Kỉ niệm 116 năm ngày sinh của Tổng Bí thư Lê duẩn (7/4/1907 - 7/4/2023)

Đồng chí Lê Duẩn với công tác đối ngoại

Là một nhà lí luận, nhà tư tưởng, lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Lịch sử ghi đậm những công lao to lớn của đồng chí trong nhiều thời kì, đặc biệt trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đời hoạt động của mình, nhất là trong 26 năm trên cương vị là Bí thư Thứ nhất và Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí đã có những cống hiến đặc biệt xuất sắc về mặt lí luận và hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực đối ngoại của Đảng ta.

1. Làm cho Nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta

Đồng chí Lê Duẩn luôn cho rằng: Chung sống hòa bình phải đi đôi với đấu tranh chống đế quốc - nguồn gốc gây chiến tranh, hai mặt đó khăng khít với nhau. Vì vậy, muốn bảo vệ hòa bình phải dập tắt lò lửa gây ra chiến tranh là chủ nghĩa đế quốc và coi đây là biện pháp bảo vệ hòa bình tích cực nhất.

Từ yêu cầu hòa bình của nhân loại, khát vọng tự do của tất cả các dân tộc, ước vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của Nhân dân ta và các nước trong khu vực. Với cách nhìn và lí giải về chiến tranh và hòa bình, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, văn minh và tàn bạo, Đảng ta, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Lê Duẩn, đã thể hiện trong đường lối cách mạng nước ta sự kết hợp giữa nhu cầu của Nhân dân ta với nhân loại, kết hợp sức mạnh của dân tộc với thời đại và đặt sự vận động của cách mạng Việt Nam vào dòng chảy phát triển của xã hội loài người.

Tổng Bí thư Lê Duẩn nói chuyện với cán bộ, công nhân Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Nai (tháng 1-1980). Ảnh: Tư liệu TTXVN.
Tổng Bí thư Lê Duẩn nói chuyện với cán bộ, công nhân Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Nai (tháng 1-1980). Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam mang tính thời đại sâu sắc. Chỗ mạnh của Việt Nam là chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ độc lập dân tộc và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á. Chỗ yếu của Mỹ không phải là đối đầu với Nhân dân Việt Nam mà còn phải đối phó với thế tiến công của ba dòng thác cách mạng và phong trào hòa bình trên thế giới. Xét so sánh lực lượng giữa Việt Nam và Mỹ phải đặt trong bối cảnh chung đó.

Đối với nhân dân thế giới, quan điểm đối ngoại của Đồng chí Lê Duẩn làm cho bạn bè gần xa thấy rõ tính chất phi nghĩa của đế quốc Mỹ, kẻ thù trực tiếp của Nhân dân Việt Nam và kẻ thù của cả nhân loại; thấy rõ tính chất chính nghĩa của Việt Nam là chiến đấu vì dân tộc mình, vì hòa bình và cách mạng thế giới. Hai tính chất hoàn toàn đối lập nhau. Dó đó, ta đã tranh thủ được lương tri loài người đứng về phía Việt Nam và lên án Mỹ xâm lược. Phong trào ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược ngày càng mạnh.

2. Mở mặt trận ngoại giao và chỉ đạo đấu tranh ngoại giao với Mỹ

Vai trò lãnh đạo của Đảng còn được thể hiện bằng sự độc lập trên mặt trận ngoại giao. Đánh và đàm là điểm nhấn trong chiến lược của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Điều này thể hiện rõ nét tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, năm 1967, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Duẩn. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch, phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, trong đó nêu rõ: Đi đôi với đấu tranh quân sự và chính trị ở miền Nam, ta cần tiến công địch về mặt ngoại giao, phối hợp với hai mặt đấu tranh đó để giành thắng lợi to lớn hơn nữa. Hội nghị đã nêu rõ vị trí của từng hình thức đấu tranh: “Đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường”(1). Nhưng trong những tình huống cụ thể, ngoại giao cũng có thể trở thành một mặt trận “chủ động tiến công địch”.

Năm 1971, đồng chí Lê Duẩn tiếp tục nhấn mạnh tiến công ngoại giao: “Phương hướng lớn của chúng ta sắp tới là nỗ lực vượt bậc tranh thủ thuận lợi; mở nhiều chiến dịch lớn trong mùa đông năm 1971 và cả năm 1972 trên toàn chiến trường Đông Dương…; kết hợp tiến công trên chiến trường với tiến công về ngoại giao”(2). Muốn làm thất bại âm mưu của đế quốc Mỹ, phải triển khai cuộc đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.

