Các công trình kiến trúc cần sự kế thừa phù hợp và hướng về tương lai

"Mọi sự từ bỏ quá khứ đều dễ mang lại hoài niệm nhất là những công trình kiến trúc nằm ở khu vực quan trọng, tuy nhiên vì sự phát triển cần nhìn thẳng vào vấn đề để giải quyết hợp lý. Vì nếu tất cả các công trình của Pháp trước đây chúng ta đều giữ lại thì khu vực nội đô của các thành phố lớn sẽ hạn chế về mặt phát triển. Do đó, những công trình không nằm trong danh mục cần bảo tồn, chúng ta cũng phải xem xét và tính đến việc thay thế một cách phù hợp".
Các công trình kiến trúc cần sự kế thừa phù hợp và hướng về tương lai
Công trình 61 Trần Phú không nằm trong "Danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa" được ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND của HĐND TP. Hà Nội. Theo Điều 13 của Luật Kiến trúc, công trình này không thể nào đưa vào công trình kiến trúc có giá trị. Vì vậy công trình không nằm trong danh mục công trình kiến trúc cần bảo tồn.

Những ngày qua, công trình số 61 Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của dư luận bởi đây vốn là công trình được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20 và tại đây đang được triển khai dự án Công trình đa chức năng Postef.

Đã có nhiều bài báo, ý kiến của các cơ quan truyền thông và cả các chuyên gia cũng như dư luận đối với việc triển khai dự án tại khu đất số 61 phố Trần Phú, quận Ba Đình. Đây từng là khuôn viên của nhà máy sản xuất thiết bị bưu điện.

Công trình tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ các quy định về mặt pháp lý

Đứng ở góc độ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã có những trao đổi thẳng thắn và cởi mở với Báo Điện tử Chính phủ về vấn đề này.

Theo TS.KTS Phan Đăng Sơn, dự án Công trình đa chức năng Postef tại số 61 Trần Phú đã tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ các quy định về mặt pháp lý và điều đó được thực hiện xuyên suốt trong cả một quá trình.

"Toàn bộ các văn bản từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho đến các văn bản của các bộ, ngành, TP. Hà Nội, trong đó có hệ thống văn bản của Thành ủy, Ủy ban nhân dân, đều thực hiện theo quy trình về mặt pháp lý, bảo đảm đủ độ chặt chẽ và đúng quy định. Các văn bản đều đã tính đến yếu tố công trình này nằm trong khu Trung tâm chính trị Ba Đình, có tầm quan trọng đặc biệt, mang tầm vóc quốc gia có giá trị về văn hóa lịch sử, không gian kiến trúc gắn liền với lịch sử phát triển đất nước, với mục tiêu bảo tồn, tôn vinh các di sản văn hóa lịch sử kiến trúc đô thị", TS.KTS Phan Đăng Sơn nhấn mạnh.

Đồng thời, suốt từ năm 2010 đến năm 2021, TS.KTS Phan Đăng Sơn cho biết, có khoảng hơn 20 văn bản chính thức của TP. Hà Nội từ quyết định chuyển quyền thuê đất đến quyết định của các sở, ban ngành TP. Hà Nội có liên quan đến khu đất này và cũng với số lượng các văn bản như trên đã được trao đổi giữa các bên liên quan. Các văn bản đều bám sát các quy định pháp lý của nhà nước cũng như các quy trình giải quyết công việc của TP. Hà Nội.

Điều này cũng đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội khẳng định khi thông tin tới báo chí, đó là việc di dời nhà máy ra khỏi khu trung tâm để xây dựng công trình đa chức năng tại số 61 Trần Phú, quận Ba Đình với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc là phù hợp định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã được các cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.

Cụ thể, dự án đầu tư Công trình đa chức năng Postef tại khu đất số 61 phố Trần Phú, quận Ba Đình do Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện (Postef) là chủ đầu tư quản lý, sử dụng theo Quyết định số 1738 ngày 16/4/2010 của UBND TP. Hà Nội.

Dự án Postef có tổng diện tích khoảng 9.078m2. Trong đó 1.555m2 đất nằm trong chỉ giới đường đỏ, không được xây dựng công trình; 7.523m2 đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ sử dụng làm văn phòng làm việc với thời gian thuê đất là 50 năm kể từ ngày 15/11/2004.

