Văn hoá gia đình và giữ gìn những giá trị cốt lõi

Theo quan điểm, đường lối Đại hội lần thứ XIII của Đảng, xây dựng văn hoá, con người Việt Nam thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế phải giữ gìn những giá trị chuẩn mực phù hợp, phát huy giá trị gia đình Việt Nam gắn với hệ giá trị văn hoá, giá trị của quốc gia - dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỉ cương, sáng tạo…
Văn hoá gia đình truyền thống Việt Nam

Gia đình là tế bào của xã hội, là một cộng đồng người gắn bó mật thiết bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống. Gia đình là xã hội thu nhỏ bao gồm một hay nhiều thế hệ chung sống trong một mái nhà, nơi lưu giữ và chuyển giao giá trị văn hoá truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đó, hình thành đơn vị nhỏ nhất của xã hội, các thành viên ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.

Đặc điểm của gia đình truyền thống Việt Nam là gia đình mang tính hạt nhân mở rộng với đặc trưng “tam, tứ, ngũ đại đồng đường” (nhiều thế hệ cộng sinh) chung sống trong một gia đình. Với bề dày lịch sử nên các giá trị văn hoá kết tinh đã trở thành giá trị truyền thống của dân tộc. Điều này thể hiện rõ trong nguyên tắc “tam đạo gia”; trong đó “Gia đạo” là xây dựng đạo đức (đạo hiếu với ông bà, cha mẹ, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em,… lấy tâm, trí, năng làm gốc). “Gia phong” là giữ nếp nhà, thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia tộc, nền nếp riêng của từng gia đình. “Gia lễ” là những nghi lễ, tập tục, cung cách ăn nói, đi đứng, ứng xử,… trở thành truyền thống, được chọn lựa qua nhiều thế hệ, con cháu noi theo.

Văn hoá gia đình và giữ gìn những giá trị cốt lõi

Văn hoá truyền thống gia đình là bản sắc của người Việt, nền tảng văn hoá dân tộc bởi gia đình là chốn giàu nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức con người, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự kỉ cương, hun đúc tinh thần, tâm hồn, bản lĩnh, nhân cách mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân vào đời, tham gia hoạt động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đều bắt đầu từ gia đình, đi từ gia đình, đem văn hoá gia đình hòa quyện vào văn hoá cộng đồng, văn hoá xã hội.

Như vậy, văn hoá gia đình là hệ thống những giá trị chuẩn mực điều tiết các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho cộng đồng, các tộc người, các dân tộc, các khu vực khác nhau được hình thành và phát triển qua các giai đoạn lịch sử lâu dài, gắn liền với điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội. Sự phát triển bền vững từ bên trong mỗi gia đình là động lực quan trọng phát triển địa phương, vùng miền, đất nước.

Xây dựng văn hoá gia đình kết hợp truyền thống với hiện đại

Đảng ta nhấn mạnh, văn hoá phải được đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, trọng tâm của xây dựng văn hoá, con người Việt Nam, con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp được hun đúc, bắt nguồn từ văn hoá gia đình, nền tảng gia đình.

Do chịu tác động mặt trái của kinh tế thị trường và sự du nhập ồ ạt của lối sống, phương thức sinh hoạt của xã hội phương Tây đã làm thay đổi những giá trị truyền thống, đặc biệt trong từng gia đình ở cả thành thị và nông thôn khiến cho cấu trúc gia đình dễ bị đổ vỡ và trong thực tế một tỉ lệ không nhỏ các gia đình đã đổ vỡ, đang đổ vỡ. Việc gia tăng đô thị hoá cũng khiến cho quan hệ của các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, thiếu tính bền vững, thu hẹp cả quan hệ họ tộc, láng giềng. Một bộ phận các gia đình không còn ổn định, thay vào đó là lo toan kinh tế, chạy theo lợi ích cá nhân, tham gia vào các giá trị hoạt động bên ngoài khuôn khổ gia đình, nhiều tiêu cực đã xảy ra. Tình trạng li hôn ngày càng gia tăng. Có TAND cấp quận trung bình một tháng xử 50-60 vụ li hôn, nhiều trường hợp là đảng viên, cá biệt có cả vợ chồng người cao tuổi.

