Ở vùng biển giáp ranh 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh:

Chiêu trò của nhóm “bảo kê”, "xã hội đen" và sự vô cảm của người có trách nhiệm

Cảng hoạt động không phép, cơ quan chức năng “đá” trách nhiệm cho nhau, côn đồ lộng hành ép ngư dân phải vào cảng lậu để thu lợi bất chính lên tới hàng trăm triệu mỗi ngày, đó là sự thật “kinh hoàng” đang diễn ra tại cảng Phước Thịnh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Không từ thủ đoạn nào để “ăn chặn” ngư dân

Sau khi có chủ trương chấp thuận đầu tư xây dựng cảng Phước Thịnh, mọi hoạt động ở cảng này trong thời gian qua đều do ông Phan Sinh Thành (biệt danh Thành Sứt) và một số người thân của ông Thành trực tiếp quán xuyến. Mặc dù cảng đang trong quá trình xây dựng nhưng những đối tượng này đã lợi dụng “mác” cảng để ép ngư dân và các chủ tàu phải vào để thu lợi bất chính, với số tiền “khủng” bằng nhiều chiêu trò.

Chiêu trò của nhóm “bảo kê”,

Tàu của đội quân ông Thành luôn hoạt động trên biển chăn dắt, ép tàu, thuyền của ngư dân vào cảng lậu Phước Thịnh để thu tiền "bảo kê"

Chiêu trò của nhóm “bảo kê”,

Phản ánh với phóng viên, nhiều chủ tàu ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà của tỉnh Hà Tĩnh cho biết, nhằm có nguồn hải sản để cung cấp cho các nhà hàng và xuất khẩu đi nước ngoài, họ đã bỏ vốn ra cho bà con mượn để sắm tàu, thuyền, các ngư lưới cụ lặn bắt sò, tôm, cua ở vùng biển cảng Hòn La và Đá Nhảy. Sau khi bà con đánh bắt được thì họ mua lại với giá thị trường cho bà con, nhằm tạo công ăn việc làm, giúp đỡ những hộ khó khăn về vốn đầu tư. Tuy nhiên để được vào vùng biển nói trên đánh bắt, các ngư dân và chủ tàu phải “xin phép” ông Thành. Khi được ông Thành đồng ý thì mới dám vào vùng biển này để lặn bắt sò, và tất nhiên kèm theo điều kiện là nộp tiền “cắt phẩy” hoặc phải bán lại cho ông Thành với giá rẻ mạt.

Ngư dân sau khi nhận tàu, thuyền của các chủ hàng và trầm mình dưới đáy biển sâu trên chục mét để bắt sò. Mỗi ngày có hàng giờ đánh vật với sóng nước đầy nguy hiểm, tất cả các tàu đánh bắt nơi đây đều phải vào cảng lậu Phước Thịnh để cân lên bán cho chủ tàu, mà không thể cập bến nào khác được. Tại đây, trong khi cân hàng bàn giao giữa người lặn và chủ tàu thì có đội quân của ông Thành đi theo giám sát và thu tiền của chủ tàu từ 3.000 – 5.000 đồng/kg. Chủ hàng cũng không thể đi thu mua ở nơi khác được vì toàn bộ tàu thuyền vào đây đánh bắt đều bị đội quân của ông Thành luôn chăn dắt và uy hiếp, ép phải vào cảng Phước Thịnh.

Chiêu trò của nhóm “bảo kê”,

Đội quân của ông Thành (dấu x màu gạch) luôn bám sát theo dõi khối lượng bàn giao giữa ngư dân và chủ tàu để thu tiền "bảo kê" với mức thu từ 3.000 - 5.000 đồng/kg

Chiêu trò của nhóm “bảo kê”,
Chiêu trò của nhóm “bảo kê”,

Chị T. ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Chúng tôi bức xúc lắm, tôm cá ở biển là của chung, nhưng khi vào lặn bắt thì phải xin ông Thành và phải nộp tiền bảo kê, nếu không nộp thì họ uy hiếp, đe dọa đánh đập, cắt ống khi lặn. Người dân đã khổ cực, vay vốn để sắm tàu thuyền kiếm miếng cơm mà nộp mỗi tấn hàng 5 triệu đồng rồi thì còn đâu lời lãi nữa”?.