Đồng chí Lê Duẩn thăm và nói chuyện với cán bộ, Nhân dân vùng giới tuyến Vĩnh Linh (Quảng Trị).                                               Ảnh tư liệu
Đồng chí Lê Duẩn thăm và nói chuyện với cán bộ, Nhân dân vùng giới tuyến Vĩnh Linh (Quảng Trị). Ảnh tư liệu

Ở vào thời điểm quan trọng có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc chiến tranh, đồng chí Lê Duẩn đã sáng suốt đưa ra nhận định: “Ở thời điểm này, Việt Nam không chỉ là vấn đề đối đầu giữa hai hệ thống thế giới, mà về khách quan, còn có một đối thủ quan trọng trong sự tính toán chiến lược của các thế lực tranh giành Đông Nam Á. Do đó, ta phải tranh thủ thời gian để kết thúc chiến tranh vì đây là thời cơ ngàn năm có một để cho ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”3. Đây là một trong những biểu hiện tầm cao trí tuệ của đồng chí.

3. Đoàn kết Nhân dân ba nước Đông Dương

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giúp bạn là tự giúp mình”, trong quá trình chỉ đạo công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đồng chí Lê Duẩn luôn dành sự quan tâm đến các phong trào cách mạng trên thế giới, thể hiện trách nhiệm của Đảng và dân tộc ta đối với cuộc chiến đấu của ba nước Đông Dương trong thời kì chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, lực lượng vũ trang Việt Nam đã sát cánh cùng quân và dân Lào đánh bại âm mưu, thủ đoạn phá hoại hai tỉnh tập kết Sầm Nưa và Phông Sa Lỳ, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. Từ năm 1960, khi đế quốc Mỹ thực hiện “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam và Lào, nhất là khi Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tình đoàn kết, liên minh chiến đấu của quân và dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia càng được củng cố và phát triển mạnh mẽ. Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương được triệu tập (tháng 3/1965), thông qua nghị quyết lên án Mỹ vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Giơ-ne-vơ, gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, can thiệp vũ trang vào Lào và tiến công khiêu khích Campuchia; đồng thời khẳng định Nhân dân ba nước Đông Dương tăng cường đoàn kết, liên minh chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Trên chiến trường Lào, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam cùng với quân và dân Lào xây dựng lực lượng, củng cố các khu căn cứ, vùng giải phóng; đồng thời đẩy mạnh chiến đấu trên các chiến trường. Từ phối hợp đánh từng trận, Liên quân Lào - Việt mở các đợt tác chiến và chiến dịch lớn như Nậm Thà (1962), 128, 74 A (1964), Nậm Bạc (1968)..., đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Lào, góp phần cùng quân và dân Việt Nam đánh bại “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và đánh thắng một bước quan trọng chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Đoàn kết Nhân dân ba nước, thắng Mỹ trong phạm vi ba nước Đông Dương, góp phần vào hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á. Trong năm 1975, cả ba nước cùng giành được độc lập, thống nhất.

Quan điểm và hoạt động quốc tế của đồng chí Lê Duẩn không chỉ góp phần quan trọng đối với thành công của Đảng và Nhà nước ta trên mặt trận đối ngoại mà còn góp phần vào việc củng cố tình đoàn kết giữa các lực lượng hòa bình, dân chủ và tiến bộ thế giới, đặc biệt là góp phần củng cố tình đoàn kết giữa các Đảng và Nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa Nhân dân ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.

4. Ngoại giao phục vụ chocông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đi cùng với việc vận động Quốc tế ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, đồng chí Lê Duẩn rất chú ý chỉ đạo ngoại giao phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngay trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ về kinh tế - kĩ thuật của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, trước sự bao vây, cấm vận của Mỹ và các thế lực thân Mỹ, nhưng do sự vận động tích cực của Đảng và Chính phủ ta, Liên Xô đã giúp ta xây dựng nhiều công trình như: Nhiệt điện Phả Lại, thủy điện Hòa Bình, Trị An, xi măng Bỉm Sơn,... Quan trọng nhất là hợp tác thăm dò dầu khí. Hiện nay, một số công trình như Liên doanh dầu khí Việt - Xô Petro và thủy điện Hòa Bình đang đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế nước ta. Những cơ sở vật chất và hàng tiêu dùng mà bạn giúp vừa có tác dụng thiết thực vừa minh chứng cho quan điểm của đồng chí Lê Duẩn về ngoại giao không chỉ để giải phóng dân tộc mà còn phục vụ phát triển kinh tế.

