Cá Ông với đời sống người dân vùng biển

Vào ngày 20 tháng Giêng âm lịch hằng năm, bà con xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam tập trung đến Nghĩa địa cá Ông, ở thôn Thuận An dự lễ cầu ngư mong trời thanh, biển lặng, mưa thuận, gió hòa, cuộc sống an lành, hạnh phúc.

Người dân vùng biển quan niệm: “Ông” lụy vào vùng nào thì vùng đó có phúc, may mắn, làm ăn thuận lợi! Vì vậy, mỗi khi thấy “Ông” lụy dạt vào bờ được ngư dân chôn cất bằng lễ nghi tôn kính nhất, lập am thờ tự, hương khói và hàng năm tổ chưc lễ cúng “Ông”!

Tục thờ cúng cá “Ông” là tập tục tín ngưỡng tâm linh có từ lâu đời của ngư dân. Ngày xưa chuyên đánh bắt thủ công, thuyền nhỏ nên khi ra khơi gặp lốc tố, hiểm nguy là điều khó tránh khỏi. Nhưng với niềm tin vào sự giúp đỡ của “Ông” nên ngư dân yên tâm dong thuyền ra khơi vào lộng. Cá “Ông” được ngư dân xem là vị thần bảo trợ tinh thần cho các ngư dân ở các làng biển bãi ngang.

Nhiều câu chuyện cá Ông cứu người được ngư dân lưu giữ, truyền tai nhau mang màu sắc li kì, huyền bí. Như giữa lúc giông tố mù trời, làm thuyền chao đảo thì cá “Ông” xuất hiện đưa ngư dân cũng như thuyền gặp nạn vào bờ an toàn. Đáp lại ân tình của loài cá “Ông”, ngư dân miền biển ngày xưa khi gặp cá “Ông” dính vào lưới thì họ sẽ nhẹ nhàng dìu “Ông” vào bờ. Khi vào đến bờ, thanh niên trai tráng trong làng được huy động đến bờ biển để đưa “Ông” lên bờ. Cũng trong ngày hôm ấy, các bô lão cao niên của làng bắt đầu công việc tìm mảnh đất cao ráo, gần biển để lập đàn cúng tế xin với thần linh, thổ địa được an táng “Ông”. Nơi an táng “Ông” phải có địa hình thoáng đãng, hướng nhìn ra biển. Nghi thức an táng “Ông” tiến hành như đối với nghi lễ của bậc trưởng lão uy tín trong làng qua đời! Sau 3 ngày an táng, dân làng tiếp tục làm lễ mở cửa mả tại “nghĩa địa cá Ông” của làng. Trong những ngày diễn ra lễ tang, các làng chài bạn mang lễ vật đến phúng điếu cũng như góp tiền lo tang ma cho “Ông”.

Cá “Ông” lụy vào bờ.
Cá “Ông” lụy vào bờ.

Tín ngưỡng thờ phụng cá Ông của ngư dân xưa thể hiện tình cảm của họ đối với biển cả đã hào phóng cho họ cá, tôm. Qua đó, còn thể hiện sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của ngư dân các vạn chài nơi đầu sóng, ngọn gió…

Cụ Nguyễn Tân Long, trên 90 tuổi, ở thôn Thuân An kể: Vào một ngày của năm Nhâm Thân (1932), có ông Hương Lại (Hồ Lại) đang đánh cá, bất ngờ ông gặp “Ông” lụy ở chà mình, chà sâu 27 sải nước. Ông liền hạ buồm xuống giữa cột (tra ngang) để báo hiệu cho thuyền các nơi quanh vùng đến ứng cứu “Ông! Vì “Ông” quá lớn, nên các thuyền phải chuyền dây nối nhau để đưa “Ông” vào bờ. Khi đến gần bờ do độ sâu hơn 4 mét nước, thân “Ông” chạm đất nên các thuyền không đem vào bờ được! Tin “Ông” lụy về làng, làng trình báo xã, xã trình quan xin dâng tự ích. Dân làng lấy tre đan trành vây quanh “Ông”, đợi khi rã xương, thịt rồi bỏ vào từng cái quách đan sẵn đem vào bờ an táng. Có đến hơn 10 cái quách, mỗi quách từng lại xương, vây, thịt… táng thành một mộ và đặt 2 hòn đá ong ở 2 đầu.

Cụ Long cho biết thêm, hai năm Canh Ngọ (1930) và Tân Mùi (1931) biển mất mùa cá, dân làng đói khát; nhưng từ ngày “Ông” lụy được dân làng an táng chu đáo sau đó biển trúng mùa, dân làng ấm no sung túc liên tục nhiều năm liền.

Cụ Long kể tiếp: Sau khi đánh bại Nhà Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Nhà vua khai lập Vương triều Nguyễn và quan tâm đến việc xác lập chủ quyền biển đảo mà tiền nhân đã dày công khai phá, trong đó có 2 quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa.

Vào một ngày nọ, nhà vua cùng các quan cận thần dong thuyền Rồng ra biển để khảo sát hải phận, chẳng may gặp một cơn lốc xoáy mạnh, mạn thuyền tròng trành, tính mạng nhà vua thập tử nhất sinh, thì “Ông” nổi lên và kèm sát mạn thuyền, giữ cho thuyền nhà vua an toàn trong cơn sóng dữ. Thuyền rồng và nhà vua được tai qua nạn khỏi! Để tỏ lòng biết ơn, nhà vua đã lập trai đàn và gắn chức cho “Ông” là “Tứ Hải Long Vương”.

Ngày nay, nghi lễ an táng cá Ông không còn nhiều thủ tục như xưa, nhưng mỗi khi “Ông” dạt vào bờ đều được ngư dân chôn cất, hương khói rất tôn kính.

Huy Hoàng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…
Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...
Đạo thầy trò

Đạo thầy trò

Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.
Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Tin khác

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Xem thêm
Phiên bản di động