Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân vinh dự đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Tin tức 06/05/2025 13:40
![]() |
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại buổi lễ |
Dự lễ có Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường; Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka; Phó Thủ tướng Mai Văn Chính;Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Thiện Nhơn; Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Trí Quảng; đại diện lãnh đạo các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, các Giáo hội, Hiệp hội, tổ chức Phật giáo cùng hàng ngàn đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ, v.v.
Phát biểu chào mừng đại lễ, Chủ tịch nước Lương Cường chia sẽ: "Với vai trò là nước chủ nhà, chúng tôi mong và tin Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam sẽ thành công tốt đẹp; các đại biểu sẽ, tham gia đóng góp tích cực, chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích đối với các nội dung theo chủ đề của đại lễ.
Và có những trải nghiệm thực tế để thấu hiểu nhiều hơn về con người và đất nước và Việt Nam thân yêu; đề nghị, chúng ta cần đưa tâm từ bi vào chính sách, mang trí tuệ vào định hướng phát triển, đề cao tinh thần vô ngã - vị tha, tức là làm việc gì cũng không vì bản thân mình mà luôn nghĩ đến lợi ích của đại chúng. Đức Phật dạy, hòa bình thật sự đến từ nội tâm thanh tịnh, chỉ có vun đắp hòa bình thông qua sự chuyển hóa niềm tin của từng cá nhân, từ đó dẫn đến chuyển hóa niềm tin của toàn xã hội”
![]() |
Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Trí Quảng |
Tại buổi khai mạc, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Trí Quảng cho biết: Vesak 2025 tại Việt Nam không chỉ là một sự kiện tôn giáo quốc tế trọng đại mà còn là dịp để Việt Nam thể hiện vai trò là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, có truyền thống Phật giáo lâu đời và sâu sắc. Trong bối cảnh đất nước đang kỉ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975–2025), việc đăng cai Đại lễ Vesak càng mang ý nghĩa biểu tượng: một dân tộc từng trải qua chiến tranh, chia cắt, nay trở thành điểm sáng lan tỏa thông điệp hòa bình, đoàn kết và phát triển bền vững.
Chặng đường 50 năm độc lập, thống nhất của Việt Nam là minh chứng rõ ràng cho những giá trị mà Phật giáo hướng đến: lòng bao dung, sự hòa hợp và lấy con người làm trung tâm. Như thông điệp xuyên suốt của Vesak năm nay, hòa bình không chỉ là điểm đến mà còn là hành trình mà tất cả chúng ta cần cùng nhau vun đắp.
Vesak không chỉ là thời khắc tưởng niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn, mà còn là ngày hội tâm linh toàn cầu, nơi kết nối cộng đồng nhân loại bằng lòng từ bi, trí tuệ và khao khát hòa bình.”
Chủ đề của Đại lễ Vesak 2025 được đánh giá là lời nhắn gửi thiết tha từ Phật giáo đến thế giới hiện đại: hãy đề cao nhân phẩm con người, hãy sống đoàn kết và bao dung hơn bao giờ hết. Hòa thượng chia sẻ thêm: “Trong một thế giới đầy biến động và chia rẽ, chúng ta càng cần khơi dậy tuệ giác Phật giáo để chữa lành, để hóa giải bạo lực và hận thù bằng ánh sáng của trí tuệ và lòng từ bi. Đức Phật từng dạy: “Không có con đường nào dẫn đến hòa bình, hòa bình chính là con đường”. Chính vì vậy, đây là lúc để chúng ta cùng nhau nuôi dưỡng bình an nội tâm và
Tại buổi lễ, nhiều đại biểu quốc tế bày tỏ sự trân trọng đối với những nỗ lực của Việt Nam trong việc tổ chức thành công sự kiện có tầm vóc toàn cầu. Các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Vesak 2025 như: Hội thảo quốc tế, lễ diễu hành văn hóa, trình diễn nghệ thuật tâm linh, v.v. hứa hẹn mang lại một không gian đậm chất Phật giáo, nơi những giá trị nhân văn được tôn vinh, đối thoại văn hóa được thúc đẩy và tình hữu nghị được thắt chặt.
![]() |
Các đại biểu dự lễ |
Tinh thần Vesak 2025 không chỉ lan tỏa trong khuôn viên Đại lễ mà còn thấm sâu vào trái tim của những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Trong thời đại mà nhân loại đang đối diện với nhiều thách thức chưa từng có – từ xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu đến bất bình đẳng xã hội – tuệ giác Phật giáo được khơi dậy như một dòng suối mát, đưa con người về với những giá trị cốt lõi của lòng nhân ái, sự thấu cảm và sống chan hòa với nhau.
Với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam không chỉ là một sự kiện lễ nghi, mà còn là thông điệp hành động: cùng nhau kiến tạo một thế giới hòa bình hơn, bền vững hơn và nhân văn hơn.
Trong tiếng chuông chùa ngân vang, trong lời kinh trầm lắng và ánh mắt an nhiên của hàng chục ngàn người tham dự, lễ khai mạc Vesak 2025 đã mở ra một hành trình đầy hi vọng – hành trình của sự thức tỉnh tâm linh, đoàn kết toàn cầu và phát triển hài hòa giữa con người và vạn vật.