Đờn ca tài tử về đâu?

Đờn ca tài tử (ĐCTT) là loại hình nghệ thuật gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân Nam Bộ. Mặc dù ra đời trong bối cảnh sinh hoạt văn hoá của cư dân vùng sông nước, song bên cạnh tính dân gian, loại hình này còn mang tính bác học bởi nó được sinh thành từ nhã nhạc cung đình Huế sang trọng.
“Đờn ca” nghĩa là vừa đàn (những loại đàn truyền thống: đàn tranh, đàn kìm, đàn cò, đàn tì bà, song loan...), vừa ca; “tài tử” trong cụm từ “văn nhân tài tử”, chỉ những người tài hoa, phong lưu, biết chơi và thưởng thức âm nhạc. Ngày nay, trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá, ĐCTT ở Nam Bộ cũng có những thay đổi rõ rệt.

Từ sinh hoạt văn hoá dân gian đến thương mại

Vốn được sinh thành trên những dòng sông chảy giữa đồng bằng châu thổ Cửu Long, ĐCTT không thể tách khỏi không gian văn hoá Tây Nam Bộ. Sông nước, đồng bằng, vườn tược xanh um, chiếc áo bà ba, khăn rằn, áo dài, những chiếc ghe lênh đênh trên sông nước... trở thành một phần hồn cốt của đờn ca tài tử. Ra đời khoảng đầu thế kỉ XX, tính đến nay, ĐCTT đã có bề dày hơn 100 năm. Trong suốt khoảng thời gian đó, loại hình nghệ thuật này đã hoàn thành sứ mệnh cao quý với dân tộc, vừa là nguồn động viên tinh thần cho Nhân dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, vừa phản ánh tâm tư, tình cảm, những khát vọng chân chính của Nhân dân trong từng chặng đường lịch sử.

Đờn ca tài tử về đâu?

ĐCTT có mặt trong dịp lễ, tết, hội hè ở Nam Bộ, hoặc đơn giản chỉ là những buổi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng trong khuôn khổ làng, xã. Ở đó, những người nghệ sĩ sẽ trình diễn văn nghệ: Gảy đàn, thổi sáo, gõ song loan, hát những bản nhạc truyền thống như “Đảo ngũ cung”, “Lưu thuỷ trường”, “Tứ đại oán”, “Bình bán chấn”, “Văn thiên tường”...; với thang âm giai ngũ cung quen thuộc và đi vào lòng người: Hò, xự, xang, xê, cống. Dù trong không gian thính phòng hay “cây nhà lá vườn” - vốn là kiểu không gian quen thuộc của ĐCTT, thì khi những giai điệu ấy cất lên, người nghe như được sống lại cùng những kí ức Nam Bộ xưa, thâm nhập vào đời sống tâm hồn và hiểu được cái tình của con người Nam Bộ. Và vì đó là tài sản chung của dân tộc nên người thưởng thức không phải bỏ ra bất cứ khoản chi phí nào để nghe được ĐCTT Nam Bộ. Người nghệ sĩ trình diễn như thể đó là sứ mệnh, là món quà tinh thần dành tặng cho khách phương xa.

Trước bối cảnh kinh tế thị trường, ĐCTT Nam Bộ cũng có những biến đổi sâu sắc. Từ sinh hoạt dân gian truyền thống, loại hình nghệ thuật này đã được trình diễn dưới hình thức thương mại. Trong các nhà hát lớn, trên các du thuyền lênh đênh trên sông ở các thành phố lớn vùng Tây Nam Bộ như Cần Thơ - nơi từng là “thủ phủ” của đồng bằng sông Cửu Long, du khách phải bỏ ra một khoản phí để mua vé mới có thể nghe được ĐCTT. Du khách cũng có thể nghe ĐCTT tại một số nơi như nhà hàng ẩm thực, các khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, khách sạn... trong khu vực Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, rất hiếm khi du khách tận tai nghe được những nghệ sĩ “gạo cội” trình diễn đúng phong cách ĐCTT truyền thống. Phần lớn, nghệ sĩ trình diễn là những người trẻ có đam mê với loại hình nghệ thuật này, song do nhiều nguyên nhân khách quan mà phần trình diễn của họ cũng không thực sự thoả lòng người thưởng thức. Số lượng những làn điệu ĐCTT truyền thống được thể hiện không nhiều, thay vào đó là những bài hát trữ tình hiện đại có nội dung ngợi ca thiên nhiên và con người, phản ánh đời sống tình cảm, tâm hồn của người dân Tây Nam Bộ.

