Cần xây dựng và phát huy gia đình văn hóa

Gia đình là hạt nhân của xã hội, nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Văn hóa gia đình được giữ gìn và phát triển, thì văn hóa xã hội mới trở nên tốt đẹp.

Quan điểm đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, nền tảng để bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng xã hội bắt đầu từ gia đình, dòng họ. Trải bao thế hệ, các thành viên, gia đình góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng nhờ sức mạnh văn hóa dân tộc mà mỗi gia đình có thể duy trì được những giá trị tinh thần, bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững, toàn diện… Đây cũng là định hướng cho sự ra đời nhiều chính sách về công tác gia đình của Đảng và Nhà nước ta.

Tháng 1/2013, Nghị định số 02 của Chính phủ quy định về công tác gia đình được ban hành, hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là “lá chắn” phòng chống bạo lực gia đình, ngăn ngừa tệ nạn xã hội (TNXH) hiệu quả. Gia đình phát triển bền vững luôn là mục tiêu mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hướng tới bằng tất cả nỗ lực và quyết tâm cao. Từ năm 2001, “Ngày Gia đình Việt Nam” 28/6 hằng năm đã để lại dấu ấn trong đời sống xã hội với các hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhằm tôn vinh giá trị gia đình, vun đắp cho “tế bào” xã hội thêm bền chặt. Đặc biệt năm 2013 được lấy là “Năm Gia đình Việt Nam” với chủ đề thật gần gũi, nhân văn: “Kết nối yêu thương gia đình Việt”… Có thể nói, những năm qua, gia đình luôn là vấn đề được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân dành sự quan tâm đặc biệt và đề cao trách nhiệm phải củng cố, xây dựng gia đình trở thành tổ ấm của mỗi người và tế bào lành mạnh của xã hội.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, sự thay đổi về quan niệm sống, điều kiện sống trong cơ chế thị trường hiện nay đã tác động tới tâm lí, nhận thức và lối sống của mỗi người khiến giá trị gia đình truyền thống dần bị phá vỡ. Sự phát triển đó là tất yếu khách quan, nhưng quan hệ gia đình vì thế cũng dần có những khoảng cách nhất định bởi sự thẩm thấu, len lỏi của sản phẩm văn hóa độc hại vào mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Khi gia đình không là tổ ấm, không là “lá chắn” bảo vệ thì các thang bậc giá trị đạo đức và đạo lí truyền thống của dân tộc sẽ bị đảo lộn, phá vỡ.

Để vừa phát triển, vừa giữ gìn sự bền chặt của tổ ấm gia đình Việt Nam rất cần sự gắn kết yêu thương từ mỗi thành viên, gia đình với cộng đồng xã hội. Vì vậy, những hoạt động giao lưu, tọa đàm, hội thảo về hạnh phúc gia đình, vai trò gia đình trong giáo dục con trẻ; các cuộc triển lãm sách thiếu nhi “Kết nối yêu thương - nâng cao tầm vóc Việt”; triển lãm tranh cổ động về đề tài gia đình… chính là những động thái tích cực tạo ra chất keo gắn kết gia đình với cộng đồng xã hội; qua đó rèn kĩ năng sống, cách ứng xử văn hóa, xây dựng mối quan hệ và tổ chức cuộc sống gia đình.

Một trong những nội dung chủ đạo mà ngành văn hóa phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể và Nhân dân thực hiện thông qua phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đó là: Tăng số hộ gia đình văn hóa, giảm số gia đình có nạn bạo lực và mắc TNXH; tuyên truyền, vận động các gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy dỗ và tạo điều kiện cho con cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức, tinh thần. Giá trị cốt lõi và tốt đẹp của gia đình Việt là nền nếp gia phong, lối sống phù hợp đạo lí truyền thống, thuần phong mĩ tục được giữ gìn, bồi đắp, phát huy. Đây là yếu tố quan trọng ngăn chặn những tác động tiêu cực nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày.

Các cuộc vận động mang tính xã hội, các phong trào xây dựng làng, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa được xem là sợi dây liên hệ và kết nối yêu thương giữa gia đình với cộng đồng, khu dân cư, giúp từng cá nhân và gia đình có những điều chỉnh phù hợp trong ứng xử. Một khi gia đình là tổ ấm văn hóa bền vững chống mọi tác động tiêu cực của TNXH, thì môi trường xã hội lành mạnh sẽ được tạo dựng trong cộng đồng dân cưn

Phạm Như Hùng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập tỉnh là đáp ứng nhu cầu thực tiễn, và sự phát triển của quốc gia trở thành nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Thế nhưng, thời gian gần đây trên mạng xã hội lại xuất hiện những thông tin xuyên tạc về sáp nhập tỉnh.
Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga (họp từ ngày 2 đến ngày 10/10/1920), Lênin đã đến dự và đọc bài viết: “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”…
Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Tuổi trẻ Việt Nam thật đáng tự hào về truyền thống 94 năm, nối bước cha anh đã không ngừng trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng, lập nên những kì tích anh hùng, góp phần xứng đáng vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Trong nhiều bài viết, phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập về kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử phản động đã xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo rằng, Việt Nam muốn “vươn mình trong kỉ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng...
Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Tiềm năng chủ yếu của mỗi quốc gia chính là đội ngũ trí thức. Đặc biệt là trí thức trẻ, đây là đội ngũ cán bộ khoa học năng động, sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới.