Trên khu đất có các công trình cao 2 tầng, trước đây là trụ sở và nhà máy sản xuất của Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện.

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1259 ngày 26/7/2011 và Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc chung thành phố, khu đất nêu trên thuộc Khu Trung tâm chính trị Ba Đình với yêu cầu quản lý quy hoạch và không gian kiến trúc các công trình theo "Điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu Trung tâm chính trị Ba Đình".

Theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, tỷ lệ 1/2000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013, khu đất Nhà máy thiết bị bưu điện (lô G1) thuộc khu vực phục vụ chung cho Khu Trung tâm chính trị Ba Đình và có định hướng di chuyển nhà máy ra khỏi trung tâm, xây dựng thành khu tổ hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn cao cấp; khai thác tối đa không gian ngầm phục vụ thương mại, dịch vụ. Công trình tại đây chỉ được cao tối đa 11 tầng, mật độ xây dựng 50%.

Công trình 61 Trần Phú đã được lấy ý kiến và thống nhất của các bên liên quan

Quá trình triển khai dự án, Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện đã tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế, thành lập hội đồng tuyển chọn để lựa chọn phương án thiết kế tối ưu.

Nội dung đề xuất đầu tư xây dựng đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc báo cáo UBND TP. Hà Nội gửi xin ý kiến Bộ Xây dựng. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Xây dựng và UBND TP. Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã tổ chức lấy ý kiến Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch thành phố và tiến hành một số bước theo quy định.

Để Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện có cơ sở triển khai các công việc tiếp theo, căn cứ các quy định, quy hoạch có liên quan, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã chấp thuận Tổng mặt bằng và Phương án kiến trúc công trình đa chức năng (Tổ hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn cao cấp) kèm theo Văn bản số 530/QHKT-TMB-PAKT ngày 25/01/2017 với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng khoảng 50%; số tầng cao 11 tầng nổi + tum thang kỹ thuật và có 6 tầng hầm; chiều cao công trình 42,9 m.

Cũng tại văn bản này, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã yêu cầu chủ đầu tư cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện phương án thiết kế kiến trúc công trình theo Thông báo số 3653/TB-HĐKTQH ngày 05/7/2016 của Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch Thành phố và các cơ quan có liên quan, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, hội nghề nghiệp, các tổ chức tư vấn thiết kế có năng lực để được tư vấn, góp ý hoàn thiện hình thức kiến trúc công trình, bảo đảm phù hợp với chức năng sử dụng, có tính thống nhất với các công trình lân cận, đóng góp hiệu quả cho không gian kiến trúc cảnh quan trong tổng thể Khu trung tâm chính trị Ba Đình theo Quy hoạch chi tiết tại khu vực đã được phê duyệt.

Đến nay, dự án đầu tư đã được UBND TP. Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3841/QĐ-UBND ngày 24/6/2017, Quyết định số 4912/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 và số 1783/QĐ-UBND ngày 04/5/2020; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Quyết định số 2182/QĐ-UBND ngày 09/5/2018.

Cục Quản lý Hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng đã có ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở tại Văn bản số 1159/HĐXD-QLDA ngày 08/12/2017, thẩm định thiết kế kỹ thuật phần ngầm tại Văn bản số 07/HĐXD-QLTK ngày 06/01/2020; Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng phần ngầm công trình số 83/GPXD ngày 08/12/2020.

Ngày 19/11/2021, công ty đã hoàn thiện thủ tục thông báo khởi công dự án với UBND phường Điện Biên.

Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội khẳng định, quy mô công trình cần thực hiện đúng quy hoạch được duyệt, tương đồng với công trình Nhà làm việc Quốc hội đã xây dựng tại khu đất đối diện (cao 11 tầng/44,6 m) để không làm ảnh hưởng tới không gian kiến trúc cảnh quan của Khu trung tâm chính trị Ba Đình.

Công trình 61 Trần Phú không nằm trong danh mục cần được bảo tồn

Theo TS.KTS Phan Đăng Sơn, xét về phương diện pháp lý và các quy định tiến hành, quy mô công trình hiện nay theo chấp thuận của Sở Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội, các chỉ tiêu về tổng mặt bằng cũng bám sát từ quyết định của Chính phủ và quy định của TP. Hà Nội, không có chỉ tiêu nào bị vượt.

