Đôi điều về việc mừng thọ

Lễ mừng thọ là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt từ lâu đời. Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, hầu khắp các địa phương trong cả nước đều tổ chức lễ mừng thọ NCT, với ý nghĩa phát huy truyền thống “Kính lão, trọng thọ” trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Người viết bài này chưa già nhưng cũng không còn trẻ, xin được gom nhặt đôi điều thu lượm được từ cuộc sống hiện tại, để trao đổi những suy nghĩ của mình.

Năm mới thêm tuổi mới, cũng là dịp để người ta tổ chức lễ mừng thọ ông bà, cha mẹ lên các tuổi chẵn, tùy theo phong tục địa phương, có thể bắt đầu từ tuổi 60 hoặc 70. Đây là một mĩ tục của dân tộc ta, thể hiện sự quan tâm, kính trọng của con cháu, của cộng đồng đối với NCT.

Người già, do đặc điểm tâm sinh lí nên ngày càng thu hẹp không gian giao tiếp, dễ gây cho các cụ cảm giác bị lãng quên, nên dịp mừng thọ được con cháu xa gần, họ hàng nội ngoại, bạn bè gần xa đến thăm hỏi, chúc tụng, tặng quà khiến các cụ có thêm niềm vui, tinh thần phấn chấn, yêu cuộc sống hơn. Điều đó rất có ý nghĩa, cần được bảo lưu.

Trong tâm thức của người Việt, mỗi người sinh ra đều mong muốn đạt được Ngũ Phúc trong đời bao gồm: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Trong đó, Thọ là yếu tố khó đạt được nhất nên cũng là điều mà mọi người mong muốn nhất. Tuổi thọ là điều quý giá nhất của đời người mà không phú quý nào sánh bằng. Người xưa cho rằng, những người sống thọ là có phúc lớn nên mới được “trời ban” cho sống lâu, sống khỏe, mới có con cháu đề huề. Bởi vậy, theo tục lệ, vào những năm chẵn tuổi của ông bà, con cháu sẽ tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà. Mừng thọ chính là mừng cái phúc được sống lâu, sống khỏe với con cháu. Khi các cụ được 70, 80 tuổi, Hội NCT phường, xã đều tổ chức chúc mừng, trao thư, tặng quà và chụp ảnh lưu niệm. Những dịp như thế này mang lại tình cảm gắn kết các cụ với con cháu, cộng đồng.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Sống lâu, sống thọ là ước mong chính đáng của mọi người. Ngày xưa, khi tuổi thọ chưa cao, chỉ 50, 60 tuổi đã được tổ chức lễ mừng thọ. Nhưng ngày nay, điều kiện sống ngày một cải thiện nên tuổi thọ con người cũng dần được nâng cao, lễ mừng thọ thường được tổ chức từ 70 tuổi trở lên. Cá biệt, có nơi vẫn tổ chức mừng thọ ở tuổi 60 theo tục xưa; nhưng có những người 70 tuổi vẫn chưa cho con cháu tổ chức mừng thọ, vì theo họ vẫn chưa đến tuổi thọ trung bình của nước ta (theo báo cáo năm 2020, tuổi thọ trung bình của nước ta khoảng 74).

Không ai phủ nhận ý nghĩa nhân văn của việc tổ chức lễ mừng thọ. Ở đây, chúng tôi chỉ bàn về việc tổ chức mừng thọ tại các gia đình nên như thế nào. Trước hết, phải xác định việc mừng thọ cần đạt được mục đích gì? Nên chăng, thông qua việc mừng thọ làm cho con cháu, anh em trong gia đình thấy được công sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Từ đó, điểm lại thời gian qua, các bậc con cháu đã đối xử như thế nào,… đồng thời nhắc nhở nhau, từ nay về sau hãy luôn kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ tốt hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế ở một số nơi vẫn còn không ít gia đình tổ chức ăn uống linh đình, lãng phí,… làm nhiều người tỏ ra ái ngại mỗi khi được mời đến dự lễ mừng thọ.

Thiết nghĩ, không phải cứ tổ chức lễ mừng thọ linh đình với sự phô trương, rườm rà mới là hiếu nghĩa. Lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ chính là trong suy nghĩ và sự chăm sóc thường xuyên hằng ngày. Đó là chưa kể đến có những gia đình, khi cha mẹ đang sống, sự quan tâm chăm sóc thiếu chu đáo, thậm chí có những cảnh chia nhau, đùn đẩy nhau “ngày thứ 31” nhưng khi tổ chức mừng thọ đến 40; 50 mâm, ăn uống, đọc thơ phú ồn ào. Một số người có địa vị trong xã hội còn tính chuyện lợi nhuận sau cuộc mừng thọ…