Phổ biến trong các đô thị là không còn hai, ba thế hệ sống chung trong một mái nhà. Hầu hết các gia đình tách ra thành các hộ nhỏ, lẻ, có thể ở gần nhau nhưng sinh sống riêng biệt. Ngay trong gia đình nhỏ như cặp vợ chồng trẻ, hai con nhỏ thường chỉ đủ mặt vào bữa ăn tối, còn mỗi người một máy điện thoại hoặc ti-vi xem riêng. Có trường hợp chỉ một mẹ, một con, nhà cửa khang trang mà con không sống chung với mẹ, cứ nằng nặc đòi ra ở nhà thuê mặc dù chật chội để đổi lấy tự do cá nhân. Rất hiếm còn thấy âm hưởng gia đình truyền thống là nghe mẹ hát ru, kể chuyện cổ tích... Có những ông chồng cả tháng may ra ăn ở nhà được dăm bữa, chủ yếu ăn ngoài tiếp khách…

Tình trạng xung đột căng thẳng cũng diễn ra ở nhiều gia đình. Từ tranh chấp đất đai, tài sản do bố mẹ để lại đã xảy ra không biết bao nhiêu vụ đau lòng cha con, anh em ruột từ bỏ, không nhìn mặt nhau vì phân chia không đều. Có bà mẹ đau đớn bị con dâu đuổi ra khỏi nhà sau khi kí giấy để cho con đứng tên sổ đỏ nhà đất. Một số gia đình quan chức nhờ làm quan mà giàu có, xa lánh láng giềng, sống cô độc trong căn biệt thự sang trọng, mất hết thiện cảm trong mắt người dân… Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hoá đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta”. Từ đó, xây dựng con người Việt Nam trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mà con người ai cũng đi từ gia đình, bắt đầu từ gia đình, ảnh hưởng của gia đình. Việc đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây tác hại đến văn hoá, lối sống gia đình là cần thiết.

Trục quan hệ dọc: Gia đình (nhà) - làng, xã - Tổ quốc là nền tảng liên kết bền vững của văn hoá Việt Nam, tạo nên sức mạnh tiềm tàng của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Việc giữ gìn “gia đạo”, truyền thống gia đình là động lực tinh thần to lớn. Bởi lẽ, văn hoá gia đình là nền tảng văn hoá dân tộc giàu tính nhân văn, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn minh, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh, nhân cách con người.

Đất nước đang phát triển mạnh mẽ hình thái kinh tế - xã hội trong chiến lược chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, công dân số… nhưng chưa xây dựng để hình thành văn hoá trên môi trường số khiến con người trở nên lạc hậu và lạc lối trên môi trường mạng. Do đó, cần xây dựng văn hoá gia đình đi đôi với xây dựng gia đình hiếu học, gia đình ứng xử văn minh theo hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam, hệ giá trị gia đình Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xứng tầm với sự nghiệp đổi mới và truyền thống lịch sử vẻ vang ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…
Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!
Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...
Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tin khác

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
Với nhiều người, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên trong năm mới...

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng
Phát huy truyền thống lịch sử 94 năm quang vinh của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, gửi thông điệp về sứ mệnh của Đảng cầm quyền, quyết đưa dân tộc ta tiến kịp thời đại.

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng
Trải qua 65 năm (1959 – 2024) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu. Với chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; những trang sử vẻ vang, chiến công oanh liệt của lực lượng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý...

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An
Đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An nằm trên ngọn núi cao, phía dưới là thung lũng Vụng Thắm thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực
Nguyễn Trực (1417-1474) tên chữ là Công Tiệp, hiệu là Hu Liêu, xã Bối Khê, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Nay là làng Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội; đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tông, là Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê.

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ngành Y tế Việt Nam đã có những thành tựu to lớn. Nguyên nhân là do dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, Việt Nam có hệ thống y tế ngày càng hoàn chỉnh, hiện đại.

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ
Trong cuộc đời quân ngũ, tôi và nhiều đồng đội của tôi đã từng làm Bí thư cấp ủy các cấp. Và dù ở cấp nào đi chăng nữa, việc làm Bí thư cũng đã để lại những nỗi niềm buồn vui, trăn trở, những kỉ niệm không thể nào quên trong kí ức của mỗi người.

Linh thiêng cội nguồn

Linh thiêng cội nguồn
Thắp hương là một nghi lễ truyền thống lâu đời ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về yếu tố tâm linh, văn hóa và phong tục tập quán, phổ biến trong một số sự kiện tôn giáo, văn hóa, cúng bái, cầu nguyện, tưởng niệm,...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, chống mọi quan điểm tư tưởng thù địch và những biểu hiện cơ hội, sai trái hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc
Mùa Xuân khởi đầu một năm mới, muôn hoa nở rộ đủ sắc màu, mát mẻ; mùa trẻ hoá, đổi mới, bật dậy tuổi thanh xuân; những đàn chim én lượn cao vút trên bầu trời xanh mang thông điệp sức sống mới của vạn vật. Trục quay trái đất nghiêng dần về phía mặt trời, các giờ được chiếu sáng tăng dần lên chan hoà, lan toả muôn nơi, khiến cho tiết trời ấm áp. Cây nảy lộc đâm chồi.

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”
Sáng sớm 28/1/1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ cùng 5 chiến sĩ dẫn đường và tháp tùng khởi hành trở về Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động