“Vào lặn bắt sò phải xin ông Thành và nộp tiền “luật” từ 3.000 – 5.000 đồng/kg (tùy thời điểm) thì mới dám lặn chứ không thì ai dám làm. Mình không đóng thì họ đe dọa, uy hiếp, mình đang lặn họ chạy tàu qua cắt ống thở thì chết dưới nước làm sao cứu kịp. Mình chết rồi ai nuôi vợ con, thôi đành chấp nhận chịu thiệt để lặn kiếm bát cơm cho con ăn học”, một ngư dân xã Lộc Hà, Hà Tĩnh bức xúc nói.

Đặc biệt, thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà hàng trong nước đóng cửa, sản phẩm không xuất đi được nước ngoài nên các chủ hàng chuyển qua thu mua để nuôi. Nhưng sò của các tàu sau khi lặn lên bị ép phải vào cảng Phước Thịnh để bán lại cho ông Thành với giá 25.000 đồng/kg, sau đó ông Thành bán lại cho chính những chủ hàng đã đầu tư vốn cho tàu đi lặn để mua lại, với giá 50.000 đồng/kg?

Ông Nguyễn X.T, ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên bức xúc: “Bà con không có điều kiện, mình bỏ vốn ra cho bà con mượn sắm tàu, thuyền, xăng dầu các thứ để đi đánh bắt rồi mình mua lại để tiêu thụ, coi như hỗ trợ lẫn nhau. Nhưng khi mình vào thu mua của chính tàu mình đầu tư cũng phải qua ông Thành. Trước đây thì họ lấy “phẩy” thôi, nhưng đợt gần đây sau khi tàu của mình lặn lên thì đội ông Thành bắt phải bán lại cho họ một cân sò 25.000 đồng, rồi họ lại bán lại cho mình một cân 50.000 đồng. Tàu mình đầu tư cho bà con đi lặn để mình mua lại nhưng hắn lại chèn ép, lấy của tàu mình bán cho mình với giá gấp đôi thế mới ác chứ”!

Chiêu trò của nhóm “bảo kê”,

Ngư dân càng vất vả, cố gắng để có nhiều sò thì nguồn thu bất chính của các đối tượng "bảo kê" nơi đây càng cao

Qua quan sát thực tế và thông tin mà các chủ thu mua hải sản tại đây cung cấp, mỗi ngày có từ 120 đến 150 tàu, thuyền của khoảng 50 chủ hàng các huyện Lộc Hà, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) và tàu thuyền của người dân ven biển các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình) vào đánh bắt và phải cập cảng lậu cống nộp tiền bảo kê cho đội quân của ông Thành. Số lượng thu mua hải sản mỗi ngày của một chủ hàng phải từ 3 tạ đến 3 tấn, thậm chí có ngày lên đến 5 tấn.Vì thế số tiền “bảo kê” mà đội quân của ông Thành thu vào theo người dân cho biết phải hàng chục triệu, thậm chí thu đến 200 triệu đồng/ngày, khi ngư dân trúng mẻ lớn.

Không chỉ thu tiền “phẩy” theo đầu kg hải sản đánh bắt của người dân, các đối tượng nơi đây còn ép các tàu, thuyền khác phải cập cảng của mình để bán đồ dùng thiết yếu như nước uống, mì tôm, xăng dầu với giá cắt cổ. Nếu phát hiện tàu nào mua nước nơi khác hoặc mang ngoài vào sẽ bị đánh đập dằn mặt, khiến nhiều người bức xúc.

Trưởng Công an huyện Quảng Trạch không hiểu “bảo kê” là gì!?

Sự việc “bảo kê” tàu, thuyền để thu lợi bất chính đã diễn ra từ nhiều năm nay. Đặc biệt từ đầu tháng 6/2021, các đối tượng “tận thu” của người dân một cách sát ván và trắng trợn. Người dân đã làm đơn cầu cứu gửi cơ quan báo chí và các cấp chính quyền.