Về mặt kiến trúc, phương án kiến trúc cũng đáp ứng đúng theo quy định chung về các chỉ tiêu, không có chỉ tiêu nào vượt quá giới hạn quy định.

Vấn đề dư luận quan tâm là công trình kiến trúc có giá trị này cần phải được bảo tồn hay không, cũng đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội khẳng định, công trình này không nằm trong "Danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa" được ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội.

TS.KTS Phan Đăng Sơn cũng khẳng định không có việc bỏ sót trong công trình này nằm trong công trình kiến trúc có giá trị.

"Theo Điều 13 của Luật Kiến trúc mới nhất, công trình này không thể nào đưa vào công trình kiến trúc có giá trị. Vì vậy công trình không nằm trong danh mục công trình kiến trúc cần bảo tồn. Đây là điều rất rõ ràng", TS.KTS Phan Đăng Sơn nhấn mạnh.

Những chỉ đạo và thực hiện kịp thời, lắng nghe ý kiến của nhân dân

Tuy nhiên, trước sự quan tâm của dư luận đối với công trình số 61 Trần Phú, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu Ban cán sự đảng UBND TP. Hà Nội chỉ đạo UBND Thành phố, các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình tại số 61 Trần Phú (quận Ba Đình); đồng thời, tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án nêu trên.

Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản đề nghị UBND TP. Hà Nội trước mắt tạm dừng thi công; rà soát về các chỉ tiêu quy hoạch, phương án kiến trúc công trình tại số 61 phố Trần Phú.

Đồng thời, đề nghị việc bảo đảm tuân thủ quy định, phù hợp với quy hoạch, không gian, kiến trúc, cảnh quan khu trung tâm chính trị Ba Đình. Nội dung này, theo Bộ Xây dựng, đã từng được lưu ý tại Văn bản số 515 ngày 24/3/2016 gửi UBND TP. Hà Nội.

Bộ Xây dựng cũng đề nghị Hà Nội nghiên cứu tiếp thu các ý kiến phản ánh để có giải pháp thực hiện phù hợp; công bố thông tin đầy đủ, đảm bảo công khai, minh bạch.

Trước những chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bộ Xây dựng, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện đã nghiêm túc chấp hành, dừng mọi công việc liên quan đến dự án Công trình đa chức năng Postef. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng để giải trình và làm rõ những yêu cầu cơ quan chức năng đặt ra.

Trao đổi về vấn đề này, TS.KTS Phan Đăng Sơn cho rằng, sự quan tâm của dư luận đối với công trình tại số 61 Trần Phú đã thể hiện tâm huyết của những người trong nghề và ngoài nghề đối với đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc - một lĩnh vực quan trọng, nhất là đối với đô thị ngàn năm văn hiến như Hà Nội.

Vì vậy, theo TS.KTS Phan Đăng Sơn, chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội đã thể hiện cách làm rất nghiêm túc dựa trên cơ sở rất dân chủ, có tính khoa học và hợp lý. Ý kiến của Bộ Xây dựng cũng đã thể hiện rất rõ ràng và kịp thời từ văn bản số 515 ngày 24/3/2016 đến văn bản số 1145 ngày 6/4/2022, thể hiện trách nhiệm cao và kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước.

Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện đã xác định được những giá trị lịch sử của Bức phù điêu từ trước nên có trách nhiệm giữ gìn nguyên trạng, có phương án di chuyển (nếu cần), bảo vệ bức phù điêu tại đúng vị trí trước khi công trình được hoàn thành đưa vào
Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện đã xác định được những giá trị lịch sử của Bức phù điêu từ trước nên có trách nhiệm giữ gìn nguyên trạng, có phương án di chuyển (nếu cần), bảo vệ bức phù điêu tại đúng vị trí trước khi công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng, theo đúng chỉ đạo của UBND quận Ba Đình.

TS.KTS Phan Đăng Sơn cũng cho rằng, Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện đã thể hiện sự cầu thị, nghiêm túc và sẵn sàng chấp hành các quy định pháp lý cũng như tôn trọng tiếng nói của cộng đồng, tôn trọng sự phát triển của lịch sử của đất nước.

