Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0, trong đó công nghệ thông tin mang lại những lợi ích tích cực, hầu như gia đình nào cũng có các thiết bị sử dụng công nghệ số, như: Ti-vi, điện thoại thông minh, máy tính bảng… Nhờ công nghệ mà nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ hòa nhập với thế giới công nghệ số, được cập nhật kiến thức, tăng thêm tính sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì mặt trái công nghệ số cộng với việc trẻ em sử dụng thiếu sự quản lí, định hướng của người lớn đã, đang và sẽ tạo ra những rủi ro, nguy hại. Thực tế, không ít trẻ em từ thành thị đến nông thôn sa vào nghiện các trò chơi, nhạc, video giải trí… trên các trang mạng xã hội, như: YouTube, TikTok, Facebook… thông qua các thiết bị điện tử.

Nhiều phụ huynh bận bịu với cơm áo gạo tiền, giao cho con máy tính bảng, với mong muốn để bé vừa giải trí, vừa tìm kiếm tài liệu học tập, biết thêm kiến thức. Thế giới trên Internet rất khác so với thế giới thực mà chúng ta đang sống, công nghệ phát triển khiến trẻ em lạc vào thế giới ảo. Khi đã chìm trong thế giới ảo, trẻ em rất khó có thể quay lại cuộc sống thực.

0642-su-dung-dien-thoai
Nhiều mối băn khoăn khi cho học sinh dùng điện thoại.

Chúng ta chỉ có một đôi mắt để giữ cho mắt hoạt động tốt, cần phải chăm sóc chúng. Thường xuyên nhìn chằm chằm vào vật gì đó ở khoảng cách gần sẽ tạo áp lực rất lớn lên đôi mắt. Đây là lí do rất nhiều trẻ em đeo kính hiện nay.

Một phụ huynh cho biết: “Tôi vừa “tịch thu” điện thoại thông minh của con trai, khi phát hiện cháu thường thức khuya chơi game online. Nghe cháu nói là phải học qua Internet, trao đổi bài với bạn bè nên tôi mới cho sử dụng điện thoại thông minh. Tuy nhiên, một thời gian theo dõi thấy cháu học thì ít mà chơi thì nhiều, người lúc nào cũng mệt mỏi nên tôi quyết định không cho cháu sử dụng điện thoại nữa”.

Thực tế, nhiều phụ huynh hiểu rất rõ tác hại của thiết bị điện tử đối với trẻ em nên có nhiều biện pháp hạn chế, nhưng vì nhiều lí do rồi cũng phải thuận theo con. Đơn cử như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vì con khó ăn, đành phải cho con xem phim hoạt hình, trò chơi trên điện thoại thông minh, máy tính bảng… chỉ đơn giản là để con chịu ăn uống. Hay ba, mẹ có khách, có bạn bè, đành cho con dùng điện thoại để người lớn chuyện trò. Hoặc khi ba, mẹ bận công việc, không có nhiều thời gian cũng đành phó mặc cho con vui chơi trên điện thoại, máy vi tính.

Một nữ phụ huynh cho biết, 2 con của chị được nghỉ Hè ở nhà, trong khi vợ chồng phải đi làm nên gửi con cho bà ngoại. Do bà ngoại đã lớn tuổi, sợ trông các cháu không xuể, nên chị cho các bé sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng. “Tôi biết, việc cho trẻ sử dụng các thiết bị thông minh thường xuyên là không tốt, nhưng không thể làm khác được. Con nhỏ thì năng động không thích ngồi một chỗ, còn bà ngoại lớn tuổi. Nếu không cho các con sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng thì sợ bà ngoại giữ không nổi và ảnh hưởng đến sức khỏe”- chị chia sẻ.

