Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc qua thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku năm 1946

Năm 1946, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Pháp chạy, Nhật hàng, quân Anh và Tưởng tràn vào nước ta, thù trong Giặc ngoài âm mưu bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ.
Tình thế cách mạng Việt Nam lúc này như “Ngàn cân treo sợi tóc”. Trong bối cảnh ấy, theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, “Đại hội các dân tộc thiểu số (DTTS) miền Nam tại Pleiku” đã được tổ chức vào tháng 4/1946. Do phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng đối phó với tình thế “nước sôi lửa bỏng” nên Hồ Chủ tịch không thể vào dự Đại hội, với tình cảm sâu sắc đối với các DTTS, Bác đã viết thư gửi tới Đại hội với lời lẽ động viên thiết tha, giục giã và khẳng định quyết tâm cùng nhau đoàn kết một lòng chiến thắng giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Dù cách trở khó khăn nhưng thư Bác (viết ngày 19/4/1946) đã đến kịp với Đại hội, được đọc lên cho tất cả đại biểu cùng nghe. Bức thư là tư tưởng bao trùm xuyên suốt của Người về đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam, đã trở thành lời hiệu triệu khích lệ hàng triệu con tim quyết tâm bảo vệ đất nước: “Cùng các đồng bào DTTS! Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui vẻ. Tiếc vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào. Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng ta. Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “Nha DTTS” để săn sóc cho tất cả các đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta. Xin chúc Đại hội thành công”.
Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc qua thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku năm 1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phụ nữ các dân tộc.

Chỉ trên 300 chữ, với hình thức ngắn gọn, giản dị và quen thuộc, bức thư là văn bản đầu tiên về tư tưởng “Tộc người” của Bác, hàm chứa một nội dung phong phú, tình cảm sâu sâu sắc, lời động viên kịp thời và mạnh mẽ: “Lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào”, thể hiện quan điểm tư tưởng mang tính nền tảng của Người về công tác dân tộc ở nước ta là: Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ. Nói đến công tác dân tộc là phải nói đến nguyên tắc đoàn kết. Đoàn kết là truyền thống lịch sử vốn có của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Người trân trọng và coi đó là truyền thống quý báu, là cái làm nên sức mạnh của dân tộc. Thư nhấn mạnh đến cội nguồn đoàn kết các dân tộc và tình cảm, sức mạnh Việt Nam: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt: Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Thư chỉ ra tài sản quý giá: “Nước Việt Nam là nước chung của chúng ta”, để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc cần có vai trò đại diện cho quyền lực của các dân tộc và quyền lực Nhà nước trong Quốc hội: “Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “Nha DTTS” để săn sóc cho tất cả các đồng bào”.

Đoàn kết không chỉ là vì các dân tộc phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội mà đoàn kết các dân tộc còn là vì dân tộc ta trong cách mạng giải phóng dân tộc luôn đứng trước những thử thách lớn lao của lịch sử và ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước với những thách thức về quản lí kinh tế, về giữ gìn và củng cố an ninh quốc phòng, vì vậy Thư xác định yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kêu gọi các dân tộc đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm trong thư rất chân thành, sâu sắc và giàu sức thuyết phục. Cách lập luận của Bác đơn giản nhưng rất hùng hồn, lí lẽ như là sự thật hiển nhiên, là quy luật bất di bất dịch: “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”. Do các dân tộc ở nước ta với trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, lại cư trú vừa phân tán, vừa xen kẽ nhau trên một địa bàn rộng lớn. Trong xã hội phong kiến và dưới chế độ thực dân, các dân tộc phát triển rất không đồng đều về kinh tế, đa dạng về phong tục tập quán, vì vậy Thư chỉ rõ quan điểm tương trợ giúp nhau nếu không có sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau thì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc không chỉ gặp khó khăn mà còn mất một khoảng thời gian dài “phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”. Trong thư, 5 lần Bác nhắc đến từ “đồng bào”. Mỗi lần nhắc lại từ “đồng bào” chính là Bác thêm một lần nhắc đến nguồn gốc các dân tộc Việt Nam, qua đó kêu gọi quyết tâm giữ vững tình đoàn kết. Nội dung cuối cùng kết thúc bức thư là sự xác lập một quyết tâm sắt đá: “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”.