Chiêu trò của nhóm “bảo kê”,

Quá bức xúc, ngư dân và các chủ tàu đã làm đơn tố cáo hành vi ép tàu thuyền vào cảng để thu tiền "bảo kê" của Nguyễn Sinh Thành

Chiêu trò của nhóm “bảo kê”, "xã hội đen" và sự vô cảm của người có trách nhiệm

Với mong muốn góp tiếng nói bảo vệ ngư dân “thấp cổ bé họng” , phóng viên Tạp chí Ngày mới online, Tạp chí Người cao tuổi đã đem thông tin này phản ánh đến Công an huyện Quảng Trạch. Sau khi nghe phóng viên trình bày sự việc ông Phan Thanh Sơn, Trưởng Công an đã có những phát ngôn theo phóng viên là hơi “kỳ lạ” (!?). Phóng viên đặt vấn đề về nạn “bảo kê” tàu thuyền của một số đối tượng hoạt động theo kiểu “xã hội đen” ở vùng biển Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch thời gian qua, ông có nắm được không? Thì ông Sơn trả lời không hiểu “bảo kê” và “xã hội đen” là gì!?. Sau khi trả lời vô cảm, ông Sơn cho rằng: “Cảng này nó nằm trong khu vực thuộc quản lý của Bộ đội Biên phòng và Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Bình, nên anh tự đi mà tìm hiểu. Vấn đề anh đặt ra tôi không hiểu “bảo kê” là cái gì, “xã hội đen” là thế nào? Chúng tôi làm công tác đảm bảo an ninh trật tự, đấu tranh theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng, là chỉ có người phạm tội và người không phạm tội. Còn như anh nói “xã hội đen” và “bảo kê” thì luật pháp có từ nào giải thích “bảo kê” không, trong luật có quy định cho xã hội đen không? Tôi nói với anh là trên cương vị luật pháp".

Chiêu trò của nhóm “bảo kê”,

Trụ sở Công an huyện Quảng Trạch

Do ông Trưởng Công an huyện không biết "bảo kê", "xã hội đen" là gì nên phóng viên nêu, người dân ở 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh phản ánh cũng như phóng viên chứng kiến, hiện một số đối tượng ở cảng Phước Thịnh có hành vi đe dọa, uy hiếp và bắt ngư dân các tàu thuyền phải vào cảng để thu tiền bất hợp pháp, gây mất an ninh trật tự, ông có nắm được không? Mặc dù lúc này hiểu được nội dung và tính chất nghiêm trọng của vụ việc, nhưng vị Trưởng huyện Quảng Trạch từ chối trả lời và nói rằng: “Muốn cung cấp, tìm hiểu thông tin thì tự viết ra nơi giấy, và phải có văn bản, còn anh đến làm việc thì tôi không làm việc với anh. Trưởng Công an huyện muốn làm việc với các nhà báo phải xin ý kiến của Giám đốc Công an tỉnh”.

Trong quá trình thâm nhập thực tế điều tra đường dây “bảo kê”, ngang nhiên thu tiền của ngư dân, phóng viên bị một số đối tượng trên địa bàn huyện Quảng Trạch hung hãn cầm dao, kiếm tấn công, đánh đập, có hành vi đe dọa đến sự an toàn đối với tính mạng và tài sản. Nên khi đến làm việc tại Công an huyện Quảng Trạch, phóng viên đề xuất được đưa phương tiện vào phía trong khuôn viên của Công an để đảm bảo an toàn, tránh sự gây hấn của các đối tượng nói trên. Nhưng Công an huyện Quảng Trạch nhất quyết không cho đưa vào, với lý do “đưa phương tiện vào trong sân trụ sở Công an chưa chắc an toàn hơn ở ngoài”!?.

Chiêu trò của nhóm “bảo kê”,

Khuôn viên, trụ sở Công an huyện nhưng ông Phan Thanh Sơn, Trưởng Công an huyện Quảng Trạch lại nói với phóng viên rằng chưa chắc đảm bảo an ninh hơn ở ngoài?!

Tiếp tục đem những phản ánh của người dân đến Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, tại đây, ông Ngô Văn Dũng, Chủ nhiệm Chính trị cho biết, lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Bình luôn tăng cường tuần tra kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự các tuyến biên giới theo đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn. Và với tuyến biên giới biển thuộc cảng Hòn La thì có Đồn Biên phòng Roòn trực tiếp phụ trách quản lý thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, thông tin về nạn bảo kê tàu, thuyền để thu lợi bất chính của một số đối tượng thì phía Biên phòng vẫn chưa nắm được?.

