77 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Dấu ấn đặc biệt trong dòng chảy lịch sử

Ngày 6/1/1946, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử nước ta, khi lần đầu tiên người dân Việt Nam thông qua lá phiếu của mình được quyền trực tiếp lựa chọn, bầu những người có tài, có đức vào Quốc hội để gách vác công việc nước nhà.

Thành công của cuộc Tổng tuyển cử đã đánh dấu sự ra đời của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khu vực bỏ phiếu trong ngày Tổng tuyển cử 6/1/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Khu vực bỏ phiếu trong ngày Tổng tuyển cử 6/1/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Khẳng định về mặt pháp lý quyền làm chủ của Nhân dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một trong những cơ sở cần có đầu tiên của một Nhà nước là Hiến pháp, mà muốn có Hiến pháp phải có Quốc hội. Vì thế, mặc dù tình hình đất nước đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác vẫn đề ra nhiệm vụ vô cùng khó khăn là phải tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử càng sớm càng tốt: “tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”. (1)

Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 14-SL về cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Bản sắc lệnh ghi rõ: "Chiểu theo Nghị quyết của Quốc dân đại biểu đại hội họp ngày 16, 17/8/1945, tại Khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hoà, và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên...".

Ngày 5/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình... Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước”. (2)

Nhân dân lao động Thủ đô cổ động cho ngày Tổng tuyển cử đầu tiên. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Nhân dân lao động Thủ đô cổ động cho ngày Tổng tuyển cử đầu tiên. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của tổ quốc, bằng ý chí của một dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được, toàn thể người dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ đã dành trọn ngày lịch sử - ngày 6/1/1946 - đi bầu cử Quốc hội. Ở các tỉnh phía Bắc, mặc dù phải đối phó với âm mưu phá hoại của kẻ thù, nhưng cuộc Tổng tuyển cử vẫn diễn ra an toàn; còn các tỉnh phía Nam, nhất là ở Nam Bộ, cuộc bầu cử diễn ra dưới bom đạn ác liệt của giặc Pháp.

Cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành thành công tốt đẹp trên phạm vi cả nước. Cuộc Tổng tuyển cử đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau; 43% số đại biểu không đảng phái; 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sỹ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Trong thành phần của Quốc hội có đại biểu đại diện cho cả ba miền Bắc-Trung-Nam, các giới từ những nhà cách mạng lão thành, thương gia, nhân sĩ trí thức và các nhà hoạt động văn hóa, đến đại biểu các thành phần tôn giáo, những người không đảng phái và các đảng phái chính trị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu với 98.4% số phiếu. Kết quả này là một bằng chứng về khát vọng độc lập, tự chủ của dân tộc ta và uy tín tuyệt đối của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn thể Nhân dân Việt Nam.

Nhân dân lao động Thủ đô cổ động cho ngày Tổng tuyển cử đầu tiên. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Nhân dân lao động Thủ đô cổ động cho ngày Tổng tuyển cử đầu tiên. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam năm 1946 được tiến hành theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Thắng lợi này là một mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam. Thắng lợi đó khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng ta đúng đắn, sáng tạo, thể hiện khát vọng được độc lập, tự do của Nhân dân Việt Nam. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử cũng khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của Nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của Nhân dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là: “... kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già, trẻ, lớn, bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”. (3)

Xứng đáng là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân

Trải qua 77 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, thay mặt Nhân dân thực hiện các quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Quang cảnh buổi khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá I, ngày 2/3/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Quang cảnh buổi khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá I, ngày 2/3/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Về lập hiến, với vai trò lịch sử của mình, Quốc hội khoá I đã thông qua Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Đánh giá về ý nghĩa của sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "... Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập... dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do...". Đây là một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ, là đạo luật cơ bản đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng thể chế nhà nước cách mạng trong thời đại mới.

Tiếp đó, trong thời kỳ kháng chiến cứu nước vô cùng ác liệt, với tinh thần tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp 1959 tạo nền tảng pháp lý cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, khi non sông đã thu về một mối, ngày 15/4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá VI được tiến hành trong cả nước và đã thu được thắng lợi rực rỡ. Từ đây, chúng ta có một Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kế thừa, phát triển Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Quốc hội tiếp tục ban hành Hiến pháp 1980 - Hiến pháp của thời kỳ cả nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Và Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu một mốc phát triển quan trọng của cách mạng Việt Nam.

Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII. Ảnh tư liệu: Nguyễn Dân/TTXVN
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII. Ảnh tư liệu: Nguyễn Dân/TTXVN

Ngày 28/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Hiến Pháp 2013 đã được Quốc hội thông qua. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, cụm từ “Nhân dân” được viết hoa để khẳng định và đề cao vai trò có tính quyết định của Nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đây cũng là bản Hiến pháp được chuẩn bị công phu, chắt lọc, tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của Nhân dân, của các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của Nhân dân; đảm bảo chính trị, pháp lý vững chắc cho dân tộc ta, Nhân dân ta và Nhà nước ta vượt qua những thách thức, khó khăn, vững bước tiến lên trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.

Về lập pháp, trong những năm qua, hoạt động lập pháp luôn được Quốc hội được đặc biệt quan tâm, nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước; góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.

Cùng với đó, hoạt động giám sát cũng đạt được những kết quả tích cực, ngày càng sát với thực tiễn, lựa chọn được những vấn đề nổi trội, bức thiết trong xã hội. Nhiều kiến nghị qua giám sát được tiếp thu, khắc phục, đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Phương thức tiến hành giám sát đã có cải tiến nhằm nâng cao chất lượng.

77 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Dấu ấn đặc biệt trong dòng chảy lịch sử

Thêm một dấu ấn đổi mới trong những năm gần đây của Quốc hội là hoạt động chất vấn với tinh thần rất dân chủ. Những đổi mới trong hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội đã góp phần làm cho sinh hoạt của Quốc hội trở nên sôi động, thiết thực, được Nhân dân hoan nghênh, đồng tình và ủng hộ. Tại các kỳ họp của Quốc hội khoá XIV, có thể thấy những cuộc chất vấn, tranh luận trên nghị trường rất sôi nổi, nội dung tranh luận rất rõ ràng, không chỉ đại biểu tranh luận với các thành viên Chính phủ mà các đại biểu Quốc hội tranh luận với nhau. Tranh luận để tìm tiếng nói chung, tìm ra quyết sách đúng để đưa đất nước phát triển.

Quốc hội cũng đã thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Các Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội 5 năm và hàng năm, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, các công trình quan trọng quốc gia, chính sách dân tộc, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... đã góp phần vào việc duy trì sự ổn định và phát triển đất nước.

Quốc hội Việt Nam cũng hoàn thành tốt những nhiệm vụ quốc tế. Với tư cách là thành viên chính thức của Tổ chức liên nghị viện ASEAN (AIPO) và sau này là Liên minh nghị viện ASEAN (AIPA), Quốc hội Việt Nam luôn thể hiện trách nhiệm, chủ động và tích cực đóng góp xây dựng AIPO/AIPA không ngừng lớn mạnh. Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam đã ghi dấu ấn sâu đậm bằng việc 3 lần tổ chức thành công kỳ họp Đại hội đồng AIPO 23 (năm 2002), Đại hội đồng AIPA 31 (năm 2010) và mới đây nhất là Đại hội đồng AIPA 41 (năm 2020). Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đầy khó khăn, với chủ đề “Ngoại giao Nghị viện vì một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hội đồng AIPA được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Điều này cho thấy quyết tâm và nỗ lực của Quốc hội nước chủ nhà Việt Nam và các nghị viện thành viên AIPA khắc phục khó khăn, củng cố đoàn kết và hợp tác trên tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”. Việc tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA 41 dưới hình thức trực tuyến đã góp phần khẳng định năng lực và nâng cao vị thế của Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế.

Đặc biệt, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 - cuộc bầu cử lịch sử, có quy mô lớn nhất, diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát lần thứ 4 đã được tổ chức thành công rất tốt đẹp. Với gần 70 triệu lá phiếu cử tri được bỏ tại 84.767 khu vực bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99.6% đã thể hiện ý thức trách nhiệm, niềm tin tưởng sâu sắc của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước, đồng thời, khẳng định sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây thực sự là ngày hội lớn của toàn dân, là mốc son mới trong lịch sử Quốc hội nước ta.

Và trong những ngày đầu năm 2022, Kỳ họp bất thường đầu tiên, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Quốc hội đã được khai mạc. Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh đất nước gặp những khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc tổ chức Kỳ họp đã cho thấy sự chủ động, tích cực của Quốc hội trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, với mục tiêu tối thượng là phục vụ Nhân dân, sự phát triển của đất nước.