Thấm nhuần tư tưởng về đại đoàn kết các dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Thư Bác gửi Đại hội các DTTS miền Nam tại Pleiku. Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong mỗi bước đi của cách mạng Việt Nam, đồng bào các DTTS đã luôn cùng đồng bào cả nước một lòng thủy chung son sắt theo Đảng và Bác Hồ, cống hiến công sức, máu xương cho sự nghiệp chung, giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

Trong sự nghiệp đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và đồng bào trong cả nước, đặc biệt là từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc với quan điểm “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vùng dân tộc và miền núi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng thể hiện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Việc thực hiện công tác dân tộc đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, hội tụ được tình cảm và sự giúp đỡ, trách nhiệm của Nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế. Vùng dân tộc và miền núi có nhiều tiến bộ, thay đổi rõ rệt, to lớn từ việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động cho đến việc phát triển các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, bảo đảm an ninh. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bước được cải thiện; công tác bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyên thống của các dân tộc được coi trọng. Hệ thống chính trị các cấp được củng cố, tổ chức cơ sở đảng, các đoàn thể Nhân dân được kiện toàn; đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ DTTS đã có những bước trưởng thành.

Tuy nhiên vùng dân tộc, miền núi vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Thu nhập và đời sống giữa đồng bào DTTS với thu nhập và mức sống chung của xã hội tiếp tục có khoảng cách. Những vấn đề bức xúc về đất ở, đất sản xuất, di cư tự do, tàng trữ, buôn bán, sử dụng các chất ma tuý, buôn bán người… diễn biến phức tạp, chưa được giải quyết triệt để. Việc đầu tư cho vùng dân tộc, miền núi dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm, một số địa phương hiệu quả thấp. Các thế lực thù địch đang lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, các yếu kém bất cập của ta về kinh tế, xã hội để kích động, tuyên truyền lôi kéo đồng bào DTTS hòng chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc và gây mất ổn định ở các vùng DTTS, đặc biệt là ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Hệ thống chính trị cơ sở, trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở là người DTTS còn những mặt hạn chế, bất cập, trình độ dân trí thấp đã ảnh hưởng đến việc thực hiện tư tưởng về đại đoàn kết các dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vùng dân tộc, miền núi.

Để tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc trở thành hiện thực sinh động trong đời sống xã hội của các DTTS trong thời kì đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới hiện nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tập trung quán triệt và thực hiện tốt những nội dung, nhiệm vụ và giải pháp sau đây về công tác dân tộc:

- Nhận thức đầy đủ vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đó là một bộ phận quan trọng của công tác cách mạng, là bộ phận cấu thành của sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo.

- Đổi mới công tác dân tộc cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng hiện nay, tập trung cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào DTTS và miền núi, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, quan tâm đầy đủ, đúng mức tới các dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến. Tập trung đổi mới các hoạt động sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ đối với vùng dân tộc và miền núi phù hợp với đặc điểm, điều kiện đặc thù của từng vùng miền.

- Giữ vững mối quan hệ “máu thịt” giữa Đảng và Nhân dân các dân tộc, tăng cường củng cố tình đoàn kết các dân tộc; xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của người có uy tín ở cộng đồng dân cư, trong công tác vận động đồng bào xây dựng quy ước, hương ước, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường công tác giám sát tại cộng đồng, góp phần tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.

- Củng cố hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người DTTS, tăng cường cán bộ cho cơ sở, kiện toàn củng cố tổ chức, bộ máy, biên chế các cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương.

- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân, vận động đồng bào các DTTS vùng biên giới thực hiện tốt mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, giữ vững chủ quyền lãnh thổ; tham gia xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng anh em; đề cao cảnh giác, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, kích động và các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, xã hộin

Vũ Dương Châu
Phó trưởng Ban Chăm sóc NCT

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…
Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...
Đạo thầy trò

Đạo thầy trò

Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.
Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Tin khác

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Xem thêm
Phiên bản di động