Nằm ở tuyến biên giới biển, cảng Phước Thịnh chịu sự quản lý, giám sát của chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng như Biên phòng, Công an, Ban Quản lý khu kinh tế… Nhưng trong thời gian dài cảng này ngang nhiên hoạt động trái phép, một số đối tượng lợi dụng ép dân thu tiền bất hợp pháp, ăn chặn trên “xương máu” của ngư dân nhưng không cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm. Không lẽ hoài nghi của dư luận rằng có sự làm ngơ, dung túng của lực lượng chức năng để một số đối tượng ngang nhiên hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, “bảo kê” thu tiền người dân trong suốt thời gian qua lại là sự thật? Đề nghị tỉnh Quảng Bình và các cơ quan chức năng cấp cao vào cuộc điều tra xử lý nghiêm, làm sáng tỏ sự thật đảm bảo an ninh trật tự và quyền lợi hợp pháp của ngư dân để lấy lại niềm tin nơi dân.

Bảo kê: Theo từ điển tiếng Việt, bảo kê được hiểu là hành vi sử dụng vũ lực hoặc lợi dụng vị thế, quyền lực để bảo trợ cho hoạt động kinh doanh, làm ăn hoặc đảm bảo quyền lợi bất hợp pháp của một người, một nhóm người, với động cơ và mục đích vụ lợi. Nhưng trên thực tế, kể cả những hoạt động lành mạnh, đúng pháp luật đôi khi vẫn phải nộp tiền bảo kê.

Những người bảo kê thường là các đối tượng trong giới giang hồ (trong đó có không ít đối tượng có tiền án, tiền sự), dám đâm thuê chém mướn… nên đa số nạn nhân do sợ hãi mà chịu đựng, không dám phản kháng.

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngày mới Online sẽ tiếp tục thông tin!

Bài 2: Vén màn về các hoạt động Bài 2: Vén màn về các hoạt động "bí ẩn" của cảng Phước Thịnh
Bài 1: Côn đồ lộng hành, hung hãn cầm kiếm chém ngư dân Bài 1: Côn đồ lộng hành, hung hãn cầm kiếm chém ngư dân

Người dân phải vất vả mưu sinh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng khi phải lặn sâu hàng chục mét nước để bắt từng ...

Phan Chi

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xây mồ mả, làm gì phải ganh đua nhau như thế?

Xây mồ mả, làm gì phải ganh đua nhau như thế?

Một ngày cuối năm 2023, tôi có dịp về quê. Khi ra nghĩa trang để thắp hương cho ông bà tiên tổ, tôi vô cùng bất ngờ bởi chỉ sau có mấy năm khu nghĩa trang của xã tôi không chỉ được mở rộng khá nhiều, mà các phần mộ đều được xây dựng to, đẹp khang trang.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được văn bản của Luật sư Nguyễn Công Tá, Giám đốc Công ty Luật TNHH Khôi Việt, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, đơn vị được mời tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho các hộ dân là người cao tuổi ở khu tập thể 7B (nay là số 20 Trần Phú), phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền kiến nghị về cách làm việc của ông Lê Chưởng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
"Sao nỡ” lấp vịnh Bái Tử Long làm khu đô thị?

"Sao nỡ” lấp vịnh Bái Tử Long làm khu đô thị?

Theo phản ánh của Nhân dân trong đó có NCT, cạnh đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, tuyến đường được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam thuộc địa phận phường Quang Hanh, một doanh nghiệp nhiều tháng nay đang triển khai lấp vịnh Bái Tử Long để xây dựng khu đô thị làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và cảnh quan không những của vịnh Bái Tử Long và cả vịnh Hạ Long...
Thân nhân và đồng đội mong mỏi ông Trần Văn Vui được công nhận liệt sĩ

Thân nhân và đồng đội mong mỏi ông Trần Văn Vui được công nhận liệt sĩ

Hơn 10 năm qua, gia đình ông Trần Văn Hùng, 60 tuổi, ở số 37 Trần Hưng Đạo, TP Rạch Giá, cùng Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đề nghị các cơ quan chức năng xem xét công nhận liệt sĩ cho ông Trần Văn Vui (anh trai ông Hùng) hi sinh tháng 12/1972...
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đề nghị Chủ tịch UBND TP Lào Cai xem xét, giải quyết theo đúng quy định pháp luật

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đề nghị Chủ tịch UBND TP Lào Cai xem xét, giải quyết theo đúng quy định pháp luật

Ngày 27/4/2023, Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai có Phiếu chuyển số: 216/VPUBND-NC về chuyển đơn đề nghị của bà Nguyễn Thị Như Quỳnh, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND phường Xuân Tăng tới UBND TP Lào Cai xem xét giải quyết dứt điểm.

