Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).
Hơn 300 gia đình cơ sở cách mạng (từ 1944 đến 1975) của thôn Thủy Thạch, xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cùng với lãnh đạo các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Định và Quân khu 5 vô cùng xúc động lắng nghe các nhân chứng lịch sử ôn lại tấm gương suốt đời vì Dân sáng ngời của đồng chí Võ Trung Thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và giai đoạn đầu thời kì miền Nam mới hoàn toàn giải phóng, thống nhất Tổ quốc.

Giữa năm 1942, cậu học sinh Võ Trung Thành rời ghế nhà trường ở Huế tham gia hoạt động trong phong trào công nhân hỏa xa Đà Lạt. Cuối năm 1943, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương Võ Trung Thành, trong vai thầy giáo trẻ về quê chỉ đạo Mặt trận Việt Minh và lấy ngôi nhà do ông bà để lại làm trường dạy chữ vừa dạy chữ, vừa tuyên truyền đường lối cách mạng cho hơn 20 thanh thiếu niên. Với lòng yêu nước nồng nàn và thương dân sâu sắc, Võ Trung Thành ngày đêm dồn tâm huyết đào tạo những thanh thiếu niên chân lấm tay bùn trở thành những hạt giống đỏ của Mặt trận Việt Minh, làm lực lượng xung kích vùng lên Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám 1945, giành chính quyền về tay Nhân dân ở Đức Phổ. Từ đây, tấm gương vì dân của thầy giáo Thành ngày càng thêm in đậm trong trái tim của hàng trăm thanh niên thôn Thủy Thạch rồi nhân rộng và lan tỏa ra nhiều địa phương khắp các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình,… là những địa phương mà đồng chí Võ Trung Thành suốt hơn 25 năm liên tục hoạt động, công tác, chiến đấu trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy và Chính ủy Mặt trận Trung Tây Nguyên, Quân khu 5.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

“Tin yêu dân, dựa vào dân để cứu nước” và “Có lòng dân là có tất cả” đã trở thành bài học đầu đời của lớp trẻ, được đồng chí Võ Trung Thành trao truyền từ ngày đầu toàn quốc kháng chiến 19/12/1946. Để đề phòng và chống trả thắng lợi các cuộc đổ bộ của tàu thủy giặc Pháp càn quét, bắn giết đồng bào ta, cán bộ Việt Minh huyện Võ Trung Thành đã “3 cùng” với Dân, lắng nghe ý kiến các tầng lớp Nhân dân, và cùng Nhân dân đàm đạo tìm ra những sáng kiến độc đáo với ý chí “Toàn dân đánh giặc”, “Toàn dân cứu nước cứu nhà”, lấy vũ khí thô sơ đánh bại vũ khí hiện đại của giặc, bằng cách dựng một trụ bồ làm đài quan sát trên đỉnh núi Dâu. Cái bồ được đan bằng tre, sơn màu đỏ, có dây kéo từ thấp lên cao, báo hiệu mỗi khi tàu Pháp ngoài biển có âm mưu đổ bộ lên bờ. Nhờ đó mà Nhân dân các xã Phổ Cường, Phổ Khánh, Phổ Hiệp, Phổ Vinh kịp thời sơ tán và lực lượng dân quân du kích chủ động phục kích với những hầm chông, địa đạo, cung tre, bẫy đá,… Khi giặc vào làng thì “vườn không nhà trống”, khi giặc quay ra thì 4 phương 5 hướng đều xuất hiện Việt Minh từ dưới giao thông hào xông lên chống trả quyết liệt, đánh bại hai cuộc càn ác liệt của giặc.