Điều đó thể hiện qua việc bức tường công trình phía mặt đường giao cắt Nguyễn Thái Học - Lê Trực có bức phù điêu Quân dân Thủ đô bắn rơi máy bay Mỹ, ghi dấu sự kiện ngày 19/5/1967, Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện đã xác định được những giá trị lịch sử của Bức phù điêu từ trước nên có trách nhiệm giữ gìn nguyên trạng, có phương án di chuyển (nếu cần), bảo vệ bức phù điêu tại đúng vị trí trước khi công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng, theo đúng chỉ đạo của UBND quận Ba Đình.

TS.KTS Phan Đăng Sơn cũng cho biết, vừa qua dư luận, báo chí trong đó có ý kiến của đồng chí Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam có nêu một số nội dung về công trình này. Tuy nhiên, TS.KTS Phan Đăng Sơn khẳng định, đó là ý kiến cá nhân, không đại diện cho Hội Kiến trúc sư Việt Nam và không đại diện cho giới kiến trúc sư Việt Nam.

"Mặt khác, nếu so sánh với công trình tại số 61 Trần Phú là công trình 8B Lê Trực thứ hai thì đây là so sánh vừa khập khiễng và không phù hợp. Vì mỗi công trình có trạng thái, xuất phát điểm riêng và sự giải quyết ở mỗi công trình rất khác nhau. Vì vậy không nên đánh giá một cách không phù hợp, lại trên cơ sở chưa tìm hiểu kỹ, sâu và đúng về các quy trình triển khai", TS.KTS Phan Đăng Sơn nhấn mạnh.

Trao đổi về đánh giá của Hội Kiến trúc sư Việt Nam về vấn đề này, TS.KTS Phan Đăng Sơn cho biết, tất cả các đô thị của chúng ta hiện nay nếu xét về phương diện phát triển, về tương lai cũng cần sự kế thừa quá khứ một cách phù hợp, tuy nhiên việc thay thế các công trình không còn phù hợp, lại không nằm trong danh mục cần được bảo vệ và tôn tạo là điều bình thường.

Đối với công trình tại số 61 Trần Phú, theo TS.KTS Phan Đăng Sơn, nên nghiên cứu lại phương án kiến trúc bằng hình thức phát triển tiếp theo phương án đang có gắn với những phương án mới, để xứng đáng với vị trí Trung tâm chính trị Ba Đình. Hoặc nên có thi tuyển lại phương án kiến trúc để lựa chọn một phương án thỏa đáng trên cơ sở tuân thủ các quy định trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhất là đối với những vấn đề liên quan đến trung tâm chính trị Ba Đình.

Đồng thời, cần phải rà soát và xem xét lại thông số về chiều cao, mặt bằng tổng thể, khoảng lùi tại mặt đường, đặc biệt là mặt đường Hùng Vương và Trần Phú. "Cơ bản nhất là hình thái kiến trúc cần được cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với khu vực này. Nếu hình thái kiến trúc có sự kế thừa hay gợi lên được hoài niệm về chốn đô thị cảnh quan khu vực thì dễ mang đến sự thành công cao hơn cho dự án", TS.KTS Phan Đăng Sơn nói.

TS.KTS Phan Đăng Sơn cho rằng, mọi sự từ bỏ quá khứ đều dễ mang lại hoài niệm nhất là những công trình kiến trúc nằm ở khu vực quan trọng, tuy nhiên vì sự phát triển cần nhìn thẳng vào vấn đề để giải quyết hợp lý. Vì nếu tất cả các công trình của Pháp trước đây chúng ta đều giữ lại thì khu vực nội đô của các thành phố lớn sẽ hạn chế về mặt phát triển. Vì thế Chính phủ và các cơ quan chức năng như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng đều có quy định rất rõ là phải thống kê, xác định các công trình cần bảo tồn, cần giữ gìn; còn lại những công trình không nằm trong danh mục cần bảo tồn chúng ta cũng phải xem xét và tính đến việc thay thế một cách phù hợp, hướng đến tương lai.

