Dân ngụ cư ven sông Hồng chống rét

Bà Nguyễn Thị Thìn (71 tuổi) ngồi xổm trước căn nhà trọ lụp xụp nằm sát bên bãi sông Hồng. Đôi bàn tay sưng tấy vì lạnh lập cập rải đống lon bia, phế liệu ra phơi sau đêm mưa lớn. Bà bảo: Dân ngụ cư sống ở ngoài bãi chẳng biết chạy đâu cho khỏi rét.
Dân ngụ cư ven sông Hồng chống rét
Bà Thìn dùng bìa các-tông làm chiếu rải dưới đất trong những ngày giá rét lịch sử. (ẢNH: THÀNH ĐẠT)

Vài tấm áo rét cũ không đủ ngăn cái lạnh, giọng người đàn bà lầm nhầm giữa gió sông Hồng.

Chạy đâu cho hết rét?

Từ đê Hồng Hà, phải len lỏi khá lâu qua những ngõ nhỏ lắt léo mới tới được xóm ngụ cư ven sông Hồng thuộc phường Phúc Xá (Ba Đình, Hà Nội). Đúng như tên gọi, giữa vùng đất bãi mênh mông, những ngôi nhà được dựng tạm bợ, liêu xiêu dựa vào nhau trông càng ảm đạm hơn dưới đợt lạnh sâu nhất kể từ đầu mùa.

Chị Nguyễn Thị Hiền (quê Hưng Yên) là thành viên kỳ cựu của xóm ngụ cư này. Công việc chính của chị là đi gánh hoa quả thuê cho các tiểu thương chợ đầu mối Long Biên. Ngày ngày, cứ quãng 2 giờ sáng, người phụ nữ 51 tuổi lại xấp ngửa gánh gồng rời căn nhà trọ chỉ 10m2 hướng ra phía chợ.

Đưa đôi tay ửng đỏ, nứt nẻ vì cước lạnh, chị bảo: “Mấy hôm nay chỉ có 8-10 độ C, nhưng mấy chị em chúng tôi cũng không dám nghỉ làm. Vì một gánh hoa quả nặng 30kg cũng chỉ được trả 10.000 đồng. Bỏ một ngày là đói một ngày”.

Dân ngụ cư ven sông Hồng chống rét
Đôi tay của chị Hiền sưng tấy, ửng đỏ vì giá rét. (ẢNH: THÀNH ĐẠT)

Chị Hiền cho biết thêm, do thời gian làm việc chủ yếu vào ban đêm, cộng thêm với mưa lớn nên các chị lại càng cảm thấy giá buốt hơn. Mặc 4-5 lớp áo, choàng cả áo mưa, đi ủng cao cổ mà vẫn run cầm cập.

“Cuối tuần vừa rồi mưa nhiều, mỗi sáng từ chợ về phòng trọ, các khớp xương của tôi đều đau nhức. Cả ngày hôm sau chỉ có thể nằm yên trong phòng, trùm kín chăn cho đỡ rét”, chị Hiền kể.

Bà Nguyễn Thị Thìn (quê Nam Định) năm nay đã 71 tuổi, sống bằng nghề nhặt ve chai. Đợt rét đậm đột ngột khiến bà không dám ra khỏi phòng trọ vì sợ gió. Nhưng ở nhà cũng không yên. Hai trận mưa cuối tuần khiến căn lều tạm bợ của bà Thìn dột tứ bề. Gió theo những mảng trống sát trần nhà ràn rạt thổi khiến người bên trong co ro ngay cả khi đã nằm trong chăn.

Dân ngụ cư ven sông Hồng chống rét
Đợt mưa rét kéo dài khiến bà Thìn không thể ra khỏi nhà để đi làm. (ẢNH: THÀNH ĐẠT)

“Đêm vừa rồi gần như tôi thức trắng, hết lấy ni-lông che giường rồi lại giật tạm mảnh bạt chắn gió, vừa nằm, vừa rét lại vừa lo”, bà Thìn thở dài, mắt đăm đăm nhìn vào trái nhà bịt tạm tờ bìa rách tả tơi.

Nhìn những phòng trọ chật chội, bao bọc chằng chịt bởi bạt, bao tải, tôn vỡ không khỏi khiến người ta chạnh lòng. Sống ngay bên thành phố, không ngoa khi nói rằng: Đây là một trong những nơi lạnh nhất của Hà Nội những ngày rét đậm, rét hại này.

Chống rét kiểu… ngụ cư

Chạy đâu cho khỏi rét… nên những người dân xóm ngụ cư đã nghĩ ra mọi cách có thể để… chờ nắng lên.

Chị Hiền kể, mỗi khi đi gánh hàng đêm, ngoài việc mặc thật nhiều quần áo, mặc áo mưa, chị sẽ xoa dầu vào chân tay cho ấm. Sáng sớm khi về tới phòng, việc đầu tiên là nhóm lửa để mấy người xúm xít vào hơ.

“Ban ngày, không có việc cần chúng tôi sẽ ở nguyên trong phòng. Được cái, phòng trọ xây kín mít, không có cửa sổ, lại 2-3 người ở chung nên cũng đỡ rét”, chị Hiền nói.