Chuyện rằng, vào những năm 70; 80 thế kỉ trước, khi cuộc sống rất khó khăn, cơ cực, người viết bài này từng chứng kiến, có người bác (cậu - theo cách gọi của người miền Trung) đã từng đi đây đi đó về hưu, chữ nghĩa kha khá, con cháu rất thuận hòa. Vào dịp Tết năm đó, mặc dầu ngày Tết mỗi gia đình chỉ độ một vài cân thịt (tính theo nhân khẩu, mỗi người từ 3 - 5 lạng do Ủy ban xã phân phối), con cháu định tổ chức vài ba mâm mừng thọ 80 cho hai ông bà, nhưng ông tuyệt đối không cho. Cụ bảo, mồng 2 Tết, tập trung con cháu ra đồng làm giúp ông bà mấy luống khoai, trưa về làm thịt một con gà, cả nhà ăn cơm tươi một tí gọi là “bữa cơm có thịt”, nói chuyện vui vẻ. Anh em đoàn kết, hiếu nghĩa với cha mẹ như thế là ông bà mừng lắm rồi. Nhớ lại mà thương, một thời khốn khó nhưng đầy tính nhân văn.

Gần đây, cuộc sống khá giả hơn nhiều nhưng một số gia đình con cháu ở xa, trăm công nghìn việc, ngày tết hai ông bà già ở nhà quê quá cô đơn, lạnh lẽo. Vậy khi tuổi chẵn 80, 90… có nên tổ chức mừng thọ linh đình mâm cao cỗ đầy, thơ phú ca ngợi công lao cha mẹ hay không? Cá biệt, có cụ 80, 90 tuổi, con cháu rất đông nhưng “bận việc” không về, ngày Xuân một mình đi đến nhà văn hóa khối xóm để nhận Thiệp mừng thọ của Hội NCT mà các cụ thường gọi là “Bằng NCT” !

Mừng thọ là một nét đẹp cần lưu giữ, phát huy, nhưng tổ chức sao cho vui, cho đẹp mà không lãng phí, phiền hà là điều đáng suy nghĩ trong những ngày đầu Xuân. Cao hơn việc mừng thọ, đó là sự hiếu thảo, kính trọng của con cháu, của lớp trẻ đối với các bậc ông bà, cha mẹ. Việc mừng thọ chỉ thực sự có ý nghĩa khi thường ngày sự chăm sóc NCT, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ chu đáo trong điều kiện có thể. Vài điều cóp nhặt trên đây cũng là để góp vui khi Tết đến, Xuân về. Chúc mọi người, mọi nhà an lành, hạnh phúc.

Trần Hữu Hy

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

Sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong hơn 9 thập kỉ qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển và trưởng thành. Hiện tổ chức Công đoàn Việt Nam đã trở thành điểm tựa cho đông đảo công nhân, viên chức, lao động của cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát huy bản sắc ngoại giao “Cây tre Việt Nam”

Phát huy bản sắc ngoại giao “Cây tre Việt Nam”

Trong bối cảnh hội nhập, Ðảng ta đã không ngừng phát triển, hoàn thiện và xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo của “thời đại Hồ Chí Minh”, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”. “Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Bác Hồ với sự nghiệp trồng cây, trồng người

Bác Hồ với sự nghiệp trồng cây, trồng người

Trước lúc đi xa, Bác Hồ kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân bản "Di chúc" lịch sử, gửi gắm cho chúng ta và các thế hệ mai sau. Trong "Di chúc", Bác dặn: "Đầu tiên là công việc đối với con người"… "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Theo Người, thế hệ kế tục sự nghiệp sẽ là thế hệ quyết định sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Đảng ta cũng đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”…
Đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, mọi tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau. Do đó, phải được tổ chức thực hiện đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là mặt trận chính trị rộng rãi, tập hợp đông đảo các lực lượng phấn đấu vì hòa bình, vì mục tiêu của dân tộc.

Tin khác

Bác Hồ Người khởi nguồn xã hội hóa giáo dục

Bác Hồ Người khởi nguồn xã hội hóa giáo dục
Một ngày, sau Tuyên ngôn Độc lập, 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bàn về "nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước". Tại đây, Hồ Chủ tịch đề xuất 6 nhiệm vụ tối quan trọng và cấp bách.

Cha mẹ làm gì để giảm bớt áp lực học tập của con?

Cha mẹ làm gì để giảm bớt áp lực học tập của con?
Nhiều người vẫn cho rằng con trẻ bây giờ thật sướng, khi vật chất đủ đầy, cha mẹ chăm lo cho từng li từng tí… Điều đó thực ra cũng chỉ đúng một phần mà thôi, bởi học sinh thời nay có một thứ “vô hình” luôn đè nặng lên các em, đó là áp lực học tập!

Kinh ngạc về những tác phẩm mang tính dự báo của Văn Cao!

