Vũ điệu của rừng…

Kì 1: Kí ức và hiện tại

Rừng và múa hát là hai điều luôn ám ảnh tôi trong những chuyến lên Sơn La với nhiều cung bậc cảm xúc. Hai điều này tưởng như tách bạch nhưng lại gắn với nhau bởi yếu tố con người và làm nên nét văn hóa độc đáo của vùng đất này…

Sống rừng nuôi, chết rừng chôn

“Tai pá phăng, nhăng pá liệng” (Sống rừng nuôi, chết rừng chôn) là câu tục ngữ của đồng bào dân tộc Thái - một dân tộc chiếm đến 54% dân số của tỉnh Sơn La - khi nói về vai trò của rừng. Với mỗi người Thái, rừng là nơi cung cấp sản vật từ hạt lúa, ngọn măng, mớ rau, đến cây gỗ làm nhà, con suối tắm mát… Rừng nuôi dưỡng họ trong suốt cuộc đời và là nơi thiêng liêng để họ thanh thản yên nghỉ khi qua đời. Vì thế, nói đến rừng và bảo vệ rừng, đặc biệt là những khu rừng đầu nguồn, rừng thiêng, đồng bào luôn có thái độ trân trọng, coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người và trở thành luật lệ của bản Mường.

Năm 1975, lần đầu qua Sơn La, những người lính chúng tôi choáng ngợp về những cung đường ngoằn ngoèo và rừng già bạt ngàn. Thỉnh thoảng mới gặp một vài bản làng thưa thớt và những quán “tự giác” bán hàng nông sản không có người trông coi. Trên mỗi nải chuối, quả bí, rổ cam… đồng bào ghi sẵn giá tiền, người mua tự chọn hàng, tính tiền rồi bỏ vào một cái ớp tre. Hầu như không có người gian lận, trộm cắp nên hình thức mua bán này được duy trì từ lâu và khiến chúng tôi nhớ mãi…

Phong cảnh núi rừng Sơn La
Phong cảnh núi rừng Sơn La

Bẵng đi mấy chục năm, năm 2000 và những năm sau đó tôi thường lên Sơn La công tác. Đường đi ngày càng mở rộng, nhưng rừng thì vãn dần, những quán hàng “tự giác” không còn. Năm 2004, tôi vào huyện Sốp Cộp vừa được tách ra từ huyện Sông Mã, hai bên đường chỉ thấy rừng lay lá vàng xuộm và những đồi cỏ lúp xúp. Tàn than từ cháy rừng, đốt nương, làm rẫy bay lởn vởn khắp nơi khiến bộ đội Đoàn Kinh tế quốc phòng 326 phải dùng lồng bàn đậy thúng gạo mới vo để không bị tàn rơi vào. Đêm nằm ở Đoàn 326 nghe kẻng báo động, bộ đội vội vã dậy đi chữa cháy rừng. Sáng ra, vào nhà ông Quàng Văn Chăn, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Mường Lạn nói chuyện, ông cười bảo: “Toàn rừng tạp, nó cháy thì cỏ mới mọc, trâu bò mới có cái ăn”.

Chuyện nghe lạ mà có cái lí của nó. Rừng ở đây lúc đó không còn là rừng mà chỉ là những đồi dốc đầy lau lách, khô hạn nghèo kiệt. Đoàn 326 vào làm công tác dân vận, khai hoang, trồng rừng, nhưng cũng chưa được bao nhiêu. Còn người dân thì chủ yếu trồng ngô, sắn trên nương nhưng “rừng không nuôi nổi người”, cái đói, cái nghèo luôn đeo bám.

Rừng hồi sinh và rừng chuyển đổi

Mươi năm gần đây, Sơn La chuyển mình, tạo nên “một hiện tượng ở vùng Tây Bắc”. Nhờ chủ trương quyết liệt của tỉnh, diện tích đất lâm nghiệp tăng gần 820.000ha, chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất có rừng trên 610.000ha, đạt tỉ lệ che phủ 43,5%.