Những cống hiến to lớn và sáng tạo trong việc xây dựng, hoạch định đường lối đối ngoại của Đảng, cũng như những hoạt động, chỉ đạo mặt trận ngoại giao không mệt mỏi của mình, đồng chí Lê Duẩn đã góp phần quan trọng hoàn thành công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, xứng đáng “là chiến sĩ quốc tế trong sáng”. Từ việc nghiên cứu tìm hiểu những nội dung trong công tác ngoại giao của đồng chí Lê Duẩn, giúp chúng ta rút ra một số bài học sau:

Một là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để đấu tranh ngoại giao. Phát huy các tố chất của dân tộc Việt Nam có hàng nghìn năm lịch sử “vừa đánh vừa đàm” kết hợp với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa và kinh nghiệm ngoại giao của thế giới để bổ sung cho đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng ta.

Hai là, bài học giữ vững độc lập, tự chủ trong đối ngoại. Từ Hội nghị Giơ-ne-vơ đến Hội nghị Paris là một bước tiến lớn của ngoại giao Việt Nam trên con đường giữ thế độc lập tự chủ trong khi phối hợp với bạn bè. Khi ra các quyết sách, chúng ta phải dựa vào đánh giá tình hình của bạn bè. Vì vậy, bài học về giữ vững độc lập, tự chủ trong đàm phán ngoại giao lại càng quý giá.

Ba là, bài học về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Để vượt qua những thách thức lớn, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là phương cách cực kì quan trọng, bảo đảm thắng lợi. Cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân ta thắng lợi vì đã phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Bốn là, bài học về xây dựng lực lượng. Từ Hội nghị Gơ-ne-vơ năm 1954 đến Hội nghị Paris 1973, đội ngũ cán bộ ngoại giao đã trưởng thành vượt bậc, được chuẩn bị và trang bị kĩ cả về kiến thức đối ngoại và nghệ thuật đàm phán. Cùng với sự chỉ đạo sát sao, Đảng và Nhà nước đã chọn lựa, tin tưởng giao trách nhiệm cho những cán bộ đối ngoại bản lĩnh nhất, xuất sắc nhất tham gia hai đoàn đàm phán, góp phần rất quan trọng làm nên thắng lợi của Hội nghị Paris.

Trong giai đoạn hiện nay, các bài học cũng như những tư tưởng quý báu trên mặt trận ngoại giao của đồng chí Lê Duẩn là cơ sơ vững chắc để chúng ta vững bước tiến vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta về công tác đối ngoại, sau hơn 35 năm qua, đặc biệt là trong những nhiệm kì gần đây, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Điều này đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư khẳng định, hơn 90 năm qua, Việt Nam đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. “Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

Có thể khẳng định, từ thế bị bao vây, cấm vận, nhưng với phương châm ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, chủ động, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 190 trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện”. Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều sâu. Trong đó, Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, bao gồm khoảng 90 đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền và tham chính có vai trò quan trọng. Quốc hội có quan hệ với Quốc hội, Nghị viện của hơn 140 quốc gia và tham gia tích cực tại nhiều diễn đàn nghị viện quốc tế quan trọng. Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...

Nhờ thực hiện tốt đường lối đối ngoại, mà vị thế và uy tín quốc tế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy tinh thần trách nhiệm vào việc giữ vững hoà bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới. Với những kết quả và thành tích đã đạt được, nhất là sau hơn 35 năm đổi mới, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

ThS Trần Văn Toàn - ThS Lê Thị Thanh Nhạn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).
Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.
Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Với nhiều người, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên trong năm mới...
Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Phát huy truyền thống lịch sử 94 năm quang vinh của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, gửi thông điệp về sứ mệnh của Đảng cầm quyền, quyết đưa dân tộc ta tiến kịp thời đại.
Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng

Trải qua 65 năm (1959 – 2024) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu. Với chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; những trang sử vẻ vang, chiến công oanh liệt của lực lượng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý...

Tin khác

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An
Đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An nằm trên ngọn núi cao, phía dưới là thung lũng Vụng Thắm thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực
Nguyễn Trực (1417-1474) tên chữ là Công Tiệp, hiệu là Hu Liêu, xã Bối Khê, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Nay là làng Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội; đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tông, là Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê.