Những nỗ lực phục dựng

Trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá, nước ta không ngừng du nhập những thể loại âm nhạc mới từ các nước lân cận hoặc phương Tây như hip hop, rap... ĐCTT nói riêng và âm nhạc truyền thống nói chung có xu hướng “lép vế”. Một thực trạng đáng buồn, nhiều người trẻ không còn thiết tha với ĐCTT và cho rằng đó là loại nhạc “sến”, “lỗi thời”, không còn phù hợp trong thời điểm hiện tại.

Nhận thức được điều đó, nhiều người khát khao nỗ lực phục dựng loại hình nghệ thuật này để nó không bị vắng bóng theo thời gian. Những hình thức phục dựng như trình diễn ĐCTT miễn phí ở những nơi công cộng, điểm du lịch, trong các nhà hát lớn; mở lớp dạy đờn ca tài tử; đưa ĐCTT vào trường học với tư cách là một nội dung đào tạo chính thức hoặc ngoại khoá... Từ những năm 2014, 2015, câu lạc bộ ĐCTT đã xuất hiện tại Trường Đại học Cần Thơ. Đến nay, câu lạc bộ này vẫn sinh hoạt đều đặn, tiếng song loan, đờn kìm... vẫn vang lên trong các nhà học khi đêm về. Từ lớp học này, nhiều sinh viên đã tiếp cận được với ĐCTT, chẳng những am hiểu mà còn tham gia trình diễn ở những dịp quan trọng.

Nghệ thuật truyền thống là một trong những học phần quan trọng của sinh viên Trường Đại học FPT, tại phân hiệu Cần Thơ, Trường Đại học FPT lựa chọn giảng dạy môn ĐCTT, đạt được nhiều thành công như mong đợi. Năm 2022, Tuần lễ Di sản Văn hoá lần 2 với chủ đề ĐCTT - Cải lương đã diễn ra tại ngôi trường này. Bạn Lê Đăng Khoa (sinh viên năm 3, Trường Đại học FPT, ngành Truyền thông đa phương tiện) cho biết: “Học phần này đã đưa em đến gần hơn với ĐCTT Nam Bộ, loại hình mà trước đây em không hề hứng thú. Giờ đây em đã biết hát nhạc dân ca Nam Bộ, ĐCTT, dù chưa hay lắm! Mỗi ngày, em càng thấy mình thêm trân quý những di sản tinh thần của ông cha”.

Với tinh thần “tre già, măng mọc”, Nghệ sĩ Ưu tú Kiều Nga, Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô mở lớp dạy ĐCTT tại Trung tâm Văn hoá quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Học viên của cô Nga đủ mọi lứa tuổi, nhưng đông đảo nhất vẫn là người trẻ. Đây là “tín hiệu vui”, cho thấy người trẻ hiện nay không quay lưng lại với âm nhạc truyền thống. Vào những đêm cuối tuần, tại cầu Tình Yêu (Công viên Ninh Kiều, TP Cần Thơ) thường diễn ra những buổi trình diễn ĐCTT miễn phí. Dự án này do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ khởi xướng, đến nay đã gặt hái nhiều thành công. Tại đây, chẳng những người địa phương, khách du lịch trong nước được thưởng thức, giao lưu văn nghệ mà du khách nước ngoài cũng có dịp tiếp cận với ĐCTT. Có thể xem, đây là cách thức hữu hiệu góp phần quảng bá ĐCTT, khôi phục lại thời kì “hoàng kim” của loại hình nghệ thuật.

