Đôi điều về chữ “Nhẫn” trong cuộc đời

Trong tiếng Việt, nói chữ Nhẫn, người ta thường nghĩ đến: Nhẫn cưới, Nhẫn cỏ, Nhẫn là đồ trang sức. Rất ít người nghĩ đến chữ Nhẫn như người Trung Quốc dùng để chỉ nhân cách của con người. Muốn chỉ nhân cách con người thì người Việt Nam phải nói Nhẫn đi cùng với một chữ nữa: Nhẫn nhịn, Nhẫn nại, kiên Nhẫn, Nhẫn nhục, Nhẫn tâm, tàn Nhẫn...
Rất nhiều gia đình Việt có treo những chữ Hán rất to đẹp ở phòng khách, ở nơi trang trọng, như: Phúc, Lộc, Thọ, An, Khang, Ninh, Đức, Tâm, Thiện... Chắc là mong đạt được và nhắc nhở, giáo dục mọi người sống phải như thế!

Có một số người treo chữ Nhẫn tiếng Việt, có nhiều dòng chữ phía dưới nói về cái tốt của chữ Nhẫn. Nhưng có gia đình treo chữ Nhẫn (chữ Hán), không có lời chú thích gì. Hầu hết mọi người ngắm nhìn cảm thấy đẹp về hình thức, chưa hiểu hoặc không hiểu được nội hàm của chữ Nhẫn thì học được gì, giáo dục được điều gì? Chữ Nhẫn có nội hàm, phức tạp hơn mấy chữ Phúc, Lộc, Thọ... Nếu học và làm theo chữ Nhẫn thì có đúng và có sai? Có nên học và không nên học? Tại sao như vậy?

Chữ viết của người Trung Quốc là chữ tượng hình, chữ Nhẫn gồm hai phần (chính): Phần trên là bộ đao (có hình hai cái đao, như hai mũi tên có ngạnh, sắc nhọn) chọc thẳng xuống phía (phần) dưới, là bộ tâm, chữ Tâm, có thể hiểu là trái tim. Chữ Nhẫn hiểu nghĩa bóng là: Trái tim bị đâm bởi hai mũi đao sắc nhọn, rất đau đớn. Chữ Nhẫn theo hình ảnh tượng hình này là biểu tượng của sự đau đớn, kéo dài! Đúng là thế nhưng không phải tất cả là thế, tại sao? Sau nhiều ngày sưu tầm tài liệu, tra cứu trên mạng, đọc bài nói về chữ Nhẫn khá nhiều, nội dung chủ yếu nói về khuyên dạy con người nên Nhẫn theo hướng thiện. Trăn trở, suy nghĩ về hình tượng chữ Nhẫn, kết hợp trí thức, kinh nghiệm... tôi đã “phác họa” về chữ Nhẫn như sau:

Người trải qua một Hội là 60 năm đầu (giai đoạn thứ nhất) và sống tiếp ở Hội thứ hai từ 61 tuổi trở đi. Cho nên chữ Nhẫn được gắn với cuộc đời của con người theo 2 giai đoạn.

Đôi điều về chữ  “Nhẫn” trong cuộc đời

A -Giai đoạn thứ nhất (dưới 60 tuổi)

Trong thời kì này, con người mưu sinh cuộc sống để tạo nên địa vị, công danh, của cải... nên chữ Nhẫn có “đất” để nảy sinh, phát huy, phát triển. Mỗi người đều có ít nhiều tính Nhẫn, nhiều tính Nhẫn thì được lắm cũng mất nhiều. Cụ thể:

1. Nhẫn nại, nhẫn nhịn, kiên nhẫn

- Nhẫn nại là thể hiện đức tính tốt, kiên trì, chịu khó, vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong thời gian khá dài để đạt được điều mong muốn.

- Nhẫn nhịn là bạc (quý như vàng bạc). Nhẫn nhịn là đức tính tốt, nhịn nhường con đường công danh cho người khác; nhịn bỏ những tham lam vật chất, danh vọng. “Một điều nhịn là chín điều lành”! Nhẫn nhịn trong lời ăn tiếng nói, việc làm, nhường nhịn với mọi người trong thời gian khá dài.

- Kiên nhẫn là đức tính tốt, mức độ cao hơn kiên trì, trong thời gian khá dài nhằm tiến thân, để tăng tài, để tăng danh vọng, tăng uy... mưu cầu lợi lộc cho bản thân nhưng chính đáng.

Trong 3 dạng trên, ta hiểu là: Hai cái đao đâm vào trái tim là do bản thân mình muốn đạt được nguyện vọng và ước mơ thì phải Nhẫn (cảm thấy như tự đâm vào tim mình), tuy rằng “đau” nhưng vẫn cố gắng chịu đựng để hoàn thành, đem lại kết quả tốt cho mình. Cũng như ta phải tiêm thuốc bổ (bị đau) để ta khỏe mạnh.

Ba dạng Nhẫn trên là hướng thiện, tốt, mọi người nên học Nhẫn. Nhất là những người dưới 60 tuổi, càng phải học Nhẫn: Nhẫn nhịn, Nhẫn nại, kiên Nhẫn.

2. Nhẫn nhục

Nhẫn nhục có thể hiểu theo hai trường hợp:

- Nhẫn nhục là kiên trì, bền gan, chịu đựng sự khổ (chịu khổ thân và tâm) của người công bộc để tìm đường tiến thân, để tăng tài, để tăng dang vọng, tăng uy... mưu cầu lợi lộc cho bản thân. Nhẫn nhục có thể là kiên trì mai phục, chờ thời cơ thuận lợi để vươn lên hạ gục đối thủ.