Theo các chuyên gia, trẻ sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều, quá lâu mà không ra ngoài vận động dễ bị cong vẹo, lệch cột sống. Khi xem, nhất là chơi game, trẻ phải chú tâm dõi theo những hình ảnh chuyển động liên tục dẫn đến căng thẳng, mỏi mắt, đau đầu, có thể mắc tật cận thị, loạn thị, thị lực giảm sút, ảnh hưởng đến trí não. Trẻ sử dụng máy tính, thiết bị di động quá lâu còn có thể dẫn đến béo phì do ít vận động, rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, sóng điện từ phát ra từ các thiết bị có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khiến trẻ mệt mỏi, ngủ không sâu giấc. Đồng thời, làm giảm sự phát triển tư duy, khả năng sáng tạo của trẻ và hứng thú trong học tập các kĩ năng cộng đồng, tiếp xúc với bên ngoài.

Không thể phủ nhận, thiết bị thông minh đem đến nhiều lợi ích phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Nhưng không để trẻ quá lạm dụng vào các thiết bị điện tử như hiện nay, điều quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh cần quan tâm là dành nhiều thời gian hơn cho con, trò chuyện với con, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, tăng cường hoạt động thể chất, khuyến khích giao tiếp với bạn bè và người thân. Thường xuyên tổ chức những hoạt động cân bằng giữa học tập, sinh hoạt và vui chơi, tạo cho trẻ giao tiếp nhiều hơn với người trong gia đình, bạn bè. Sắp xếp, bố trí lịch vui chơi, giải trí, ôn tập các kiến thức đã học, hướng dẫn trẻ trau dồi các kĩ năng trong cuộc sống, phụ ba mẹ làm các công việc nhà… nhằm tạo môi trường lành mạnh, giúp các em phát triển toàn diện.

Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp phụ huynh biết rõ hơn các tác hại của thiết bị điện tử đối với trẻ. Từ đó thức tỉnh phụ huynh trong việc cho con sử dụng các thiết bị thông minh hợp lí.

Nguyễn Lang

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.
Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Sức mạnh từ “dân vận khéo”

Sức mạnh từ “dân vận khéo”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác vận động quần chúng. Theo Người “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì quý bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”, “Có dân là có tất cả”. Câu nói ngắn gọn, mộc mạc của Người nhưng chứa đựng tư tưởng lớn “Dân là gốc nước”.

Tin khác

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của NCT. Ngày 1/10/1960, trong bài “Tuổi tác càng cao, lòng yêu nước càng lớn”, Người viết: “Truyền thống “Điện Diên Hồng” là truyền thống yêu nước vẻ vang chung của dân tộc ta và riêng của các cụ phụ lão ta. Mỗi khi có việc quan hệ lớn đến nước nhà nòi giống, thì các cụ không quản tuổi cao sức yếu, liền hăng hái đứng ra gánh vác phần mình và đôn đốc con em làm tròn nhiệm vụ”...

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy
Cháy nổ là mối “họa” lớn đang từng giờ, từng phút thách thức mỗi quốc gia, dân tộc, gia đình. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), xác định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân và tài sản của Nhà nước, Nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh
Trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ngay từ khi lập làng, đã hình thành đời sống tâm linh của cư dân, thể hiện ở tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo. Hai dòng tín ngưỡng đều gắn liền các thiết chế đình, miếu, chùa Phật người Việt, chùa Ông người Hoa, chùa Phật giáo Nam tông người Khmer, chùa Cao Đài, nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ Tin lành...

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay
Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường là vấn đề lớn được xã hội quan tâm và nhìn nhận đánh giá ở cả hai khía cạnh tích cực và hạn chế. Bên cạnh một số điểm tích cực của hoạt động dạy thêm, học thêm, những mặt hạn chế nảy sinh trong thời gian qua đã làm ngành Giáo dục và xã hội không thiếu những điều nhức nhối.

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo
Tất cả chúng ta đều cần quan tâm đến đối tượng đặc biệt này, ngay cả những vấn đề khác biệt giữa giới và giới tính, cũng như ảnh hưởng của giới đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với vị thành niên, những người đang có một tương lai rộng mở phía trước.

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân đều “được đi học”. Tiếp đó, Người nhấn mạnh: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái”. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt
Sự cố sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề người và của rất nghiêm trọng xảy ra tại nhiều địa phương ở miền núi, trung du Bắc Bộ qua cơn bão số 3 (Yagi), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống bão lụt hiện nay...

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước
Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới
Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại
Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng
Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Xem thêm
Phiên bản di động