Cảm xúc từ một chương trình ấn tượng của NCT Thủ đô…

Văn hóa - Thể thao 08/04/2025 11:15
Dưới triều Nguyễn, Kinh đô Huế là một trong ba địa phương đứng đầu cả nước có người thi đỗ đại khoa. Đây cũng là 1 trong 10 địa phương có người thi đỗ cử nhân cao nhất cả nước. Quốc Tử Giám ở Huế với gần 150 năm tồn tại đã góp phần không nhỏ trong việc đào tạo những nhân tài cho đất nước. Trong số hơn 500 tiến sĩ, phó bảng của triều Nguyễn, có không ít vị đã từng dùi mài kinh sử tại ngôi trường này.
Có thể kể đến nhân vật nổi bật là Đặng Huy Trứ (quê quán ở Huế), nhà cải cách Việt Nam thời cận đại, ông tổ nghề nhiếp ảnh ở Việt Nam và là người đầu tiên đưa kĩ nghệ đóng tàu phương Tây du nhập vào Việt Nam, cũng học tại Quốc Tử Giám ở Huế.
Trường Quốc học Huế được thành lập từ năm 1896, từng là nơi học tập của nhiều lãnh đạo cao cấp, nhiều nhà khoa học, văn hóa, giáo dục lỗi lạc như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Tổng Bí thư Trần Phú, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Riêng người Huế học ở Trường Quốc học Huế, có nhà cách mạng Nguyễn Chí Diểu, nhà cách mạng Tố Hữu, nhà thơ Thúc Tề, nhà văn Thanh Tịnh, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương…
![]() |
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, Đại học Huế hiện nay đang là cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò tiên phong, nòng cốt trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Huế, miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Trong tương lai, Đại học Huế phấn đấu nằm trong top 300 trường đại học hàng đầu châu Á.
Với làn sóng hội nhập văn hóa vùng miền, những cô gái Huế cũng đã bắt đầu bước vào vũ đài tôn vinh sắc đẹp và kết quả đã khiến cho cả nước kinh ngạc trước vẻ đẹp của mình. Bên cạnh đó, là vùng đất Cố đô, phụ nữ Huế luôn trau dồi những truyền thống tốt đẹp. Chuẩn mực của người phụ nữ Huế là “tứ đức”, tức là gồm đủ “công - dung - ngôn - hạnh”. “Công” là tài năng của người phụ nữ. “Dung” là vẻ đẹp đứng đắn, chuẩn mực. “Ngôn” là lời ăn tiếng nói lịch thiệp, ứng xử thông minh, khéo léo. “Hạnh” là cái nết đáng quý của người phụ nữ như sự hiếu thảo, đức tính thủy chung, lòng thương người.
Phụ nữ Huế rấ giỏi nữ công gia chánh. Nữ công gia chánh là công việc của người phụ nữ trong gia đình. Công việc trong gia đình chủ yếu là thêu thùa, may vá, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, cách nuôi con, cách quản lí gia đình...
Nữ công gia chánh còn là nét văn hóa ứng xử, tác phong của phụ nữ Huế. Đó là “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Học ăn là học những phép lịch sự trong ăn uống. Học nói là học nói những điều hay, lẽ phải. Học gói là học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí. Học mở là học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Vững bước đến tương lai tươi sáng
Ngày 6/4/2024, tại TP Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024. Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận xét: “Người Thừa Thiên Huế có bản sắc, nét đẹp văn hóa đặc trưng, “rất Huế”, hiền hòa, tinh tế, chân thành, hiếu khách, chịu thương, chịu khó, yêu lao động, có truyền thống hiếu học lâu đời. Con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định với sự phát triển của Thừa Thiên Huế”.
Từ ngày 1/1/2025, TP Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, TP Huế bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và phát triển với tâm thế là thành phố di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam. Đây là nền tảng quan trọng, tạo động lực, khí thế mới để Huế tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng vẻ vang, xây dựng và phát triển thành một đô thị di sản thông minh và giàu bản sắc, tiếp tục phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, tạo bứt phá để phát triển nhanh và bền vững; khẳng định vai trò, vị thế các trung tâm của vùng và cả nước về văn hóa, du lịch; y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ.
Theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị”, đến năm 2030, TP Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.