Tin khác

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò, địa vị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn hóa của dân tộc. Đó là mẹ Âu Cơ sản sinh ra nòi giống Lạc Hồng; nữ anh hùng Bà Triệu, Bà Trưng… chống giặc ngoại xâm khí phách, lẫy lừng...

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên
Cách đây 50 năm đã diễn ra trân đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những yếu tố làm nên chiến dịch lịch sử, đó là nghệ thuật giữ bí mật và nghi binh chiến dịch của ta.

Đảng ta thật vĩ đại

Đảng ta thật vĩ đại
Chúng ta tự hào về chặng đường chiến đấu vẻ vang của Đảng, càng thấm thía sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu phải xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân!”.

Thầy thuốc như mẹ hiền

Thầy thuốc như mẹ hiền
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề y đức và luôn dành cho người thầy thuốc những tình cảm tốt đẹp nhất. Người nhấn mạnh, một người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là một người mẹ hiền, phải chú trọng kết hợp Đông, Tây y và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh...

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành Y, đến người thầy thuốc. Bởi ngành Y nói chung, thầy thuốc nói riêng có sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho toàn dân và trị bệnh cứu người. Những tư tưởng, lời dạy của Người về y đức của người thầy thuốc được thể hiện thông qua những bài nói, bài viết và thư gửi các hội nghị y tế toàn quốc đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Năng lượng tái tạo được hiểu một cách phổ biến là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Năng lượng mặt trời cho phép sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng điện hoặc nhiệt. Với năng lượng gió, sử dụng sức gió để tạo ra năng lượng điện thông qua các tuabin gió; năng lượng thủy điện: sử dụng nước chảy hoặc dòng chảy của dòng sông để tạo ra năng lượng điện...

Những bài báo của Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây

Những bài báo của Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây
Từ năm 1959 đến đầu năm 1969, Bác Hồ đã viết 7 bài viết về Tết trồng cây. Chỉ cần con số vậy thôi, chúng ta biết Bác quan tâm đến việc trồng cây gây rừng đến mức nào.

Nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

Nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144) ra đời thực sự là cẩm nang để xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, các thế lực thù địch tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận một số nội dung của Quy định. Yêu cầu đặt ra cần phải đấu tranh phản bác các luận điệu vu khống, để củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng...

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn là khu vực hiện có hàng chục triệu người dân Việt Nam sinh sống và sản xuất ra khối lượng hàng hóa chiếm khoảng 16% GDP. Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, phát triển vùng và liên vùng, việc tạo những tiền đề để bảo đảm cho khu vực nông thôn phát triển bền vững cũng như cải thiện sinh kế, cải thiện điều kiện sống cho người dân luôn là một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước.

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc Nghị định 168 của Chính phủ

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc Nghị định 168 của Chính phủ
Sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ (gọi tắ là Nghị định 168), chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đang tạo ra hiệu quả tích cực về TTATGT. Tuy nhiên, các thế lực thù địch tung ra luận điệu xuyên tạc quy kết việc thực hiện Nghị định 168…

Thực tiễn và một số kiến nghị qua nghiên cứu về quyền của NCT tại Australia

Thực tiễn và một số kiến nghị qua nghiên cứu về quyền của NCT tại Australia
Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác về quyền con người giữa Australia và Việt Nam giai đoạn 2023-2026, từ ngày 22/11 - 1/12/2024, chúng tôi đã tham gia Đoàn công tác nghiên cứu về quyền của NCT tại Australia.

Đồng chí Trường Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Đồng chí Trường Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà văn hóa lớn của dân tộc
Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9/2/1907, trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Với 81 tuổi đời (1907-1988), hơn 60 năm hoạt động cách mạng (1925-1988), đồng chí được phân công giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước.

Sức xuân từ quan niệm về tuổi tác của Bác Hồ

Sức xuân từ quan niệm về tuổi tác của Bác Hồ
Chắc hẳn người cao tuổi chúng ta đều thấm thía sự thành đạt của một đời người không chỉ là thành công trong sự nghiệp, đạt đến đỉnh cao về quyền lực, sung túc về vật chất; mà quan trọng hơn là con cháu ngoan hiền, có sức khỏe, tự biết cải thiện cảnh giới của bản thân. Một trong cải thiện cảnh giới bản thân là vượt qua tuổi tác mà cách nghĩ của Bác Hồ là một tấm gương để chúng ta có thể học tập, noi theo.

Đất nước 95 mùa Xuân có Đảng

Đất nước 95 mùa Xuân có Đảng
Cứ Tết đến là Xuân về, theo lẽ tự nhiên từ ngàn xưa trên đất nước Việt Nam ta. Tết này, cả dân tộc mừng đón năm Ất Tỵ 2025 trong không khí tưng bừng bước vào kỉ nguyên mới. Cũng vào dịp đón Tết, mừng Xuân, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân lại hân hoan hướng về các hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Đảng (3/2)...

Nhớ lời Bác dặn phải không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân

Nhớ lời Bác dặn phải không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân
Trong Di chúc, Bác căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”...
Xem thêm
Phiên bản di động