Bác Hồ và Đại hội V Quốc tế Cộng sản

Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, gồm có đại biểu của 49 Đảng Cộng sản trên thế giới đã họp tại Mát-xcơ-va từ ngày 17/6 đến 8/7/1924.
Bác Hồ của chúng ta là một trong những đại biểu của Đại hội. Bác đã đưa đến cho Đại hội một bản tham luận rất quan trọng về đường lối cách mạng ở các nước thuộc địa. Đó là một sự kiện lịch sử mang tính mốc son trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. 100 năm nhớ lại những tháng ngày không thể nào quên ấy...

Ngày 14/4/1924, Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản có quyết định nhận Nguyễn Ái Quốc (lúc này Bác Hồ đã công khai với tên gọi Nguyễn Ái Quốc) vào làm cán bộ của Ban. Chỉ sau một thời gian rất ngắn làm việc tại đây, Bác đã tạo ra một uy tín lớn cho mọi người. Chính đích thân Tổng Bí thư Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản V.Cô-la-rốp đã trực tiếp mời Bác đến Quảng trường Đỏ nói chuyện với những người biểu tình vào ngày 1/5/1924. Ngày 15/6/1924, Bác được cử đi dự Đại hội lần thứ IV Quốc tế Cộng sản thanh niên, họp tại Mát-xcơ-va.

Ảnh tư liệu lịch sử
Ảnh tư liệu lịch sử

Hai ngày sau, ngày 17/6/1924, Bác đi dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản với tư cách là đại biểu tư vấn. Đại hội khai mạc tại Cung An-đrê-ép-xki trong điện Crem-li. Bác ngồi hàng ghế đầu của Đại hội với tấm thẻ đại biểu số 164. Đại hội gồm có 504 đại biểu của 49 Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân thay mặt cho 1.319.000 đảng viên cộng sản trên toàn thế giới và 10 tổ chức quốc tế. Giờ khai mạc điểm, ông V.Cô-la-rốp, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, chuẩn bị đọc nghị quyết ra lời kêu gọi nhân dịp đại hội thì Bác từ tốn đứng lên giữa đại hội và hỏi: “Tôi muốn biết đại hội có gửi lời kêu gọi đặc biệt đến các thuộc địa không?… Trước khi biểu quyết thông qua Lời kêu gọi, tôi đề nghị bổ sung mấy chữ: “Gửi các dân tộc các nước thuộc địa”.

Đề nghị của Bác đã được Đại hội chấp nhận.

Trong Đại hội, Bác đã lên diễn đàn ba lần, phát biểu ý kiến tại các phiên họp thứ 8, 22 và 25. Bác đã phát biểu và nêu ra những ý kiến quan trọng về “Vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa”. Người nêu rõ luận điểm của mình rằng: Cách mạng vô sản ở các nước phương Tây muốn thắng lợi phải liên kết chặt chẽ với phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc; cách mạng ở các nước thuộc địa là cách mạng giải phóng dân tộc. Bằng giọng nói sôi nổi, hùng hồn và đầy sức thuyết phục, Bác nói: “Tôi thấy hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần rằng, vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa phải gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa. (…). Các đồng chí thứ lỗi cho sự mạnh bạo của tôi, nhưng tôi có thể nói với các đồng chí rằng, sau khi nghe những lời phát biểu của các đồng chí ở chính quốc, tôi có cảm tưởng là các đồng chí ấy muốn đánh chết rắn ở đằng đuôi. Tất cả các đồng chí đều biết rằng, hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, binh sĩ cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng lại khinh thường thuộc địa”.

Bác đặc biệt nêu lên trách nhiệm của Quốc tế Cộng sản trong việc giúp đỡ phong trào cách mạng ở các thuộc địa và luôn đề cập vấn đề về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân thế giới với cách mạng thuộc địa. Tại phiên họp 25 ngày 3/7/1924, trong nỗi xúc động lớn, Người nói: “Trong tất cả các thuộc địa của Pháp, nạn nghèo đói đều tăng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự trỗi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong biển máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế Cộng sản phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng”.

