Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Khắc phục bất cập, bịt kín 'khoảng trống', 'kẽ hở' để không thể tham nhũng, tiêu cực

Sáng 30/6, tại Hà Nội, Bộ Chính trị đã Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 với sự tham dự của gần 500 đại biểu dự họp trực tiếp và hơn 80.000 đại biểu dự họp trực tuyến tại hơn 4.000 điểm cầu trong cả nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội Chính Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Phan Đình Trạc dự Hội nghị.

Bài học quý, có giá trị lý luận và thực tiễn

Phát huy kết quả và rút kinh nghiệm về công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong các giai đoạn trước, trong 10 năm gần đây, với việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí (trực thuộc Bộ Chính trị) đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược", được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước đã được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thời gian qua, có thể rút ra nhiều bài học quý, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để từ đó có quyết tâm chính trị rất cao, biện pháp rất trúng và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung, thống nhất của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng. "Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm. Nói phải "nhốt" quyền lực vào trong "lồng" cơ chế là với ý nghĩa như vậy”, Tổng Bí thư nói.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phòng, chống tham nhũng, là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, "không nghỉ", "không ngừng" ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng"; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để "không dám tham nhũng"; và một cơ chế bảo đảm để "không cần tham nhũng".

Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng không thể chủ quan, nóng vội, thỏa mãn; không được né tránh, cầm chừng; trái lại, phải rất kiên trì, không "ngừng", không "nghỉ"; vừa phải kiên quyết phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa phải kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa, răn đe, không để xảy ra tham nhũng, vừa phải cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh các hành vi tham nhũng; trong đó, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là đột phá, quan trọng. Để chủ động, tích cực phòng ngừa, cần phải tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về kinh tế - xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, trong phát hiện, xử lý, phải quán triệt nguyên tắc: Có vụ việc thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó; xử lý cả hành vi tham nhũng và hành vi dung túng, bao che cho tham nhũng; can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố, điều tra; kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng, Nhà nước, đoàn thể. Phải tiến hành đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự. Kỷ luật của Đảng thực hiện trước, tạo tiền đề để xử lý kỷ luật hành chính của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự. Việc xử lý phải lấy giáo dục, răn đe, phòng ngừa làm chính, kết hợp giữa trừng trị với khoan hồng; đồng thời bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp chung.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, phải gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng...

“Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; của nhân dân, cơ quan truyền thông và báo chí, doanh nghiệp, doanh nhân trong phòng, chống tham nhũng; phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dân là gốc"; dựa vào dân, lắng nghe dân, lắng nghe dư luận để chọn lọc, tiếp thu cái đúng, nhưng không đơn giản "theo đuôi", chạy theo dư luận. Triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài Nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư lưu ý, kiểm soát cho được việc thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng.

Các giải pháp phòng, chống tham nhũng phải phù hợp với bối cảnh yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và truyền thống văn hóa của Dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài. Đồng thời, mỗi ngành, cơ quan, đơn vị phải xây dựng được văn hóa công vụ. Văn hóa công vụ sẽ bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ.

Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng

Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

“Đây là nhiệm vụ không mới, nhưng rất quan trọng. Bởi tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp căn bản để nâng cao nhận thức, tinh thần, ý thức, đạo đức, xây dựng liêm chính, chống tha hóa, biến chất. Phải quán triệt, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về sự nguy hại của tham nhũng, tiêu cực,... tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, phải kiên trì giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm khiết, chính trực; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực. Mọi cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ sâu sắc lời căn dặn của Bác Hồ rằng: Đảng ta là đảng cầm quyền; Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Đảng phải luôn luôn dựa vào Dân, lắng nghe Dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; việc gì có lợi cho Dân thì phải hết sức làm và làm cho bằng được; ngược lại, việc gì có hại cho Dân thì phải hết sức tránh. Việc gì nhân dân không đồng tình, thậm chí căm ghét, phản đối thì phải cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các sai phạm. Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, phải tăng cường phối hợp, chủ động công khai, kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; chú trọng thông tin tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt; khắc phục tình trạng thông tin một chiều, thông tin không chính xác, mang tính kích động, gây hoang mang. Những người làm báo tích cực, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng phải được bảo vệ, khen thưởng, động viên kịp thời; đồng thời kiên quyết vạch trần, phê phán, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước ta; xử lý nghiêm việc đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt, gây hậu quả xấu.

Thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện đồng bộ; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những "khoảng trống", "kẽ hở" để "không thể tham nhũng, tiêu cực".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phân tích: “Thể chế nói chung, thể chế về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng, cùng với chuẩn mực đạo đức trên các lĩnh vực và cơ chế kiểm soát quyền lực là yếu tố cơ bản, nền tảng, có tác dụng ngăn chặn từ gốc hành vi tham nhũng, tiêu cực. Phải xây dựng các quy chế nội bộ của Đảng, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực của "nhóm lợi ích", "sân sau", "tư duy nhiệm kỳ"; ngăn chặn nguy cơ nẩy sinh tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng chính sách, luật pháp. Khẩn trương hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; bảo vệ người tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng; ngăn chặn có hiệu quả tệ "tham nhũng vặt"; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.

“Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và công khai, có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực, về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Bởi vì hai mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau; phải kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm, ngăn chặn từ đầu các hành vi sai phạm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Mọi cán bộ, đảng viên vi phạm đều phải bị xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh, công khai”, Tổng Bí thư nêu rõ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Tổ chức bộ máy phải tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và các cơ quan nội chính từ Trung ương đến địa phương.

“Xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định để ngăn ngừa có hiệu quả sự tác động tiêu cực, không lành mạnh vào hoạt động của các cơ quan này. Đặc biệt, phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thật sự có bản lĩnh, thật sự liêm chính, trong sạch; không chịu bất cứ sức ép không trong sáng nào của tổ chức, cá nhân; bất cứ sự cám dỗ, mua chuộc nào của những kẻ phạm tội. Có chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nỗ lực phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc. Tôi đã nhiều lần nói: Phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trước hết và ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực!”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Bày tỏ tin tưởng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới sẽ có bước tiến mới, mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa và đạt hiệu quả cao hơn nữa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, tham nhũng, tiêu cực nhất định sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi; góp phần xây dựng Đảng ta, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và xứng đáng với niềm tin yêu, sự mong đợi của nhân dân. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là: Nhận thức phải chín; tư tưởng phải thông; quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng; góp phần từng bước làm chuyển biến tình hình, thực sự có kết quả rõ ràng, cụ thể.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn tất cả các đồng chí, những cán bộ "rường cột" của Đảng và Nhà nước, những "Bao Công" của thời đại ngày nay, hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm và dũng khí trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, gương mẫu, đi đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo TTXVN
Link nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-khac-phuc-bat-cap-bit-kin-khoang-trong-ke-ho-de-khong-the-tham-nhung-tieu-cuc-20220630140054357.htm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chung tay thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Chung tay thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Ngày 25/4, Hội NCT Việt Nam và Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ Vinfast (Công ty Vinast) tổ chức kí kết chương trình phối hợp về thúc đẩy bảo vệ môi trường, chuyển đổi xanh giai đoạn 2024-2026. Chủ trì buổi lễ có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch Tập đoàn kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup. Tham dự buổi lễ có các Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam Trương Xuân Cừ, Phan Văn Hùng; bà Dương Thị Thu Trang, Tổng Giám đốc thị trường Việt Nam; các Giám đốc Khối, Giám đốc Kinh doanh Công ty VinFast; cùng lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; các phòng, đơn vị trực thuộc Công ty VinFast.
Các địa phương tích cực triển khai thực hiện Kết luận 58 của Ban Bí thư

Các địa phương tích cực triển khai thực hiện Kết luận 58 của Ban Bí thư

Ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 58 ngày 23/6/2023, Trung ương Hội phối hợp với các Ban, Bộ, ngành liên quan tham mưu, đề xuất, hướng dẫn các địa phương triển khai. Hội NCT các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án, tham mưu UBND cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, tiến hành Đại hội thành lập Hội NCT cấp tỉnh, cấp huyện…
Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Sáng 16/4, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn làm việc với Tỉnh ủy Thái Nguyên. Tham gia Đoàn có các đồng chí Trương Xuân Cừ, Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; đại diện Ban Dân vận Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí: Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban, sở, ngành, Ủy ban MTTQ tỉnh; thành viên BĐD, Ban Công tác NCT, Hội NCT tỉnh.
Vai trò to lớn, quan trọng không thể thay thế của NCT

Vai trò to lớn, quan trọng không thể thay thế của NCT

Sáng 15/4, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn công tác Hội NCT Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Thái Bình…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Sáng 15/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 diễn ra tại Bình Dương với sự tham gia của gần 700 khách mời đến từ Việt Nam và Trung Quốc.

Tin khác

VIDEO: Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

VIDEO: Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”
Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam - Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Ninh Bình phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”.