Cuối năm 1954, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, gia đình vợ con đồng chí Võ Trung Thành lên đường tập kết ra Bắc. Trong khi đó, với bí danh Năm Vinh, đồng chí được Đảng phân công bí mật ở lại miền Nam hoạt động. Trên cương vị Khu ủy viên Khu 5, suốt hơn 20 năm liên tục, đồng chí Năm Vinh bám trụ và có mặt ở những địa bàn vào thời điểm gian truân, khốc liệt nhất, ngày đêm sống hòa vào Dân, vừa chiến đấu diệt địch, vừa tham gia sản xuất để có lương thực phục vụ chiến trường, vừa xây dựng lớp lớp cơ sở cách mạng trong đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Trên cương vị Bí thư 3 tỉnh Tây Nguyên và Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Mặt trận Trung Tây Nguyên, Quân khu 5, đồng chí Năm Vinh luôn đặt lợi ích của Dân, của Đảng lên trên, lên trước, sẵn sàng đồng cam, cộng khổ với Dân, cùng ăn rau rừng thay cơm, ăn tro cỏ tranh thay muối, trèo đèo, vượt thác, ngủ cùng trong hang đá mỗi khi Đảng cần có Dân và Dân cần gần Đảng. Đồng chí Năm Vinh đã hi sinh mọi quyền lợi bản thân, gia đình, một lòng một dạ phục vụ cách mạng. Trong hơn 20 năm ấy, chỉ một lần tham gia đoàn đại biểu Đảng bộ Khu 5 ra Hà Nội dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng 1960, còn chưa một lần nào khác ra thăm gia đình vợ con ở miền Bắc. Tấm gương vì Dân của đồng chí Năm Vinh đã để lại trong lòng đồng bào các dân tộc thiểu số M’nông, Ê Đê, Xơ Đăng, Ba Na,… một tấm gương cao đẹp nhưng vô cùng bình dị, từ trong cuộc sống đời thường cũng như trong cuộc chiến ác liệt sống chết với quân thù. Ngay từ thời gian đầu, khi Luật 10/59 của chính quyền Ngô Đình Diệm kéo lê máy chém đi khắp miền Nam, đến khi hàng vạn lính Mỹ và chư hầu ồ ạt tấn công lên Tây Nguyên và hàng trăm lượt B-52 rải thảm, hàng triệu lít chất độc hóa học da cam trút xuống đại ngàn Trường Sơn… thì đồng chí Năm Vinh vẫn được đồng bào chở che, bảo vệ an toàn. Không ít lần đồng chí đối diện trước bọn ác ôn thám báo, nhưng được sự cải trang “3 cùng” với Dân, nên địch không thể nào nhận ra một cán bộ Việt Cộng cao cấp nằm vùng đang ở ngay trước mặt chúng. Từ đó, trong mắt đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ cụ già đến em bé đều nhận thấy Năm Vinh vừa là một cán bộ Cụ Hồ quý mến, vừa là một người thân trong gia đình, nên đã suy tôn đồng chí bằng cái tên Ama Cha Vinh vô cùng thân thiết.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiều lần Trung ương dự định điều động đồng chí Năm Vinh về công tác ở Trung ương hoặc làm Bí thư một tỉnh, thành phố ở miền Trung. Nhưng theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc, đồng chí đã tự nguyện tiếp tục ở lại công tác, giúp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán, nhất là lớp trẻ trưởng thành nhanh chóng và vững chắc hơn. Mãi đến đầu năm 1982, khi sức khỏe giảm sút nhiều, Trung ương quyết định chuyển đồng chí về làm Bí thư Tỉnh ủy Nghĩa Bình (hai tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định hợp nhất). Mặc dù sức khỏe giảm sút nặng, lại bị tái phát căn bệnh hiểm nghèo do hậu quả của chất độc hóa học da cam, đồng chí vẫn dồn hết tâm huyết, trí tuệ xây dựng Đảng bộ tỉnh nhà đổi mới, phát triển cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào tháng 7/1982.

Với 58 tuổi đời, hơn 40 năm liên tục hoạt động cách mạng, tấm gương suốt đời vì Dân của đồng chí Võ Trung Thành (Năm Vinh) vẫn ngày càng tỏa sáng. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Thành đồng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Giải phóng hạng Nhất,... và được lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên - miền Trung - Quân khu 5 báo cáo, đề nghị Đảng, Nhà nước truy tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Nguyễn Anh Liên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.
Xem thêm
Phiên bản di động