- Nhẫn nhục là kiên trì chịu nhục vì cuộc sống đời thường nhằm yên ổn gia đình, dòng họ...

Hai trường hợp này là: Trái tim của mình bị người khác đâm - đó là hình tượng của Nhẫn - rất đau, kéo dài và đem lại kết quả mong muốn. Con người chịu đựng Nhẫn nhục hay không là tùy trong hoàn cảnh thực tế cụ thể. Nhẫn nhịn tăng thêm mức độ sẽ thành Nhẫn nhục và Nhẫn nhục giảm bớt sẽ thành Nhẫn nhịn.

3. Nhẫn tâm

- “Họ độc ác, Nhẫn tâm làm hại người ta đến thế là cùng”, thi thoảng có người như vậy! Vậy Nhẫn tâm là đức tính xấu, làm tổn hại về thể xác, tinh thần mức ghê gớm, có thể còn hơn cả giết người! Trong trường hợp này, họ (Nhẫn tâm) là người mang hai cái đao sắc nhọn đâm vào trái tim của người khác - đó là hình tượng của chữ Nhẫn (Nhẫn tâm). Nhẫn tâm là theo hướng ác, là nhân cách thâm hiểm, “giết người không cần dao”. Người mà Nhẫn tâm thì gây ra hiểm họa kinh khủng cho người khác. Nhẫn tâm xem ra cũng gần với phạm tội! Người Nhẫn tâm thì nhận quả báo cũng rất tồi tệ ghê gớm!

4. Tàn nhẫn

- Tàn Nhẫn là hành động có ý thức, ý định để thực hiện vụ việc gây ra tổn thương rất nặng về thể xác, về tinh thần hoặc giết chết một con người và có thể giết chết nhiều người! Chữ Nhẫn trong trường hợp này là đao đâm vào trái tim người khác chảy máu! Tàn Nhẫn là tội phạm nghiêm trọng! Người ác độc, dã man hơn ma quỷ! Giới giang hồ, xã hội đen thường xăm trên cánh tay, trên lưng chữ Nhẫn, kiên trì thực hiện việc Nhẫn tâm, tàn Nhẫn! Người có trí thức càng cao thì Nhẫn tâm, tàn Nhẫn càng lớn, càng khủng khiếp! Nhẫn tâm đến mức độ cao sẽ thành tàn Nhẫn, chuyển từ dã tâm, ác tâm thành hành động tàn ác!

B - Giai đoạn thứ hai

Người đã qua một hội, đã trên 60 tuổi nên học chữ Nhẫn theo hướng thiện hoặc không cần phải Nhẫn nữa.

1. Nhẫn hướng thiện là để tăng thêm tâm thiện, lòng yêu thương

- NCT nhi thuận, vẫn phải Nhẫn nhịn trong cuộc sống gia đình, xã hội.

- Người trung niên, đặc biệt là NCT nếu phát huy và học Nhẫn theo hướng thiện (tốt) thì kéo theo những đức tính tốt khác. Đó là:

+ Nhẫn để hiểu biết rõ ràng đúng sai; Nhẫn tỉnh giải ngu; Nhẫn để an toàn.

+ Nhẫn để vị tha, Nhẫn để thêm bạn bớt thù. Nhẫn để tăng bạn bè giao thiệp.

+ Nhẫn để yêu thương; để khoan dung; để kính người trọng ta; Nhẫn để ta vui người cùng vui.

+ Nhẫn để vô thường, không không sắc sắc đoạn trường trần ai.

+ Nhẫn để chuyển vần: Thiên thời, địa lợi, Nhân tâm hiệp hoà.

+ Nhẫn dưỡng tâm đức.

2. NCT nói chung là không cần phải “Nhẫn”

- NCT không cần phải Nhẫn nại, kiên Nhẫn vì sức khỏe không thể làm được nên đừng “tham công tiếc việc” nữa. NCT vẫn còn phải Nhẫn nại, kiên Nhẫn vì “bát cơm, manh áo” là người khổ suốt đời.

- NCT không cần Nhẫn nhục vì sức khỏe tâm thần đã yếu kém nên không chịu được nhục trong xã hội! Nhưng trong gia đình thì tùy theo từng hoàn cảnh mà chấp nhận hay không?!

- NCT phải loại bỏ triệt để Nhẫn tâm, tàn Nhẫn, ngay cả trong ý nghĩ!

C - Quan hệ giữa Nhẫn và Sức khoẻ

- Qua nội dung trên, nếu thực hiện Nhẫn nại, Nhẫn nhịn, kiên Nhẫn để đạt được mục đích của mình thì sức khỏe phải giảm bớt. Có được có mất!

- Nếu thực hiện Nhẫn nhục thì sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.

- Còn người Nhẫn tâm, tàn Nhẫn thì sức khỏe không những giảm sút mà còn có thể chết mất mạng.

Kết luận

Nếu việc bé thiếu chữ Nhẫn thì không làm được, dẫn đến việc to cũng không làm được. Người làm được việc lớn đều có đức tính Nhẫn: Việc lớn tốt nếu Nhẫn hướng thiện; việc lớn xấu nếu Nhẫn hướng ác. Việc lớn muốn thành công phải Nhẫn từ việc nhỏ.

Ở đời học lấy chữ Nhân/ Học thêm chữ Nhẫn muôn phần bình an. Đã học được chữ Nhân là người tốt, nếu học thêm chữ Nhẫn (hướng thiện) thì bình an suốt đời và giúp đỡ nhiều người khác!

ThS Đặng Văn Hương

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…
Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Bài 2. Người cao tuổi chung tay bảo vệ môi trường
Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển
Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...
Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Tin khác

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc
Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc
Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...

Đạo thầy trò

Đạo thầy trò
Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…
Xem thêm
Phiên bản di động