Chủ đầu tư khẳng định giữ gìn nguyên trạng bức phù điêu ở khu đất 61 Trần Phú Chủ đầu tư khẳng định giữ gìn nguyên trạng bức phù điêu ở khu đất 61 Trần Phú

Công ty CP Thiết bị Bưu điện vừa có báo cáo gửi UBND quận Ba Đình (Hà Nội), trả lời về việc giữ gìn bức ...

UBND TP. Hà Nội thông tin về những dự án dư luận quan tâm UBND TP. Hà Nội thông tin về những dự án dư luận quan tâm

Chiều 6/4, Văn phòng UBND TP. Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2022.

Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 450 năm ngày mất (1585 - 2035) tổ chức Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.
Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Ngày 22/11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX năm 2024 (23/11/2005 - 23/11/2024).
Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Ngày 6/12 tới đây, tại Bảo tàng Hải Phòng sẽ diễn ra Lễ trao giải, Khai mạc và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.
Ngày hội thắm tình đoàn kết giữa các dân tộc

Ngày hội thắm tình đoàn kết giữa các dân tộc

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đồng bào Khmer, tỉnh Kiên Giang, diễn ra từ ngày 13-16/11/2024, tại huyện Gò Quao là một sự kiện quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer.
Vui ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Vui ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyên thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 17/11, khu phố 1, phường Xuân An, TP Phan Thiết đã tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đến dự có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận,lãnh đạo MTTQ TP Phan Thiết, lãnh đạo phường, các đoàn thể và đông đảo bà con trong khu phố.

Tin khác

Tổ chức cuộc thi Trình diễn thời trang áo dài truyền thống

Tổ chức cuộc thi Trình diễn thời trang áo dài truyền thống
Phường Bình Hưng Hòa B vừa tổ chức thi Trình diễn thời trang áo dài truyền thống. Cuộc thi diễn ra rất sôi động và ý nghĩa, nhằm gây quỹ hỗ trợ các giáo viên, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hưởng ứng Tháng cao điểm Vì người nghèo năm 2024.

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc liên hoan ban nhạc nhóm ca lần thứ VI năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc liên hoan ban nhạc nhóm ca lần thứ VI năm 2024
Chiều 14/11, tại TP. Thủ Đức, Trung tâm Văn hoá TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai mạc liên hoan ban nhạc nhóm ca TP. Hồ Chí Minh lần thứ VI năm 2024, với chủ đề “Hòa nhịp đam mê”. Sau Lễ khai mạc là phần dự thi của 11 đội Bảng A, Bảng B và Bảng C sẽ thi từ ngày 30/11 và 1/12.

Một trải nghiệm tuyệt vời của giáo viên, học sinh Trường Quốc tế Anh Việt Hà Nội

Một trải nghiệm tuyệt vời của giáo viên, học sinh Trường Quốc tế Anh Việt Hà Nội
Sáng 13/11, khu vực sân đình Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội nhộn nhịp người ra vào, tiếng cười nói rộn ràng, sôi động cả không gian. Hôm nay, tại đây diễn ra cuộc giao lưu văn hóa truyền thống giữa CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) phường Khương Đình với gần 50 cán bộ, giáo viên, học sinh Trường Quốc tế Anh Việt Hà Nội.

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”
Ngày 22/11 tới đây, tại Trung tâm Hội nghị TP Hải Phòng, Ban Vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.

Phát huy nội lực, nâng cao vị thế quốc tế của Thủ đô và đất nước

Phát huy nội lực, nâng cao vị thế quốc tế của Thủ đô và đất nước
Nối tiếp thành công của Lễ hội văn hóa ẩm thực năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024, sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ 29/11 đến 1/12/2024, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Công viên Thống Nhất, TP Hà Nội. Ngày 28/10/2024 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà kí ban hành Kế hoạch số 313 về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội (Lễ hội) năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Chương trình do UBND TP Hà Nội chỉ đạo; Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP Hà Nội và các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai.

Hãy đến với ẩm thực Quán Nhà

Hãy đến với ẩm thực Quán Nhà
Với không gian thoáng mát, thực khách sẽ thưởng thức các món ăn ngon đồng quê, dân dã theo phong cách Nam Bộ, ẩm thực Quán nhà tọa lạc tại 442 - 452 đường số 1, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.