Sơn La còn có diện tích cây ăn quả 80.500ha, sản lượng hơn 300.000 tấn, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… Đến Sơn La vào mùa Xuân sẽ gặp bạt ngàn hoa mơ, hoa mận, hoa đào ở Mộc Châu; vào mùa Hè thì gặp xoài Yên Châu, nhãn Sông Mã, chanh leo, bơ, na… ở hầu khắp các địa bàn. Nhiều người nói, Sơn La là “vựa hoa quả lớn thứ 2 ở Việt Nam” cũng không sai. Người dân biết chuyển đổi vật nuôi, cây trồng; thay ngô, sắn bằng cây ăn quả, cây công nghiệp nên đời sống khá lên rất nhiều. Đất rừng tạp từ nghèo kiệt đã mang lại trái ngọt khi con người biết khơi dậy và quý trọng nó.

Được biết, đến năm 2025 tỉnh phấn đấu nâng diện tích rừng đạt 650.000ha, bao gồm cả diện tích cây ăn quả trên đất dốc, tỉ lệ che phủ rừng ở mức 50%; quản lí rừng bền vững 100.000ha, khoanh nuôi phục hồi rừng 20.000ha; trồng mới 9.300ha rừng tập trung… Nghe thì mừng, nhưng đây cũng là một bài toán khó, bởi đất rừng có hạn, những năm qua nhiều diện tích rừng tự nhiên bị chuyển đổi mục đích. Theo điều tra rừng của tỉnh năm 2015, có 596ha thuộc vùng ngập Thủy điện Sơn La; 883ha xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư, thủy lợi, thủy điện nhỏ, khai thác khoáng sản; 2.100ha chuyển sang trồng cây công nghiệp. 1.222ha bị cháy, 1.181ha bị chặt phá làm nương trái phép… Rừng tự nhiên mất đi, rừng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả không đủ tiêu chí phòng hộ nên lũ ống, lũ quét, sạt lở đất cũng thường xảy ra. Vì vậy, mục tiêu có 100.000ha cây ăn quả là điều cần tính toán kĩ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Câu chuyện 6.000ha cây cao su ở Sơn La sau 10 năm chưa mang lại lợi nhuận đáng kể vẫn còn là nỗi lo của hơn 7.200 hộ dân góp đất trồng loại cây được kì vọng là “vàng trắng” này.

Một số NCT Sơn La cũng tỏ ra băn khoăn khi người dân nay có cách nghĩ khác. Họ muốn chuyển đổi đất rừng sang trồng cây ăn quả để có cuộc sống khá giả chứ không muốn khoanh nuôi, phục hồi rừng tự nhiên, ít lợi nhuận. Đó là chưa kể Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược vừa khánh thành ở Vân Hồ và Trung tâm chế biến rau quả Doveco vừa khởi công ở Mai Sơn, giải quyết vùng nguyên liệu 65.000ha sẽ càng thúc đẩy việc mở rộng diện tích sản xuất…

Như vậy có còn giữ được rừng tự nhiên? Và câu nói của đồng bào dân tộc Thái “Tai pá phăng, nhăng pá liệng” liệu có còn nguyên nghĩa?

Văn Minh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5) và 29 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5), Trung tâm Văn hóa NCT Việt Nam và các đơn vị thành viên đã tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc đặc sắc phục vụ công chúng và NCT.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch và Sở VH-TT&DL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Đất nước nhìn từ Bạch Đằng Giang

Đất nước nhìn từ Bạch Đằng Giang

Khu di tích Bạch Đằng Giang, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng được mệnh danh là nơi hội tụ của hồn thiêng sông núi, bởi nơi đây gắn liền với 3 trận thuỷ chiến chống quân xâm lược trong lịch sử hào hùng của dân tộc Đại Việt. Nơi đây là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, nhất là những người tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024. Ông Võ Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức chủ trì cuộc họp; đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền Thông; các Sở, ban, ngành liên quan; các phóng viên báo chí của Trung ương và địa phương.
Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...

Tin khác

Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây
Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.

Chiến sĩ Điện Biên ở thành Vinh và những câu chuyện khó quên!