Ngày 8/7/1924, Đại hội bế mạc trong niềm hân hoan, phấn khởi tin tưởng của mọi người. Bác của chúng ta hòa trong dòng người đông đảo dự buổi liên hoan chào mừng thành công Đại hội V Quốc tế Cộng sản diễn ra trên đồi Lu-giơ-nhích-ki. Đám đông quây lấy Bác, tung Bác lên cao nhiều lần và reo: “Hoan hộ đại biểu Đông Dương!”. Sau đó, Bác đã được mời dự họp Hội nghị mở rộng của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản bàn việc thực hiện nghị quyết Đại hội V và thảo luận 6 vấn đề, trong đó có vấn đề thuộc địa. Nguyện vọng của Bác lúc này là muốn được sớm đi vào phong trào cách mạng của quần chúng, đến công tác ở miền Nam Trung Quốc, nơi đang tập hợp nhiều gương mặt tiêu biểu của những người Việt Nam yêu nước đang trăn trở cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Bác đã viết thư gửi Ban lãnh đạo Quốc tế Cộng sản trình bày mong ước đó của mình.

Thời gian Đại hội và sau Đại hội, do phải tập trung làm việc quá sức nên sức khỏe của Bác có chiều hướng suy yếu. Điều đó buộc Bác phải đi nghỉ tại nhà an dưỡng “Lê-nin” tại Crưm, bên bờ biển Đen hai tuần. Khi trở về Mát-xcơ-va, đến trụ sở Quốc tế Cộng sản, Bác nhận được quyết định của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản cử Bác làm Ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam với nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ phong trào cách mạng của các nước Đông - Nam Á. Tiếp sau đó, Bác lại nhận được quyết định của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản ngày 25/9/1924 ghi rõ: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cần đi Quảng Châu. Mọi chi phí do Ban Phương Đông lo”. Khi tiễn Bác lên đường, một nhà lãnh đạo Quốc tế Cộng sản, ông Đ. Ma-nu-in-xki đã có lời chúc cho chuyến đi thành công của Bác với thái độ tin cậy, trân trọng, trìu mến. Bác đã đáp lại tấm chân tình đó với lời hứa: “Lần sau tôi gặp đồng chí thì lúc đó chắc Việt Nam đã có Đảng Cộng sản”.

Bác rời Mát-xcơ-va, tại ga I-a-rô-xláp trên một chuyến xe lửa vào ngày 10/10/1924. Một tháng sau, ngày 11/11/1924, Bác tới Quảng Châu, Trung Quốc với tên mới là Lý Thụy, hoạt động với danh nghĩa là thư kí và phiên dịch cho Cố vấn chính trị Quốc tế Cộng sản Bolodin. Tại đây, Bác đã tìm cách liên lạc với các nhà yêu nước cách mạng khác như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu và một số nhà cách mạng. Đúng như lời Người nói với đồng chí Đ. Ma-nu-in-xki, 6 năm sau, vào ngày 3/2/1930, với ảnh hưởng và uy tín của mình, Bác đã thay mặt Quốc tế Cộng sản đứng ra hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam, thành lập Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Thị Thọ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.
"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế

Ngay từ những năm đầu tiên hoạt động ở Pháp, Bác Hồ đã tiếp xúc với nhiều nhà báo cách mạng; học hỏi nghiệp vụ báo chí và liên tục viết báo. Người không nhận mình là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ… nhưng vui vẻ nhận mình là nhà báo. Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam; là bạn lớn của hàng trăm nhà báo quốc tế ở nhiều châu lục.
Cơ hội và thách thức

Cơ hội và thách thức

Ngày 21/6/1925, Nguyễn Ái Quốc xuất bản Báo Thanh Niên, cơ quan của Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Tin khác

Báo chí là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo chí là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Báo chí có vai trò, trách nhiệm rất quan trọng, là tuyến đầu xung kích trong công tác tư tưởng, lí luận, luôn là vũ khí sắc bén trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Bác Hồ với việc tổ chức tòa soạn báo Người cùng khổ

Bác Hồ với việc tổ chức tòa soạn báo Người cùng khổ
Tại cuộc họp của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa diễn ra vào ngày 19/2/1922 đã quyết định ra đời báo Người cùng khổ (Le Paria) làm cơ quan ngôn luận của tổ chức này. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa đã có những đóng góp tích cực để tờ báo này ra đời và phát triển...

Nhớ một bài báo của Bác Hồ 55 năm trước

Nhớ một bài báo của Bác Hồ 55 năm trước
Vào năm 1969, sắp đến kỉ niệm ngày thành lập Đảng, trước đó vẫn được tổ chức vào ngày 6/1 hằng năm. Nhưng từ khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới nay...

Cán bộ, đảng viên “Cần phải xem báo Đảng”

Cán bộ, đảng viên “Cần phải xem báo Đảng”
Cách đây 70 năm, với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo với nhan đề “Cần phải xem báo Đảng” đăng trên Báo Nhân dân số 197, từ ngày 22 đến 24/6/1954. Bài báo ngắn chưa đầy 400 từ, nhưng sâu sắc, có ý nghĩa không chỉ đối với bạn đọc, nhất là cán bộ, đảng viên, mà còn đối với các nhà báo nói chung, những người làm báo Đảng nói riêng, chẳng những trước đây mà còn cả ngày nay...