Có thể khẳng định, trải qua 77 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã thể hiện tinh thần đoàn kết, tập trung trí tuệ, bản lĩnh, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của cử tri, ở giai đoạn cách mạng nào cũng luôn đồng hành cùng dân tộc, hoàn thành sứ mệnh và trọng trách của mình.

(1), (2), (3): Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.7, 166, 136

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà

Với 481 đại biểu tán thành, tương đương 96,98%, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và ...

Phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực đối với ông Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng với ông Vũ Đức Đam Phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực đối với ông Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng với ông Vũ Đức Đam

Chiều 5/1, với 483 đại biểu tán thành (bằng 96.99%), Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc cho thôi ...

Ngày 6/1, Quốc hội tiếp tục thảo luận nhiều nội dung quan trọng Ngày 6/1, Quốc hội tiếp tục thảo luận nhiều nội dung quan trọng

Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, ngày 6/1, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường và ở tổ về ...

Theo Báo Tin tức/TTXVN
https://baotintuc.vn/chinh-tri/77-nam-ngay-tong-tuyen-cu-dau-tien-dau-an-dac-biet-trong-dong-chay-lich-su-20230106065607363.htm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tiếp tục hợp tác, đồng hành với tầm cao mới, ngày càng hiệu quả, bền vững

Tiếp tục hợp tác, đồng hành với tầm cao mới, ngày càng hiệu quả, bền vững

Ngày 11/3/2025, tại tỉnh Hà Tĩnh, Hội Nông nghiệp Tuần hoàn (NNTH) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ IV (khóa I), tổng kết công tác Hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Chiến lược Quốc gia về NCT đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045

Chiến lược Quốc gia về NCT đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045

Ngày 21/2/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng Chính phủ kí ban hành Quyết định số 383/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về NCT đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu toàn văn Quyết định 383…
NCT tham gia chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

NCT tham gia chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Ngày 20/2/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long kí ban hành Quyết định số 379/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “NCT tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”. Tạp chí NCT trân trọng giới thiệu toàn văn Quyết định 379…
Người cao tuổi quan tâm, đồng thuận và ủng hộ

Người cao tuổi quan tâm, đồng thuận và ủng hộ

Thời gian gần đây, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (Nghị quyết 18) và chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị đã thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, trong đó có NCT. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng trích đăng một số ý kiến của cán bộ, hội viên NCT về nội dung trên…
Đầu tư xây dựng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tránh đội vốn, lạc hậu

Đầu tư xây dựng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tránh đội vốn, lạc hậu

Chiều 13/2, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng...

Tin khác

Cần nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, thúc đẩy nghiên cứu KHCN

Cần nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, thúc đẩy nghiên cứu KHCN
Sáng 13/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 12/2, tại Hà Nội, Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9. Tạp chí Ngày mới Online trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Bình Thuận: Giảm 5 sở, nhiều phòng, ban, đơn vị

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Bình Thuận: Giảm 5 sở, nhiều phòng, ban, đơn vị
Thực hiện nghiêm chủ trương, chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương, cơ sở; đồng thời, từ thực tiễn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ,hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, để sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Phương án tổng thể sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Thuận.

Nỗ lực, đoàn kết và luôn nêu cao vai trò đầu tàu gương mẫu

Nỗ lực, đoàn kết và luôn nêu cao vai trò đầu tàu gương mẫu
Trao đổi cùng phóng viên trước thềm năm mới 2025, nhiều cán bộ làm công tác Hội NCT các tỉnh, thành phố đánh giá cao vai trò chỉ đạo, hướng dẫn quyết liệt, cụ thể, hiệu quả của Trung ương Hội NCT Việt Nam, người đứng đầu các cấp Hội; sự quan tâm vào cuộc, ủng hộ tích cực của hệ thống chính trị và sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, hội viên NCT các cấp. Tạp chí Người cao tuổi trích đăng một số ý kiến xoay quanh nội dung trên…

Những kết quả nổi bật trong năm 2024

Những kết quả nổi bật trong năm 2024
Năm 2024, Trung ương Hội NCT đã phối hợp, tích cực tham mưu Đảng, Nhà nước và chỉ đạo các cấp Hội triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng mang dấu ấn lịch sử. Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tập trung cao độ, phấn đấu thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội VI và nghị quyết Ban Chấp hành lần thứ ba về 12 nhóm nhiệm vụ giải pháp và chương trình công tác năm.