Giao lưu Hữu nghị “Giữ lửa ân tình”

Giao lưu Hữu nghị “Giữ lửa ân tình”
Ngày 1/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Ban Liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam tổ chức cuộc gặp mặt, giao lưu với Đoàn Chủ tịch Hội Cựu sinh viên Trường Đoàn cao cấp Matxcơva (Liên Xô cũ) nhân dịp kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.

Ông Bí thư mê… làn điệu chèo

Ông Bí thư mê… làn điệu chèo
Ông Bùi Đình Nguyên, 74 tuổi, hội viên NCT bản Đông Phong, xã Thèn Xin, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu không chỉ là hội viên mẫu mực, nêu gương sáng trong gia đình, cộng đồng, mà còn tích cực tham gia công tác xã hội. Hiện ông đang tham gia 3 chức vụ: Bí thư Chi bộ bản, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong, Chủ tịch Hội NCT xã. Ở cương vị nào, ông vẫn luôn tâm huyết, trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; được các cấp các ngành nhiều lần khen thưởng.

Nhà báo Phan Quang - người của "ba nhà"

Nhà báo Phan Quang - người của "ba nhà"
Đất Quảng Trị đầy gió Lào và cát trắng. Dải đất hẹp miền Trung nghèo khó, được nhà thơ Chế Lan Viên viết đầy xúc động khi nhà thơ trở về kết nạp đảng viên trên quê hương mình: Tiếng mẹ bảo bên tai con hãy nhớ/ Cuộc sống xưa như nước chảy mất dòng/ Không ai thương ai như cỏ nội giữa đồng/ Con chim bỏ rời quê ta đi xứ khác/ Đất chẳng nuôi người, người không nuôi nổi đất...

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Sắc màu di sản Thành phố tôi yêu”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Sắc màu di sản Thành phố tôi yêu”
Bà Nguyễn Thị Hoài Phượng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, đến với hội diễn đoàn Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh đem đến hội diễn các tiết mục ca múa nhạc, hòa tấu, nhạc cụ mới lạ, đặc sắc, mang sắc màu di sản TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “ Sắc màu di sản Thành phố tôi yêu” trong 5 tiết mục: Đơn ca nữ Mashup: “Dạ cổ hoài lang – Về nghe mẹ ru”, hòa tấu nhạc cụ dân tộc: Khai hạ - Cầu an, tam ca nam: Duyên hải biển quê tôi, múa: Dâng hội Đèn dưa, tốp hát múa: Liên khúc Củ Chi đất lửa hoa hồng – Bức tranh Thành phố 50 năm.

Triển lãm ảnh về chân dung, cuộc đời đồng chí Lý Tự Trọng

Triển lãm ảnh về chân dung, cuộc đời đồng chí Lý Tự Trọng
Ngày 19/10, Tại Khu tưởng niệm đồng chí Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh diễn ra triển lãm về những tư liệu, hiện vật gắn bó với cuộc đời cách mạng sáng ngời của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên.

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Để “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa”

Để “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa”
Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024, với chủ đề “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa” là một sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn do UBND tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Bộ VH-TT&DL tổ chức với sự tham gia của 8 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Lạng Sơn, được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 2 đến 4/11/2024 tại tỉnh Lạng Sơn.

Nhạc sĩ Vũ Thanh với hai bài hát hay về Hà Nội

Nhạc sĩ Vũ Thanh với hai bài hát hay về Hà Nội
Đã có rất nhiều thơ văn, nhạc hoạ viết về mùa Thu và cũng không ít bài viết về mùa Thu Hà Nội, nhưng đến hôm nay bài hát “Hà Nội mùa Thu” của nhạc sĩ Vũ Thanh đọng lại trong trái tim người nghe một tình yêu mãnh liệt, tha thiết với Thủ đô dấu yêu.
Xem thêm
Các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách ở Thành nhà Hồ

Các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách ở Thành nhà Hồ

Đến Di sản Thành nhà Hồ, du khách sẽ có dịp khám phá các sản phẩm du lịch hấp dẫn và được miễn vé tham quan nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Khám phá Sa Pa mùa mây với chi phí “hạt dẻ” cùng hơn 130 ưu đãi dịp kích cầu