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ngành Y tế Việt Nam đã có những thành tựu to lớn. Nguyên nhân là do dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, Việt Nam có hệ thống y tế ngày càng hoàn chỉnh, hiện đại.

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ
Trong cuộc đời quân ngũ, tôi và nhiều đồng đội của tôi đã từng làm Bí thư cấp ủy các cấp. Và dù ở cấp nào đi chăng nữa, việc làm Bí thư cũng đã để lại những nỗi niềm buồn vui, trăn trở, những kỉ niệm không thể nào quên trong kí ức của mỗi người.

Linh thiêng cội nguồn

Linh thiêng cội nguồn
Thắp hương là một nghi lễ truyền thống lâu đời ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về yếu tố tâm linh, văn hóa và phong tục tập quán, phổ biến trong một số sự kiện tôn giáo, văn hóa, cúng bái, cầu nguyện, tưởng niệm,...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, chống mọi quan điểm tư tưởng thù địch và những biểu hiện cơ hội, sai trái hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc
Mùa Xuân khởi đầu một năm mới, muôn hoa nở rộ đủ sắc màu, mát mẻ; mùa trẻ hoá, đổi mới, bật dậy tuổi thanh xuân; những đàn chim én lượn cao vút trên bầu trời xanh mang thông điệp sức sống mới của vạn vật. Trục quay trái đất nghiêng dần về phía mặt trời, các giờ được chiếu sáng tăng dần lên chan hoà, lan toả muôn nơi, khiến cho tiết trời ấm áp. Cây nảy lộc đâm chồi.

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”
Sáng sớm 28/1/1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ cùng 5 chiến sĩ dẫn đường và tháp tùng khởi hành trở về Tổ quốc.

Mừng Xuân, vững tin vào Đảng quang vinh!

Mừng Xuân, vững tin vào Đảng quang vinh!
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện chính trị lịch sử trọng đại, mở ra bước ngoặt căn bản trong sự nghiệp phát triển của dân tộc ta.

Đạo hiếu - Nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt

Đạo hiếu - Nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt
Tết đến Xuân về, bất kể là ai, hễ cứ đến ngày Tết là lòng khôn nguôi nhớ quê, tràn ngập kí ức về quê, mong được cúi lạy trước bàn thờ tổ tiên, gửi tấm lòng qua khói hương thơm ngát.

Bác Hồ về nước chuẩn bị cho việc giành độc lập

Bác Hồ về nước chuẩn bị cho việc giành độc lập
Ngày 28/1/1941 (mùng 2 Tết Tân Tỵ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Ngay khi về nước, Người đã lãnh đạo Đảng ta chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng để giành độc lập cho dân tộc.

Chuyện về thương hiệu và gia tăng giá trị thương hiệu

Chuyện về thương hiệu và gia tăng giá trị thương hiệu
Một vùng đất bán sơn địa, phù sa màu mỡ, khí hậu thích hợp, cùng với bàn tay và ý chí của những người nông dân, củ hành, củ tỏi đã vươn xa, trở thành niềm tự hào của Kinh Môn, của cả xứ Đông - Hải Dương. Với nghề nông truyền thống, bà con nơi đây từng bước khá giả lên nhờ tính chuyên cần để có những vụ mùa bội thu, giá cao nhờ chất lượng được chăm chút từng khâu vun trồng…

Văn hóa liêm chính xưa và nay

Văn hóa liêm chính xưa và nay
Văn hóa liêm chính là một bộ phận của văn hóa công vụ, là đặc trưng quan trọng của văn hóa chính trị.

Nông nghiệp sinh ra... Tết

Nông nghiệp sinh ra... Tết
Do nhu cầu canh tác nông nghiệp, người Việt cổ đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thời”. Trong đó, quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kì canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán. Sau này, được biết đến là Tết Nguyên đán, tức là Tết của người Việt…

Thay tiền lì xì bằng các món quà thiết thực

Thay tiền lì xì bằng các món quà thiết thực
Đã từ lâu, theo phong tục ở nước ta thì dịp Tết đến Xuân về, mọi người thường chuẩn bị một số lượng tiền nhất định để lì xì, mừng tuổi lấy may, lấy hên, chúc sức khỏe, chúc thọ... cho trẻ nhỏ cũng như các bậc cao niên là cha mẹ, ông bà mình.
Xem thêm
Phiên bản di động