Tinh gọn bộ máy: Có 'tâm tư' nhưng không bàn lùi

Tinh gọn bộ máy: Có 'tâm tư' nhưng không bàn lùi
Tổng Bí thư Tô Lâm từng nêu rõ rằng, việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị rất nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người trong toàn bộ máy.

Cột mốc chính trị quan trọng của NCT và công tác NCT ở tỉnh Đồng Nai

Cột mốc chính trị quan trọng của NCT và công tác NCT ở tỉnh Đồng Nai
Sáng 19/12, tỉnh Đồng Nai long trọng tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh. Về dự có các đồng chí: Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội NCT Việt Nam; Quản Minh Cường, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ, các sở, ban, ngành; cùng 191 đại biểu là cán bộ, hội viên tiêu biểu trong tỉnh.

Phụ nữ cao tuổi Việt Nam giữ gìn bản sắc văn hóa, vun đắp các giá trị gia đình

Phụ nữ cao tuổi Việt Nam giữ gìn bản sắc văn hóa, vun đắp các giá trị gia đình
Hội nghị biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc trong xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc do Hội LHPN Việt Nam phối hợp Hội NCT Việt Nam phối hợp tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu bài phát biểu khai mạc của bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tại Hội nghị…

Cả xã hội bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, dành tình cảm kính trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc NCT

Cả xã hội bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, dành tình cảm kính trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc NCT
Tại Hội nghị biểu dương phụ nữ cao tuổi toàn quốc trong xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc, ngày 7/12/2024, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu…

Phụ nữ cao tuổi góp phần làm rạng danh non sông đất nước, truyền cảm hứng, soi đường cho thế hệ mai sau

Phụ nữ cao tuổi góp phần làm rạng danh non sông đất nước, truyền cảm hứng, soi đường cho thế hệ mai sau
Trong 2 ngày 6 và 7/12, Hội NCT Việt Nam phối hợp với Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc trong xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc. Tham dự Hội nghị có ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang; ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; các Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Hội NCT Việt Nam; các đại biểu nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam, Hội NCT Việt Nam qua các thời kì; lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, cùng 291 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu được tuyên dương tại Hội nghị.

Thăm và tặng quà các tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang, nguyên lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Thăm và tặng quà các tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang, nguyên lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Ngày 3/12, ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm hỏi và tặng quà các tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND), và nguyên lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng ngày 28/11, tại Nhà quốc hội, sau khi biểu quyết, với 458/459 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành, đạt tỷ lệ 95,62% tổng số đại biểu, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.

Đảm bảo tính công bằng khi nộp thuế, nên có ưu đãi 10% cho các cơ quan báo chí

Đảm bảo tính công bằng khi nộp thuế, nên có ưu đãi 10% cho các cơ quan báo chí
Sáng 28/11, tiếp tục Chương trình Kì họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Rà soát quy định về trợ cấp thất nghiệp, chính sách hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi

Rà soát quy định về trợ cấp thất nghiệp, chính sách hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi
Sáng 27/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội biểu quyết quyết thông qua các dự án luật Phòng không nhân dân; Công đoàn; Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 và thảo luận về về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)...

Cơ hội mà kỉ nguyên số mang lại cho người cao tuổi

Cơ hội mà kỉ nguyên số mang lại cho người cao tuổi
Sáng 6/11, tại Hà Nội, Công ty TUVA Communication - doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn và truyền thông về các vấn đề xã hội - tổ chức Tọa đàm “Già hóa dân số trong Thời đại 4.0”. Tham dự có TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; bà Trần Bích Thủy, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tại Việt Nam; ông Phạm Hùng Tuyến, Phó Giám đốc VOV Giao thông, Đài Tiếng nói Việt Nam; Mai Quỳnh Anh, Giám đốc Chương trình tại TUVA Communication.
Xem thêm
HĐND tỉnh Bình Dương xem xét điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025

HĐND tỉnh Bình Dương xem xét điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025

Chiều 24/3, HĐND tỉnh đã tiến hành Phiên họp Thường trực lần thứ 38 dưới sự chủ trì của Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành truyền hình tiếp tục giữ vững bản sắc nghề nghiệp, phát triển hệ sinh thái truyền hình đa nền tảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành truyền hình tiếp tục giữ vững bản sắc nghề nghiệp, phát triển hệ sinh thái truyền hình đa nền tảng

Tối 22/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) Bình Định tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 - năm 2025. Tham dự buổi Lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Chiều 22/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành đập dâng Phú Phong tại huyện Tây Sơn và kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Phiên bản di động