Bằng những nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hoá trong thời kì hội nhập, mỗi người chúng ta đều có niềm tin rằng: ĐCTT nói riêng, những loại hình nghệ thuật truyền thống nói chung sẽ không bao giờ vắng bóng trên bước đường phát triển của đất nước.

ThS Phạm Khánh Duy

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Người treo cờ trong trại Đa- vít sáng 30/4/1975

Người treo cờ trong trại Đa- vít sáng 30/4/1975

Ông Phạm Văn Lãi, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ, sau ngày hưu về sống ở quê nhà xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hơn chục năm nay.
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5) và 29 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5), Trung tâm Văn hóa NCT Việt Nam và các đơn vị thành viên đã tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc đặc sắc phục vụ công chúng và NCT.
Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...
Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây

Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.
Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin

Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin

Hội NCT huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk và CLB Dưỡng sinh NCT huyện vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tại Hội nghị, CLB Dưỡng sinh NCT huyện đã trao tặng Giấy khen cho 5 cá nhân tiêu biểu. Trước đó, tại Lễ kỉ niệm 10 năm thành lập CLB Dưỡng sinh NCT huyện, UBND huyện đã khen thưởng 1 tập thể, 7 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc xây dựng phong trào dưỡng sinh trên địa bàn.

Tin khác

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”
Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách. Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam (DLVHPN) là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân Miền Tây Nam Bộ ...

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc TP. Hồ Chí Minh

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc  TP. Hồ Chí Minh
Tại chương trình ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh, Ban tổ chức đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc nhiệm kỳ 2024 - 2025. Trong đó, cụ Nguyễn Đình Tư là Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố danh dự không giới hạn nhiệm kỳ.

Từng bừng khai mạc Lễ hội Phủ Đại năm 2024

Từng bừng khai mạc Lễ hội Phủ Đại năm 2024
Sáng 18/4 (10/3 âm lịch), UBND xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa Từng bừng tổ chức Lễ hội Phủ Đại năm 2024

Diễn đàn Tuổi Bạc - Bài bản, khoa học, thiết thực

Diễn đàn Tuổi Bạc - Bài bản, khoa học, thiết thực
Diễn đàn Tuổi Bạc - Bài bản, khoa học, thiết thực

Bức ảnh “Mẹ con ngày hội ngộ”

Bức ảnh “Mẹ con ngày hội ngộ”
Trong căn nhà cấp 4 nằm giữa vườn dừa của ông Lê Văn Thức, sinh năm 1945, ở ấp 6, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, bức ảnh “Mẹ con ngày hội ngộ” được treo ở vị trí trang trọng. Mẹ ông, cụ Trần Thị Bích đã qua đời vì tuổi già. Còn Lê Văn Thức cũng đã gần 80 tuổi, thường xuyên đau ốm do di chứng của những đòn tra tấn trong nhà tù Mỹ ngụy.

Lễ hội đình làng Phương Liệt, một nét đẹp văn hóa

Lễ hội đình làng Phương Liệt, một nét đẹp văn hóa
Phương Liệt xa xưa có tên là làng Giáp Cửu - giáp thứ chín thuộc tổng Hoàng Mai, huyện Thanh Trì (phủ Thường Tín - Trấn Sơn Nam Thượng). Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi thành Trấn Sơn Nam. Năm 1888, thực dân Pháp chiếm Hà Nội, tổng Hoàng Mai thuộc huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông.

Chèo quê xưa và nay

Chèo quê xưa và nay
Người dân thôn La Điền (làng La Điền), xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình rất đam mê nghệ thuật chèo truyền thống. Cách đây khoảng 80 năm, những người yêu chèo trong làng bàn với nhau thành lập một chiếu chèo, bầu ông Trần Hịnh làm trùm trưởng.

