Dân ta phải biết sử ta!
Nghiên cứu - Trao đổi 30/10/2020 10:00
Bài diễn ca trên gồm 210 câu ca ngợi những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, các anh hùng tiêu biểu… từ thời Hồng Bàng dựng nước đến năm 1942 khi tác phẩm ra đời.
Tôi nghĩ, một trong những điều giúp cho học trò khó quên về những trang sử vàng đấu tranh của dân tộc là ở mỗi bài dạy đều có câu ấn tượng để dễ nhớ, dễ thuộc và khắc ghi trong tâm trí lâu dài hơn. Ví dụ như “Ngồi đan sọt mà lo việc nước” thì nhớ ngay là Phạm Ngũ Lão hay “Cờ lau tập trận” là Đinh Bộ Lĩnh; “Dâng sớ chém đầu 7 nịnh thần” là Chu Văn An; “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” biết ngay là Trần Bình Trọng; “Phá cường địch báo hoàng ân” là Trần Quốc Toản; “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” biết ngay là Nguyễn Trung Trực…
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vừa được UNESCO vinh danh là di sản của nhân loại. |
Những trang sử vàng đấu tranh chói lọi của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh cùng nhiều nhân vật lịch sử được đưa vào giảng dạy trong trường học. Cụ thể những câu nói bất hủ làm học sinh liên tưởng đến các danh nhân như như Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”; Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa…”; Bế Văn Đàn “lấy thân mình làm giá súng”; Phan Đình Giót “lấy thân mình lấp lỗ châu mai”; Nguyễn Viết Xuân “nhằm thẳng quân thù mà bắn”… Hay những tác phẩm văn học “Sống như anh” biết ngay là Nguyễn Văn Trỗi; “Hòn đất” là chị Sứ - Phan Thị Ràng; tác phẩm “Người con gái Đất đỏ” là Võ Thị Sáu…
Thiết nghĩ, việc dạy và học Lịch sử ngày nay nên kết hợp với các tác phẩm văn học nghệ thuật như truyện, tiểu thuyết, kí sự văn học… để tăng thêm tính hấp dẫn, sinh động, nhưng vẫn không làm sai lệch đi chính sử. Ví dụ: “Ngay sau khi chiến thắng trong trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung đã cho người lập tức mang cành đào bích trở về Phú Xuân báo tin chiến thắng cho Công chúa Ngọc Hân”. Hình ảnh quá đẹp khi Ngọc Hân công chúa cầm cành đào báo tin thắng trận của vua Quang Trung đã đi vào nhiều giai thoại văn học thơ ca Việt Nam. Có thể chi tiết này là hư cấu, bởi, lúc bấy giờ quân lính di chuyển trên đường bộ bằng chiến mã, mà từ Thăng Long phi ngựa vượt cả ngàn cây số mang cành đào về Phú Xuân có khi mất cả tháng trời. Như vậy, hoa và cành đào làm sao còn “tươi thắm”. Nhưng, chi tiết hư cấu này thật quá ấn tượng và mang giá trị đẹp đẽ nên mọi người đều chấp nhận.
Tuy nhiên, thời gian qua, trên một số phương tiện truyền thông đại chúng lại trích dẫn những câu nổi tiếng mà nêu không chính xác tên tác giả nên gây hiểu lầm, khó chịu cho người nghe. Ví dụ 2 câu thơ: Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong được trích trong bài thơ “Dân no thì lính cũng no” sáng tác vào năm 1948 trong cuộc vận động Nhân dân đóng thuế nông nghiệp của tác giả là nhà thơ Thanh Tịnh, vậy mà có không ít cơ quan thông tin đại chúng lại tuyên truyền “sai lệch đáng tiếc” tên người sáng tác 2 câu thơ nổi tiếng trên…
Để thu hút học trò quan tâm học tập và tự hào về những trang sử vàng đấu tranh của dân tộc thì việc dạy và học môn Lịch sử không nên bị gò bó trong những số liệu về ngày, tháng, năm mà phải ghi chép chính xác tên tác giả, những sự kiện quan trọng đã diễn ra… và có chút “hư cấu” hấp dẫn, sinh động… nhưng không sai lệch chính sử!