Khám phá Sa Pa mùa mây với chi phí “hạt dẻ” cùng hơn 130 ưu đãi dịp kích cầu

Sa Pa bùng nổ hàng loạt lễ hội và trải nghiệm chào đón du khách trong mùa săn mây. Hơn 130 doanh nghiệp đồng loạt tung ưu đãi lên đến 50%, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024. Chất lượng với giá cả hấp dẫn, Sa Pa hứa hẹn trở thành đi
Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên đến giới trẻ Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên đến giới trẻ Việt Nam

Vừa qua, dự án Trạm Zừng Tâm của nhóm sinh viên trẻ nhiệt huyết với bảo vệ môi trường đã thành công thu hút hơn 1.000.000 lượt quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội, khuyến khích nhiều bạn trẻ có mong muốn tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm Rừn
SeABank khởi động giải chạy SeARun 2024 hướng tới cộng đồng

SeABank khởi động giải chạy SeARun 2024 hướng tới cộng đồng

Giải chạy cộng đồng thường niên “SeABank Run For The Future 2024” (SeARun 2024) do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) tổ chức sẽ khởi tranh từ ngày 08/11 - 30/11/2024 trên nền tảng trực tuyến qua ứng dụng UpRace. Không chỉ là sân chơi
T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đôn
Runner bị ung thư máu phá kỉ lục cá nhân full marathon tại VPIM 2024

Runner bị ung thư máu phá kỉ lục cá nhân full marathon tại VPIM 2024

Từ những ngày đầu “chạy thở không ra hơi” sau nhiều đợt hóa trị và ghép tế bào gốc để điều trị căn bệnh ung thư máu, sau 3 năm, Vũ Việt Thành đã hoàn thành đường đua FM của VPIM 2024 với thành tích 3 giờ 45 phút. Thành có lẽ là một vận động viên điển hình
Thời gian vẫn ngọt ngào

Thời gian vẫn ngọt ngào

Hương từ sân bay vừa trở về Hà Nội, đi qua hồ Hoàn Kiếm, thời tiết đầu mùa Đông trời đã se lạnh. Hương nhìn lên hai bên đường trải dài những cây hoa sữa, những chùm bông to trông như đĩa xôi cốm tỏa hương thơm mát dịu, Hương vừa đi vừa ngắm.
Anh hai sữa

Anh hai sữa

Ba kính yêu! Mãi đến tuổi dậy thì con mới biết, Hà chỉ là ông anh hai sữa của mình. Thoạt đầu khi biết rõ, chúng con không phải là anh em song sinh. Con hụt hẫng, không chịu tin đó là sự thực.
Bão trời và bão lòng

Bão trời và bão lòng

Cơn bão số ba như một con mãnh thú gầm rú, gào thét. Trong cơn gầm rú, cây cối bị lưỡi hái tử thần tiện phăng, đổ ngổn ngang. Từ trên đỉnh núi cao từng tảng đất khổng lồ bị nước thấm sâu, bứng ra thành mảng đổ ụp xuống.
Chơi cờ tướng giúp NCT bồi dưỡng trí tuệ, suy nghĩ linh hoạt

Chơi cờ tướng giúp NCT bồi dưỡng trí tuệ, suy nghĩ linh hoạt

CLB Cờ tướng Bạch Liên, Hội NCT phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vừa tổ chức Giải thi đấu Cờ tướng chào mừng kỉ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và hưởng ứng Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2024. Tham dự có các ông:
Nghệ sĩ cao tuổi vẫn “cháy” hết mình với những bài ca cách mạng

Nghệ sĩ cao tuổi vẫn “cháy” hết mình với những bài ca cách mạng

Tối 9/10 tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao, Đoàn Nghệ thuật 19/5, trực thuộc Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp Công đoàn Viên chức Việt Nam; Công đoàn Bộ Ngoại giao; Học viện Ngoại giao tổ chức Chương trình giao lưu Nghệ thuật: “Sáng mãi với thời gian”, n
Ca khúc “Tự hào nghề Luật sư” ra mắt chào mừng Ngày truyền thống Luật sư

Ca khúc “Tự hào nghề Luật sư” ra mắt chào mừng Ngày truyền thống Luật sư

ca khúc “Tự hào nghề Luật sư” được Nhạc sĩ Bá Thường ra mắt để tôn vinh những đóng góp của nghề Luật sư, đồng thời khơi dậy niềm tự hào trong cộng đồng luật sư.
Phiên bản di động