Dân ngụ cư ven sông Hồng chống rét
Những người xóm ngụ cư phải đốt lửa sưởi giữa ban ngày vì nhiệt độ quá thấp. (ẢNH: THÀNH ĐẠT)

Bà Nguyễn Thị Độ (71 tuổi, quê tại Duy Tiên, Hà Nam) lại có cách chống rét khác. Hàng ngày, khi đi nhặt ve chai, bà tìm những mảnh ván, tấm bìa lớn phẳng phiu rồi mang về kê dày dưới chiếu.

“Ấm thêm chút nào hay chút ấy. Cũng may là theo dự báo đợt lạnh này không còn kéo dài”, bà Độ lẩm nhẩm tính ngày gió mùa qua.

Ở khu đất cuối bãi, anh Thành, thợ bốc vác chợ Long Biên đang lúi húi chằng lại cột chống nhà. Anh cho biết: Đợt lạnh vừa qua kèm theo gió mạnh khiến “tường” phòng trọ lợp tạm bằng fibro xi-măng bị vỡ. Hôm nay nắng ráo, anh mới vá lại "căn nhà" với đủ thứ nhặt nhạnh được như tấm liếp, ni-lông, mảnh áo mưa không dùng nữa.

Dân ngụ cư ven sông Hồng chống rét
Sửa lại căn nhà tạm (ẢNH: THÀNH ĐẠT)

Cũng như nhà anh Thành, nhà nào ở xóm bãi cũng đua nhau “gia cố” lại nơi ở của mình, người có thì mua tôn mới, người không có thì vải rách vá chằng vá đụp. Mấy chục căn phòng liêu xiêu bên nhau. Đã bao nhiêu năm, những con người sinh ra, lớn lên ở đây chống chọi với cái nghèo cái khổ. Nhưng năm nay, cái lạnh kỷ lục càng làm rõ thêm cái nghèo ấy của họ.

Ngồi co ro trong căn phòng chất đầy giấy vụn, bà Thìn cho hay: Do tuổi cao nên bà không thể sửa lại phòng được. Cậu con trai lại đau ốm liên miên nên chỉ có thể nằm trên chiếc giường duy nhất. Bà đành phải đi nhặt nhạnh những tấm bìa lành lặn, trải dưới đất thay chiếu.

Dân ngụ cư ven sông Hồng chống rét
Để chống lạnh, người dân phải dùng bìa các-tông, ván gỗ lót dưới chiếu. (ẢNH: THÀNH ĐẠT)

Tối tối, cả xóm ngụ cư của bà Thìn, anh Thành, chị Hiền… lại quây quần lại với nhau bên ngọn lửa lớn. Họ chỉ mong đợt lạnh sớm qua đi để họ lại được đi làm lại bình thường

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hôm nay, 21/2, ở Bắc Bộ có mưa vài nơi, trời rét hại với nền nhiệt thấp nhất 7-10 độ C, vùng núi 2-5 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ và khả năng cao xảy ra băng giá, mưa tuyết. Rét hại ở Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 22/2.

Nhiệt độ xuống thấp, du khách kéo đi săn băng tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn Nhiệt độ xuống thấp, du khách kéo đi săn băng tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn

Không ngại thời tiết lạnh giá, nhiệt độ dưới âm độ C, ngay từ sáng sớm nhiều du khách từ các nơi trên cả nước ...

Miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa Miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày mai 19/2, khu vực Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí ...

Theo Báo Nhân Dân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đọc lại hồi kí  “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Đọc lại hồi kí “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Hồi kí “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do nhà văn Hữu Mai thể hiện là một hiện thực rộng lớn gồm nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa điểm, nhiều thời điểm khác nhau. Nhân kỉ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024, chúng tôi xin được góp chút suy nghĩ và sự thán phục tài cầm quân của vị Đại tướng huyền thoại…
Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

80 năm trước, vào ngày 24/5/1944, biết không thể khuất phục được người tù cộng sản Hoàng Văn Thụ nên thực dân Pháp đã đưa ông ra trường bắn. Năm đó ông vừa tròn 35 tuổi.
Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động

Ngày Quốc tế Lao động (1/5) là ngày lễ quan trọng nhất của người lao động toàn thế giới. Đó là ngày tôn vinh, bảo vệ những người công nhân, đồng thời để giai cấp vô sản biểu dương sức mạnh của mình. Tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động mãi mãi đồng hành với ước mơ của giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới về một xã hội không có áp bức, bóc lột.
Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Trung đoàn 1 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đơn vị trực thuộc được thành lập ngày 15/3/1965, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tháng 6/1965, Trung đoàn lên đường vào miền Nam chiến đấu.
Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”...

Tin khác

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu
Cuộc đời đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng dù dừng lại ở tuổi 27 nhưng thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng và chí khí, cốt cách của người cộng sản trẻ tuổi ấy với câu nói nổi tiếng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian và là hình mẫu để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ và nhân dân học tập noi theo; mãi mãi là niềm tự hào của hai miền quê Hà Tĩnh và Phú Yên...

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình
Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là vấn đề cần được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đó là sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hi sinh cho con cái; tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp
Khi chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với quân ta tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã xuất phát từ ưu thế vượt trội về quân sự; đồng thời, ỷ vào khả năng tiếp tế hậu cần hơn hẳn đối phương.

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại
Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng
Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam
Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975
Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…
Xem thêm
Phiên bản di động