Biến những thách thức của xu hướng già hóa dân số thành cơ hội phát triển mới

Biến những thách thức của xu hướng già hóa dân số thành cơ hội phát triển mới
Ngày 10/4/2024, tại tỉnh Ninh Bình, Hội NCT Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học: “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì và chỉ đạo Hội thảo. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng đăng bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng tại Hội thảo

Mối quan tâm không của riêng cử tri cao tuổi “TP Hoa phượng đỏ”

Mối quan tâm không của riêng cử tri cao tuổi “TP Hoa phượng đỏ”
Theo đánh giá của các cử tri là người cao tuổi ở TP Hải Phòng, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương; đặc biệt với trách nhiệm, uy tín của Hội NCT Việt Nam và sự chung tay của các tổ chức cá nhân, công tác NCT đã đạt kết quả quan trọng, toàn diện. NCT tiếp tục được tạo điều kiện thuận lợi tham gia đóng góp kinh nghiệm, trí tuệ, hiến công hiến kế xây dựng quê hương, đất nước.

Cần có chính sách đầy đủ, toàn diện cho NCT cả trước mắt và lâu dài

Cần có chính sách đầy đủ, toàn diện cho NCT cả trước mắt và lâu dài
Ngày 10/4, tại TP Ninh Bình đã diễn ra Hội thảo khoa học “Già hóa dân số (GHDS) Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”. Phóng viên Tạp chí Người cao tuổi phỏng vấn nhanh một số đại biểu tham dự Hội thảo về nội dung trên…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, sáng 7/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7 - 12/4/2024.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới
Một tin rất vui với cán bộ, hội viên NCT tỉnh Bắc Ninh và cả nước: Ngày 29/2/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã kí ban hành 2 văn bản quan trọng: Quyết định số 193/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Hội NCT tỉnh Bắc Ninh và Quyết định số 194/QĐ-UBND cho phép thành lập Hội NCT các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đây là địa phương sớm nhất (trong 50 tỉnh, thành phố) đang hoạt động theo mô hình Ban Đại diện nhanh chóng thành lập Hội theo chỉ đạo tại Kết luận 58 của Ban Bí thư…

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa
Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Năm 2024: Tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước

Năm 2024: Tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 4/1/2024 về tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.

Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024 (*)

Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024 (*)
Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam vừa tổ chức thành công Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Hội NCT Việt Nam lần thứ tư khóa VI và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội NCT Việt Nam mở rộng lần thứ ba khóa VI, nhiệm kì 2021-2026. Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng; lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ, các Ban, ngành, đoàn thể TP Đà Nẵng dự. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam cùng các Phó Chủ tịch: Trương Xuân Cừ, Phan Văn Hùng, Huỳnh Thành Lập chủ trì hội nghị… Tạp chí Người cao tuổi trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình tại Hội nghị…

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hànhTrung ương Hội NCT Việt Nam khóa VI, nhiệm kì 2021- 2026

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hànhTrung ương Hội NCT Việt Nam khóa VI, nhiệm kì 2021- 2026
Ngày 21/12/2022, tại TP Đà Nẵng, Ban Chấp hành Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lần thứ ba (khóa VI), nhiệm kì 2021 - 2026. Đồng chí Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình và các đồng chí Phó Chủ tịch chủ trì Hội nghị;

Thủ tướng: Không hạ chuẩn tín dụng nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình

Thủ tướng: Không hạ chuẩn tín dụng nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Nội dung phát động thi đua NCT làm kinh tế giỏi giai đoạn 2023-2028

Nội dung phát động thi đua NCT làm kinh tế giỏi giai đoạn 2023-2028
Tại Hội nghị toàn quốc biểu dương NCT tiêu biểu làm kinh tế giỏi, giai đoạn 2018-2023, tổ chức ngày 16/11/2023, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Phan Văn Hùng đã thay mặt Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Hội phát động phong trào thi đua NCT làm kinh tế giỏi giai đoạn 2023-2028. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung phát động thi đua trên.

Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm với công tác Hội và hội viên

Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm với công tác Hội và hội viên
Sáng 24/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Hội NCT Cụm thi đua số II, Hội NCT Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 và kí kết giao ước thi đua năm 2024. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Trọng Sơn, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện các Sở, ban, ngành tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo, cán bộ Hội NCT 7 tỉnh trong Cụm.

Cần ghi chép đầy đủ ý kiến của Luật sư vào bản án

Cần ghi chép đầy đủ ý kiến của Luật sư vào bản án
Luật sư Trương Anh Tú kiến nghị, Cơ quan tiến hành tố tụng cần có những buổi Tổng kết kinh nghiệm xét xử, ghi chép đầy đủ ý kiến luật sư vào bản án.
Xem thêm
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin
Thủ tướng yêu cầu tập trung tìm kiếm người mất tích trong vụ chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng yêu cầu tập trung tìm kiếm người mất tích trong vụ chìm thuyền trên sông Chanh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Phiên bản di động