chương trình đã giúp NCT, nhất là người già thuộc các cộng đồng sắc tộc thấy thoải mái hơn vì họ được chăm sóc tại nhà trong khung cảnh gần gũi, quen thuộc từ lâu nay và đều hài lòng với các dịch vụ này.

Ở Hàn Quốc trong những năm gần đây đang chuyển dần sang môi trường đậm nét “chủ nghĩa cá nhân” và người dân Hàn Quốc có xu hướng tự chăm lo cho bản thân. Tỉ lệ sinh thấp và tình trạng GHDS làm tăng số lượng NCT trong xã hội là một gánh nặng cho nền kinh tế bởi lực lượng trong độ tuổi lao động ngày một giảm trong khi chi phí để chăm sóc cho NCT lại tăng lên. Năng suất lao động giảm đi cùng với gánh nặng tài chính sẽ là một bài toán khó cho nền kinh tế Hàn Quốc trong tương lai không xa. Những trường hợp NCT chết không có người thân lo chi phí mai táng, phải nhờ đến các tình nguyện viên không quen biết không phải hiếm gặp. Thực trạng đáng buồn này xảy ra khi sự gắn kết trong các gia đình Hàn Quốc bị chia cắt và xem nhẹ. Hiện tại, chính sách chống đói nghèo đang được coi là biện pháp khắc phục thực trạng NCT chết trong cô đơn.

Đặng Tài Tính

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...
Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.
Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...
Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Tin khác

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa
Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
Với nhiều người, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên trong năm mới...

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng
Phát huy truyền thống lịch sử 94 năm quang vinh của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, gửi thông điệp về sứ mệnh của Đảng cầm quyền, quyết đưa dân tộc ta tiến kịp thời đại.
Xem thêm
Phiên bản di động