Cán bộ lãnh đạo phải nêu gương "văn hóa từ chức"

Vấn đề từ chức của cán bộ, công chức, kể cả cấp cao ở các nước phát triển đã diễn ra từ lâu và mọi người coi đó là việc bình thường. Song, ở Việt Nam ta, việc từ chức của cán bộ cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau, nhất là vẫn chưa thật thấu hiểu đây là phạm trù "văn hóa chính trị" gắn với trách nhiệm thực thi công vụ của mỗi công chức, liên quan chặt chẽ đến công tác cán bộ.

"Văn hóa từ chức" thể hiện lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm của người đang nắm giữ trọng trách trong bộ máy lãnh đạo đối với sự nghiệp chung. Khái niệm từ chức với cách chức hoặc bãi nhiệm, miễn nhiệm do kỉ luật đều có mối liên quan, bởi có cùng một nguyên nhân là đến lúc không còn đủ tư cách, uy tín và năng lực để hoàn thành chức trách đang giao. Tuy nhiên, khi cán bộ, công chức tự giác từ chức và trở thành "Văn hóa từ chức" thì phẩm chất của người cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo cấp cao có thể không hoàn toàn mất đi, mà vẫn còn, thậm chí có trường hợp còn xứng đáng hơn những cán bộ còn chức vụ trên giấy nhưng không còn trong lòng dân.

Phải xuất phát từ lợi ích chung và cán bộ, công chức nào tự giác từ chức thì mới trở thành văn hóa, còn nếu vì động cơ cá nhân, vụ lợi hoặc để trốn tránh trách nhiệm, che giấu sai phạm trước khi bị tổ chức phát hiện, xử lí kỉ luật thì đó không phải là "văn hóa từ chức". Vì vậy, văn hóa từ chức là một phẩm chất cần có cho mọi cán bộ, công chức chân chính và phải biết xây ngay từ khi mới được bổ nhiệm, đề bạt. Bất cứ cán bộ lãnh đạo nào khi nhậm chức đều nên có ý thức rõ ràng, nếu trong thời gian đảm nhiệm công vụ mà không hoàn thành nhất là để giảm sút uy tín, kể cả mất uy tín do buông lỏng quản lí giáo dục gia đình, người thân để xảy ra tiêu cực tham nhũng, gây mất lòng dân thì dù chưa đến mức kỉ luật cũng tự giác từ chức để Đảng, Nhà nước kịp thời chọn cử người thay thế, thực thi công vụ đạt hiệu quả cao hơn, tốt hơn, được lòng dân hơn...

Việc tập trung xây dựng và thực hiện "văn hóa từ chức" đang là một đòi hỏi cấp bách hiện nay của công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng. Bởi “văn hóa từ chức” vừa là đạo lí, vừa là pháp lí; vừa rất nghiêm khắc, vừa rất nhân văn, nhân ái của công tác cán bộ, đặc biệt còn có ý nghĩa giáo dục răn đe, ngăn chặn các tệ nạn tham vọng chức quyền, tham nhũng chính trị, suy thoái tư tưởng đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức mang nặng chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, 10 năm gần đây, theo thống kê, cả nước chỉ có khoảng 3.000 cán bộ, công chức mà chủ yếu là ở các địa phương từ chức với nhiều lí do khác nhau, trong đó đại bộ phận chưa phải là tự giác từ chức theo đúng nghĩa của “văn hóa từ chức”. Thậm chí ở một số nơi còn có một số cán bộ đang bị Ủy ban Kiểm tra xem xét xử lí nghiêm khắc thì xin "từ chức" hòng để tránh phải kỉ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng và chính quyền. Điều đó cho thấy còn có những hạn chế, bất cập trong vấn đề xây dựng “văn hóa từ chức” của cán bộ, nhất là cán bộ cấp cao.

Về vấn đề này, tại Hội nghị lần thứ sáu (khóa XIII) vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định để cán bộ diện Trung ương quản lí thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 "về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ" và Thông báo số 20-TB/TW ngày 8/9/2022 "về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lí sau khi bị kỉ luật", Trung ương đã nhất trí cho một số cán bộ cao cấp xin từ chức đã thực sự là một tấm gương soi cho những ai còn ảo tưởng trông vào các "kẽ hở" trong các quy định, quyết định của Đảng và Nhà nước.

Như vậy, việc tự nguyện từ chức và "văn hóa từ chức" không còn là việc hô hào, mà đã được quy định cụ thể và thực hiện nghiêm minh. Thông qua đây, Trung ương chứng minh với Nhân dân rằng "Nói phải đi đôi với làm", giúp hạn chế, khắc phục hiện tượng cán bộ bị xử lí kỉ luật song vẫn tại vị, hoặc được cất nhắc ở vị trí tương đương.... từ nay sẽ không còn. Điều đó, phản ánh đúng quy định "có đủ tiêu chuẩn thì lên, khi không còn đủ tiêu chuẩn thì xuống"; "khi có đủ uy tín thì vào, khi đã mất uy tín thì ra" trong công tác cán bộ là việc bình thường và phải được nghiêm túc thực hiện trong Đảng cũng như trong toàn hệ thống chính trị.

Nguyễn Anh Liên
Nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.
Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...
Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.
Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Tin khác

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa
Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.
Xem thêm
Phiên bản di động