Kinh ngạc về những tác phẩm mang tính dự báo của Văn Cao!
Năm 2023, sẽ có nhiều hoạt động kỉ niệm 100 năm ngày sinh của tác giả Quốc ca - Nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023), một trong những sự kiện đó là Hội thảo khoa học với chủ đề “Thế giới Nhạc, Họa, Thơ của Văn Cao” vào ngày 8/11/2023, tại Hà Nội. Rất hi vọng Hội thảo sẽ làm sáng tỏ thêm cuộc đời và sự nghiệp của con người tài năng, đức độ này.

Thị trường bất động sản khi nào hết trầm lắng?

Thị trường bất động sản khi nào hết trầm lắng?
Bất động sản (BĐS) là một thị trường lớn của nền kinh tế quốc dân, có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút mọi nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành khác cùng phát triển. Nếu thị trường này đình trệ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp, kéo theo hệ lụỵ nhiều thị trường khác (tài chính, tiền tệ, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, lao động…).

Thị trường tín chỉ Carbon: ​​​​​​​Cơ hội cho các doanh nghiệp

Thị trường tín chỉ Carbon: ​​​​​​​Cơ hội cho các doanh nghiệp
Sau Hội nghị Thượng đỉnh COP 26 (tháng 11/2021), Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đến năm 2050 sẽ giảm phát thải ròng bằng 0. Từ đó đến nay, cùng sự vào cuộc của các cơ quản quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội về môi trường và doanh nghiệp rất mạnh mẽ.

Cần chấn chỉnh, định hướng về phát triển du lịch cộng đồng

Cần chấn chỉnh, định hướng về phát triển du lịch cộng đồng
Nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vốn có thế mạnh về phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Tuy nhiên việc phát triển du lịch cộng đồng ồ ạt làm giảm sự hấp dẫn đối với du khách, khiến DLCĐ thiếu tính bền vững.

Một vài ý kiến về tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như”

Một vài ý kiến về tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như”
Thế kỉ XVIII, Nguyễn Du là một nhà tư tưởng, một trí thức lớn, một nhà thơ vĩ đại, không chỉ là “một ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam mà năm 2015 còn được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới (chỉ sau Nguyễn Trãi và Chủ tịch Hồ Chí Minh). Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với 3.254 câu thơ lục bát, kiệt tác đã trở thành một tài sản văn học chung của nhân loại, được dịch ra hàng chục ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Cải cách chính sách tiền lương lần thứ 5

Cải cách chính sách tiền lương lần thứ 5
Tại kì họp thứ 6 Quốc hội khoá XV có bàn về thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 (Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Khoá XII) “về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp”.

Tọa đàm giải pháp đẩy mạnh phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”

Tọa đàm giải pháp đẩy mạnh phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”
Vừa qua, tại huyện Tánh Linh, thực hiện Kế hoạch số 242/KH-MTTQ-BTT ngày 10/11/2022 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Thuận về tổ chức tọa đàm giải pháp đẩy mạnh phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Đại diện Hội NCT tỉnh, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ và Tỉnh đoàn Thanh niên tỉnh Bình Thuận phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm chuyên đề về giải pháp đẩy mạnh phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” trên địa bàn tỉnh.

Phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe như lời Bác dạy

Phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe như lời Bác dạy
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên kêu gọi toàn dân hãy tập luyện thể dục thể thao. Người khẳng định: “Dân cường thì nước thịnh”.

Giữ gìn chiếc áo bà ba

Giữ gìn chiếc áo bà ba
Mấy ngày qua, phim "Đất rừng phương Nam" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng ra rạp tạo nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ. Người khen rất nhiều, mà người chê cũng không ít.

Công tác dân vận với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Công tác dân vận với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác dân vận. Người đã căn dặn cán bộ, đảng viên trong lần về thăm Thanh Hóa năm 1947 rằng: “Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân”.

Suy nghĩ từ bài báo "Dân vận" của Bác

Suy nghĩ từ bài báo "Dân vận" của Bác
Ngày 15/10/1949, Báo Sự Thật đăng bài "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bút danh X.Y.Z. Bài báo ra đời ở thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang trong giai đoạn cầm cự, chuẩn bị bước vào những chiến dịch lớn trong cuộc trường kì kháng chiến anh dũng của dân tộc. Bài báo "Dân vận" tiếp nối tư tưởng của Bác về lực lượng to lớn của Nhân dân đã được Người viết trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10/1947).

Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô là ngọn cờ cổ vũ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô là ngọn cờ cổ vũ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Học tập, thực hiện phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Học tập, thực hiện phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày có Đảng lãnh đạo đến nay, sự thành công của cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử luôn gắn với công tác dân vận của Đảng. Dân vận giỏi là phải thực hiện tốt quan điểm đường lối đúng đắn của Đảng và có phong cách thu phục nhân tâm quần chúng.
Xem thêm
Phiên bản di động