Anh hùng Núp với cách mạng Cuba

Anh hùng Núp với cách mạng Cuba
Sau khi cách mạng thành công (1959), Cuba đẩy mạnh việc tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân Việt Nam và lấy đó làm bài học thực tiễn sinh động trong cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ của Nhân dân Cuba...

Nghĩ về văn hoá học đường

Nghĩ về văn hoá học đường
Nhà trường không chỉ dạy chữ, mà còn dạy làm người. Vai trò và nhiệm vụ vẻ vang ấy đòi hỏi học đường phải không ngừng khẳng định bản chất văn hoá tiêu biểu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, với mục tiêu vừa thiết thực, vừa to lớn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

Già hoá dân số và dân số già

Già hoá dân số và dân số già
Hiện nay nước ta có khoảng 16 triệu NCT. Đây là nguồn lực nội sinh quý giá, là lực lượng hướng đạo trong cố kết cộng đồng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh làm chủ xã hội và tự nhiên. Từ ngàn xưa, truyền thống dân tộc Việt Nam là trọng lão, coi NCT là rường cột xã tắc, được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh…

“Cai nghiện” mạng xã hội, chúng ta được gì?

“Cai nghiện” mạng xã hội, chúng ta được gì?
Khi công nghệ phát triển, các nền tảng mạng xã hội cũng trở nên thông minh hơn khiến độ “gây nghiện” của thế giới trực tuyến ngày càng cao. Xu hướng này đồng thời dấy lên nhiều lo ngại, chẳng hạn nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của người dùng.

Những kiến nghị về thực trạng bộ máy và cán bộ cơ sở hiện nay

Những kiến nghị về thực trạng bộ máy và cán bộ cơ sở hiện nay
Theo Hiến pháp hiện hành, Nhà nước ta có 4 cấp, trong đó xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở. Nhưng từ lâu cấp cơ sở đã trở thành trung gian, vì bộ máy còn nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đầu mối. Số lượng cán bộ ngày càng đông, chi phí ngân sách ngày càng nhiều nhưng hiệu lực, hiệu quả còn nhiều hạn chế, nhất là HĐND xã, nên rất cần phải có giải pháp cho cấp này.

Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa

Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tại Việt Nam còn gọi là ngày Tết Thiếu nhi và được coi như một ngày hội lớn của trẻ nhỏ. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Những ngày này cha mẹ và các bé rất háo hức chờ đón cái Tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình thân yêu…

Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em

Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (CS&BVTE), nhất là đối với những trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là thách thức đối với các ngành chức năng và toàn xã hội. Với những mô hình trực tiếp chăm sóc (CS), bảo vệ (BV), giáo dục trẻ em (TE), các ngành chức năng hướng đến việc nâng cao ý thức của cộng đồng về trách nhiệm trong CS&BVTE, hướng đến mọi TE đều được chăm sóc tốt về đời sống vật chất và tinh thần…

Đôi điều về “thương cho roi cho vọt,...”

Đôi điều về “thương cho roi cho vọt,...”
Trẻ thơ, đó là một bộ phận quan trọng của nhân loại, một thế giới thiên thần kì diệu của hành tinh chúng ta. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong các ngày lễ hội, người ta cầm những bó hoa sặc sỡ và kiệu trên vai trẻ em tươi cười trong ánh mặt trời.

Phòng chống sét đánh ở khu vực nông thôn miền núi

Phòng chống sét đánh ở khu vực nông thôn miền núi
Theo báo An ninh Thủ đô, chiều tối ngày 19/5 vừa qua, tại tỉnh Thanh Hóa có 2 nạn nhân là bà L.T.N bị sét đánh khi đang làm đồng tại thôn Yên Bằng, xã Đông Yên, huyện Đông Sơn và chị B.T.P bị sét đánh khi tham gia giao thông tuyến đường nối TP Thanh Hoá đi Nghi Sơn, thuộc địa phận xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn. Còn tại tỉnh Nam Định, vào khoảng 16h, nạn nhân tên N.V.T khi đang di chuyển qua khu vực xã Giao Hải, huyện Giao Thủy thì bị sét đánh dẫn đến tử vong.

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi theo lời căn dặn của Bác

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi theo lời căn dặn của Bác
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất yêu quý thiếu nhi và Người đã dành muôn ngàn tình yêu thương dành cho các chủ nhân tương lai của đất nước...
Xem thêm
Phiên bản di động