Tin khác

Bị đơn là người cao tuổi cho rằng Quyết định giám đốc thẩm có nhiều dấu hiệu bất cập

Bị đơn là người cao tuổi cho rằng Quyết định giám đốc thẩm có nhiều dấu hiệu bất cập
Ngày mới Online (Tạp chí Người cao tuổi) nhận đơn của người cao tuổi (các bị đơn: Ông Huỳnh Kim Đạt, sinh năm 1961 và bà Huỳnh Phụng, sinh năm 1967) phản ánh Quyết định giám đốc thẩm giải quyết về vụ án: “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà” 40/1A Nguyễn Giản Thanh, phường 15, quận 10, TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu bất cập.

​​​​​​​Các nạn nhân kiến nghị thay đổi tội danh của bị cáo Nguyễn Thuận

​​​​​​​Các nạn nhân kiến nghị thay đổi tội danh của bị cáo Nguyễn Thuận
Tạp chí Người cao tuổi, Tạp chí Ngày mới online nhận đơn của nhiều người cao tuổi là nạn nhân của vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức”, do TAND tỉnh Đồng Nai ra quyết định xét xử đối với Nguyễn Thuận và các đồng phạm lúc 8 giờ ngày 20/4/2023. Tuy nhiên, trước ngày Tòa xét xử vụ án này, ông Đặng Phước Bình, người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Đầu tư Phú Việt Tín, đã có đơn kiến nghị thay đổi tội danh của bị cáo Nguyễn Thuận thành tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Nước từ hồ Yên Lập về Quảng Yên phải bảo đảm vệ sinh

Nước từ hồ Yên Lập về Quảng Yên phải bảo đảm vệ sinh
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của người dân, trong đó có nhiều NCT trên địa bàn thị xã Quảng Yên phản ánh về việc hệ thống kênh cấp 1 (kênh chính) cấp nước sinh hoạt từ hồ Yên Lập về thị xã Quảng Yên không bảo đảm vệ sinh, ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe Nhân dân...

Thông tin đính chính, xin lỗi

Ngày 23/5/2022, Tạp chí điện tử Người cao tuổi có đăng bài: “Những bất thường trong việc bồi thường đất lâm nghiệp ở xã Quảng Nghĩa” (Bài 1). Ngày 25/5/2022, đăng bài: “Những bất thường trong việc bồi thường đất lâm nghiệp ở xã Quảng Nghĩa” (Bài 2).

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí người cao tuổi nhận được đơn của bà Lê Thị Hà, sinh năm 1962, cư trú tại ấp Thuận Hòa xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh, gửi “Đơn kêu cứu khẩn cấp” đến Tạp chí Người cao tuổi, phản ánh: Di sản (quyền sử dụng đất) của ông Nguyễn Văn Phước, sinh năm 1963 (chồng bà Hà) đang bị xâm hại bởi hành vi có dấu hiệu làm trái pháp luật về thừa kế, từ việc lập “Hợp đồng đặt cọc” ngày 29/10/2022 về chuyển nhượng QSDĐ cho bà Võ Thị Mỹ Hương.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của nhiều phụ huynh học sinh xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội phản ánh:

Nhiều cơ sở tái chế nhôm, nhựa hoạt động không phép, gây ô nhiễm nghiêm trọng

Nhiều cơ sở tái chế nhôm, nhựa hoạt động không phép, gây ô nhiễm nghiêm trọng
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của nhiều người cao tuổi ở xã Vĩnh Lộc A phản ánh, nhiều cơ sở tái chế nhôm, nhựa không phép ở các ấp trong xã vô tư xả chất thải, rác thải ra môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân trong khu vực.