Mùa Xuân hành trình về Việt Bắc

Mùa Xuân hành trình về Việt Bắc
Hành trình trở về những địa danh cách mạng ở chiến khu Việt Bắc trong những ngày mùa Xuân ấm áp là trở về với ngọn nguồn cách mạng, vang vọng và ấm áp nơi đây hình ảnh, lời dạy của Bác Hồ kính yêu...

Chiêm ngưỡng đảo Ngọc

Chiêm ngưỡng đảo Ngọc
Hành trình tới thăm Phú Quốc, chúng tôi đã có những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa về hòn đảo giàu đẹp của Tổ quốc, cảm nhận được những giá trị lớn lao mà biển đảo mang đến cho con người, cho đất nước…

Đầu Xuân thăm ngôi đền thiêng ở nơi một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe

Đầu Xuân thăm ngôi đền thiêng ở nơi một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe
Ngã Ba Bông, nơi sông Mã tách dòng phân nhánh thành sông Lèn (Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) vẫn được người dân ví von là vùng đất một tiếng gà gáy, 5 huyện đều nghe. Nơi đây còn có đền Cô Bơ nổi tiếng linh thiêng, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, vãn cảnh mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Đặc sắc Lễ hội Mường Xia 2024

Đặc sắc Lễ hội Mường Xia 2024
Lễ hội Mường Xia là hoạt động văn hóa đặc sắc nhằm tri ân công lao của tướng quân Tư Mã Hai Đào, người đã có công lớn trong việc diệt trừ quân xâm lược, trấn ải biên cương.

Ngôi nhà gỗ mít của người thợ già

Ngôi nhà gỗ mít của người thợ già
Bằng sự đam mê nghề nghiệp sau nhiều năm miệt mài lao động, dưới bàn tay tài hoa của người thợ mộc già, ông tự mình làm nên căn nhà bên trong hoàn toàn bằng gỗ mít...

Những bông hoa đẹp chào mừng kỉ niệm 10 năm thành lập quận

Những bông hoa đẹp chào mừng kỉ niệm 10 năm thành lập quận
Sau một buổi sáng (16/3) sôi nổi, rộn rã, 10 phường 10 vẻ khác nhau, 30 tiết mục với sự tham gia của hàng trăm ca sĩ, diễn viên, nhạc công không chuyên như những bông hoa văn hóa, văn nghệ đẹp đủ màu đã nở tung, khoe sắc trên sân khấu lớn Liên hoan tiếng hát NCT năm 2024 của quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Thanh Hóa đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Sết Boóc Mạy

Thanh Hóa đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Sết Boóc Mạy
Lễ hội Sết Boóc Mạy được đồng bào người dân tộc Thái ở Như Thanh (Thanh Hóa) gìn giữ nhằm tri ân công đức của tổ tiên. Đồng thời, truyền lại cho thế hệ sau về truyền thống kiên cường, bất khuất của ông cha.

Thăm chợ có tuổi đời trên trăm năm

Thăm chợ có tuổi đời trên trăm năm
Ở TP Tân An, tỉnh Long An có một khu chợ hơn trăm năm tuổi mà ngày nay, người dân vẫn nhắc đến với tất cả thân thương - chợ cũ Tân An...
Xem thêm
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng ngày 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

Rạng sáng 27/4 (theo giờ Việt Nam), U23 Việt Nam bước vào trận tứ kết trong khuôn khổ VCK U23 châu Á 2024 với cuộc đối đầu U23 Iraq.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.
Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
"Nữ hoàng nước mắt" xô đổ kỷ lục của "Hạ cánh nơi anh"

"Nữ hoàng nước mắt" xô đổ kỷ lục của "Hạ cánh nơi anh"

Theo Chosun, tập 16 và cũng là tập cuối cùng của bộ phim "Queen of tears" (Nữ hoàng nước mắt) ghi nhận mức rating kỷ lục. Thống kê của Nielsen Korea cho thấy tỷ suất người xem trung bình trên toàn quốc của bộ phim là 24.85 %.
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Phiên bản di động