Chiến sĩ Điện Biên ở thành Vinh và những câu chuyện khó quên!
70 năm đã trôi qua, nhưng những câu chuyện liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa vẫn còn hằn nguyên trong kí ức của những người chiến sĩ Điện Biên năm xưa ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Đến năm 2024 này, phần lớn cựu chiến binh ở TP Vinh từng tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã về với thế giới người hiền. Nhưng những câu chuyện liên quan đến những người lính ấy vẫn còn, và sẽ còn mãi với thời gian...

Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin

Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin
Hội NCT huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk và CLB Dưỡng sinh NCT huyện vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tại Hội nghị, CLB Dưỡng sinh NCT huyện đã trao tặng Giấy khen cho 5 cá nhân tiêu biểu. Trước đó, tại Lễ kỉ niệm 10 năm thành lập CLB Dưỡng sinh NCT huyện, UBND huyện đã khen thưởng 1 tập thể, 7 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc xây dựng phong trào dưỡng sinh trên địa bàn.

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á
Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Để khèn Mông thành sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng cao Bắc Hà

Để khèn Mông thành sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng cao Bắc Hà
HĐND tỉnh Lào Cai đã có nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021- 2025, tạo điều kiện cho Bắc Hà phát huy hiệu quả việc đưa tinh hoa văn hóa Mông, trong đó có khèn Mông trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.

70 năm nghĩ về bộ phim “Một vài hình ảnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ”

70 năm nghĩ về bộ phim “Một vài hình ảnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ”
Chúng tôi đã từng xem bộ phim tư liệu lịch sử “Điện Biên Phủ”, hay còn gọi là “Một vài hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ” của đạo diễn Nguyễn Tiến Lợi.

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”
Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách. Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam (DLVHPN) là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân Miền Tây Nam Bộ ...

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc TP. Hồ Chí Minh

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc  TP. Hồ Chí Minh
Tại chương trình ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh, Ban tổ chức đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc nhiệm kỳ 2024 - 2025. Trong đó, cụ Nguyễn Đình Tư là Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố danh dự không giới hạn nhiệm kỳ.

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi
Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa, đồng thời thể hiện sự quyết tâm của tỉnh Hà Tĩnh trong nỗ lực góp phần đưa ngành du lịch phát triển nhanh, bền vững.

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024
Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê
Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024
Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao,... đặc sắc, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về dự.

Nghệ nhân tâm huyết bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

Nghệ nhân tâm huyết bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
Hàng chục năm qua, ông Đặng Văn Thương, ở thôn 2, xã Bằng Cả, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với đồng bào dân tộc Dao Thanh Y.

Xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đọan 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030

Xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đọan 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030
Hà Trung là một huyện đồng bằng nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa. Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 25km, có vị trí chiến lược quan trọng, thuận lợi về giao thông, nằm trên Quốc lộ 1A là cửa ngõ phía bắc của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây được biết đến với nhiều cụm di tích lịch sử cấp Quốc gia như đình Gia Miêu, lăng miếu Triệu Tường nơi phát tích họ Nguyễn, ly cung nhà Hồ, đền thờ Trần Hưng Đạo. Phát triển du lịch huyện Hà Trung bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử địa phương; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội phát triển du lịch trong mối liên hệ với các ngành kinh tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khác

Từng bừng khai mạc Lễ hội Phủ Đại năm 2024

Từng bừng khai mạc Lễ hội Phủ Đại năm 2024
Sáng 18/4 (10/3 âm lịch), UBND xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa Từng bừng tổ chức Lễ hội Phủ Đại năm 2024
Xem thêm
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5)
Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...
Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây

Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng ngày 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
Link xem trực tiếp, nhận định U23 Việt Nam - U23 Kuwait, 22h30 hôm nay

Link xem trực tiếp, nhận định U23 Việt Nam - U23 Kuwait, 22h30 hôm nay

Trong trận ra quân tại VCK U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam đụng độ đối thủ U23 Kuwait. Trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait sẽ diễn ra lúc 22h30 tối nay 17/4 (theo giờ Việt Nam), trên sân Al Janoub tại Al Wakrah (Qatar).
Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình

Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:
Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim

Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, Sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Kết quả buổi làm việc sẽ được cơ quan chức năng thông tin vào thời gian tới.
Phiên bản di động