Đại gia Lê Ân tiếp tục phản ánh ông Nguyễn Thành Lâm chiếm đất xây nhà trên đất hợp pháp của VCSB

Đại gia Lê Ân tiếp tục phản ánh ông Nguyễn Thành Lâm chiếm đất xây nhà trên đất hợp pháp của VCSB
Cụ Lê Ân, đại diện Hội đồng thanh lý VCSB, tiếp tục phản ánh: Ông Nguyễn Thành Lâm có dấu hiệu xây dựng trái phép; khóa cửa không để lực lượng địa phương kiểm tra, thực hiện nhiệm vụ; không hợp tác làm việc, xé biên bản trước sự chứng kiến của đoàn kiểm tra. Đây là cơ sở để UBND TP Vũng Tàu giao Công an TP Vũng Tàu xem xét, xử lý những hành vi có dấu hiệu chống đối người thi hành công vụ dưới đây.

Đại gia Lê Ân yêu cầu xử lý người hủy hoại tài sản mua trúng đấu giá của bà Lê Thị Thắm

Đại gia Lê Ân yêu cầu xử lý người hủy hoại tài sản mua trúng đấu giá của bà Lê Thị Thắm
Ông Lê Ân, ngụ 414/27 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 10, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đại diện Hội đồng thanh lý (HĐTL) VCSB vừa có “đơn yêu cầu UBND phường 12 xử lý theo quy định pháp luật” đối với ông Nguyễn Thành Lâm có hành vi thể hiện dấu hiệu hủy hoại tài sản hợp pháp của VCSB bán đấu giá thành công cho người mua là bà Lê Thị Thắm đang chờ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lô đất bị chiếm thuộc một phần thửa 5A, thửa 6 và 7 tại ven sông Cây Khế, phường 12, có 3 căn nhà cấp 4 trên đất.

​​​​​​​Có nhiều căn cứ để doanh nghiệp đề nghị giám đốc thẩm bản án

​​​​​​​Có nhiều căn cứ để doanh nghiệp đề nghị giám đốc thẩm bản án
Chi cục Thi hành án dân sự TP. Thanh Hóa vừa quyết định cho thi hành bản án đối về tranh chấp hợp đồng thuê nhà giữa Công ty CP Thảo Trung với bà Mai Hương (phường Điện Biên, TP Thanh Hóa).

Kiến nghị thu hồi văn bản của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh và Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam

Kiến nghị thu hồi văn bản của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh và Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam
Ngày 25/7/2022, tại văn phòng Hội đồng Thanh lý Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vũng Tàu (VCSB), ở số 414/27 đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 10, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các cổ đông sáng lập VCSB tổ chức cuộc họp bất thường, thống nhất kiến nghị thu hồi Văn bản 1998/BRI-TTGS ngày 20/7/2022 của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Quyết định số 1177/QĐ-NHNN ngày 5/7/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam.

Sao đẩy cụ bà 90 tuổi, có công với cách mạng ra khỏi căn nhà đã sinh sống suốt gần 60 năm?

Sao đẩy cụ bà 90 tuổi, có công với cách mạng ra khỏi căn nhà đã sinh sống suốt gần 60 năm?
Người có đơn kêu cứu là cụ Trần Thị Ngọc Thanh, sinh năm 1932, ngụ Điện Biên Phủ, phường 10, quận 10, TP Hồ Chí Minh. Cụ Thanh là người có công với cách mạng, được Nhà nước tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất. Trước nguy cơ bị đẩy ra khỏi căn nhà đã sinh sống suốt gần 60 năm, cụ Thanh đề nghị xem xét lại Kháng nghị và Quyết định giám đốc thẩm có dấu hiệu oan khuất....

Tỉnh Kiên Giang: Sao chưa giải quyết dứt điểm việc thực hiện “Dự án Viện điều dưỡng và Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch sinh thái”?

Tỉnh Kiên Giang: Sao chưa giải quyết dứt điểm việc thực hiện “Dự án Viện điều dưỡng và Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch sinh thái”?
12,5 ha đất ở khu vực bãi Khem, phường An Thới, TP Phú Quốc đang được Công ty TNHH MTV du lịch sinh thái Xuân Phúc Phú Quốc (Công ty Xuân Phúc) do bà Giang Lệ Phương làm Giám đốc đã lập thủ tục xin UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện “Dự án Viện điều dưỡng và Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch sinh thái” (Dự án). Tuy nhiên …

Có nhiều căn cứ để giám đốc thẩm vụ án trên

Có nhiều căn cứ để giám đốc thẩm vụ án trên
Nghị quyết số: 132/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội về sử dụng đất Quốc phòng quy định: “5. Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất” (khoản 5, Điều 6). Tuy nhiên, khi xét xử tranh chấp liên quan đất Quốc phòng đưa vào hợp đồng khoán trắng cho các hộ dân (ông Bùi Đức Vân, ông Hoàng Lê Hân, ông Giang Minh Họa) trú tại thôn Hiệp Hòa, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cơ quan tố tụng ở tỉnh Lâm Đồng có quan điểm trái với quy định trên. Đây là cơ sở để cấp trên xem xét lại toàn bộ vụ án theo trình tự thủ tục giám đốc thẩm.

Bao giờ công trình xây dựng trái pháp luật trên đất nông nghiệp bị xử lý?

Bao giờ công trình xây dựng trái pháp luật trên đất nông nghiệp bị xử lý?
Sau khi Tạp chí Ngày mới online đưa tin “Xã Thượng Quân, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương: Hàng loạt công trình trái phép xây dựng trên đất nông nghiệp” thì dư luận nơi đây tiếp tục dậy sóng. Họ bàn tán nhiều về nguyên nhân vì sao dự án sai phạm nghiêm trọng nhưng vẫn tồn tại? Phải chăng chính quyền sở tại đã cố tình làm ngơ suốt thời gian dài để chủ công trình sai phạm coi thường pháp luật?
Xem thêm
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.
Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu không thể chậm trễ

Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu không thể chậm trễ

Vừa qua, tại buổi kiểm tra hiện trường dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu, đoạn qua phường Quảng An, quận Tây Hồ, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu dự án không thể chậm trễ và lùi thời hạn thông xe muộn hơn ngày 30/6/2024.
Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bị tuyên án 10 năm tù

Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bị tuyên án 10 năm tù

Sau 2 ngày xét xử và nghị án, ngày 12/4, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh tiến hành tuyên án đối với cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Đỗ Hữu Ca cùng 12 bị cáo liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trốn thuế; mua bán trái phép hóa đơn, chứ
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của nhiều người cao tuổi (bà Nguyễn Thị Tiến, 66 tuổi; bà Nguyễn Thị Trang, 74 tuổi; bà Nguyễn Thị Nhàn, 75 tuổi...), ở tổ 15, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội phản ánh về việc đất của gia đình họ được HTX nông nghiệp Khương Hạ giao sử dụng để sản xuất từ năm 1989.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được “Đơn tố giác” của cụ Vũ T. (xin giấu tên), 75 tuổi, phản ánh việc, cháu của cụ T. là Vũ Minh Đức, 31 tuổi, ở phường Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến làm việc với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự - xã hội, Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (theo Giấy triệu tập vì có liên quan đến vụ việc gây rối trật tự công cộng).
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của ông Quan Văn A, 69 tuổi, phản ánh việc, từ lâu nay, hai bên chân cầu Long Đại (nối phường Long Bình và phường Long Phước, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) xuất hiện bãi tập kết cát, đất, đá “khủng” hoạt động ngày đêm, xe ben chạy ngược chiều gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đời sống, sức khỏe của người dân, nhất là người cao tuổi sinh sống ở khu vực cầu Long Đại.
Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Sáng 22/3, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn Luật trợ giúp pháp lý cho NCT, khuyết tật ở Thanh Hóa.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận “Đơn cầu cứu” của ông Nguyễn Quốc Tùng, 62 tuổi, ở phường 10, quận 10, TP Hồ Chí Minh và bà Trương Thị Mộng Thi, 61 tuổi, ở quận 9, TP Hồ Chí Minh, phản ánh có dấu hiệu làm trái trong việc Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động tư vấn/đưa người Việt Nam sang nước ngoài; dịch vụ tư vấn pháp luật do luật sư nước ngoài thực hiện và Dịch vụ môi giới giới thiệu việc làm tại Canada.
Khởi tố 3 đối tượng thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát

Khởi tố 3 đối tượng thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát

Ngày 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát; thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uy
Phiên bản di động