“Tôn sự trọng đạo” và sứ mệnh cao cả của người thầy

Dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý của xã hội. Thầy giáo là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách, lối sống để học trò noi theo mà trở thành người tốt, có đức, có tài.
Truyền thống “tôn sư trọng đạo” là đạo lí thiêng liêng nhất, nét văn hoá đặc sắc của con người trong xã hội học tập của dân tộc có nền văn hiến và hiếu học xưa, nay. Để được tôn vinh, kính trọng, đội ngũ nhà giáo phải không ngừng hoàn thiện mình, nêu gương, mẫu mực về đạo đức, nhân cách và lối sống…

“Tôn sư trọng đạo” là nền tảng đạo đức xã hội

Từ xa xưa, dẫu dưới thời phong kiến, ông cha ta đã đúc kết phạm trù mối quan hệ nhà giáo với học trò: “Không thầy đố mày làm nên”, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”, “Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư” (ba người cùng đi đường sẽ có một người làm thầy), ca dao nhắc nhở: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”…

Nhà giáo có vai trò và vị thế đặc biệt trong đời sống xã hội, người chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của văn minh nhân loại. Thầy giáo giỏi chính là người nghệ sĩ đa tài, là nghề vĩ đại nhất do tài năng kết hợp giữa lí trí, tinh thần và tình cảm con người để làm nên sứ mệnh vẻ vang của ngành giáo dục. Mọi nỗ lực của nghề dạy học ảnh hưởng sâu sắc tới số phận của cả thế giới.

“Tôn sự trọng đạo” và sứ mệnh cao cả của người thầy

Từ đó, đòi hỏi người thầy phải là chuẩn mực đạo đức để xã hội noi theo. Người thầy là “kiến trúc sư trí tuệ” tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước. Có triết gia nói, một công nhân “tồi” có thể làm hỏng vài sản phẩm, một kĩ sư “tồi” có thể làm đổ công trình xây dựng, nhưng một thầy giáo “tồi” có thể làm hỏng một thế hệ. Trong giáo dục, chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, sinh viên tỉ lệ thuận với nhau, có mối quan hệ biện chứng, trong đó trình độ, năng lực người thầy là yếu tố quyết định. Thời đại công nghiệp 4.0 đi vào kỉ nguyên số, xã hội số, trí thức nhân loại gia tăng nhanh chóng, vai trò người thầy đòi hỏi ở tầm cao hơn.

Đội ngũ các thầy, cô giáo, các cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo của nước ta trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều lần cải cách giáo dục, tôi luyện và trưởng thành trong quà trình giảng dạy ngày càng vững vàng về năng lực, chuyên môn được nâng cao và không ngừng đổi mới. Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận nhà giáo có biểu hiện tha hoá về đạo đức, nhân cách, chạy theo lối sống thực dụng, lo kiếm tiền, tự đánh mất mình, mất lòng tin của xã hội, làm xấu đi hình ảnh người giáo viên Nhân dân, bộc lộ hành vi bạo hành, xúc phạm, lạm dụng tình dục học sinh, vòi quà, tổ chức quỹ lớp, quỹ phụ huynh sai trái, gây tiêu cực trong nhà trường, gây bất bình trong xã hội.

Nhân dân, các thế hệ học sinh tôn kính thầy, cô giáo, song để có được niềm tin và lòng ngưỡng mộ cao cả ấy, đội ngũ giáo viên phải luôn là tấm gương sáng để người đời soi vào học theo, làm theo, sống theo.

Người thầy phải là tấm gương sáng trong sự nghiệp “Trồng người”

Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Trung ương về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, đặt ra nhiệm vụ tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo đáp ứng ngày càng tốt công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của Nhân dân. Thực hiện quyết sách này, cả hệ thống chính trị, toàn dân phải vào cuộc; trong đó người thầy đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố quyết định sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.

Yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế phải có chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên ngang tầm thời đại. Tầng lớp này phải là các nhà giáo chuyên nghiệp, giữ vai trò là tấm gương học tập suốt đời, là nhà nghiên cứu ứng dụng thực hành, là nhà canh tân trường học, nói không với vi phạm đạo đức... Mỗi giáo viên phải nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện, ngày đêm trau dồi kiến thức, kinh nghiệm bản thân để truyền lửa cho các thế hệ học trò trong sự nghiệp “trồng người”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Có thầy giỏi thì sẽ có phương pháp hay, do đó sẽ có trò giỏi. Còn thầy đã kém thì khó lấy gì bù đắp nổi”. Người còn nói: “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ thành người tốt thì trước hết các cô, các chú là người tốt”. Nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21/10/1964, Bác chỉ rõ: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất - người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.

Thực hiện chương trình giáo dục năm 2018, chuyển hướng từ dạy học theo cách tiếp cận nội dung (sách giáo khoa) là chủ yếu sang tiếp cận năng lực đòi hỏi người thầy phải thay đổi cả nhận thức và hành động. Từ chương trình, phương pháp dạy học mới, sách giáo khoa mới, nhà giáo phải có tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, biết giải quyết vấn đề cần tháo gỡ, cách tân và học tập suốt đời. Đồng thời, đòi hỏi nâng cao kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, sử dụng các công cụ thực hành, giáo cụ trực quan, các kĩ năng mềm. Cần biến các kĩ năng thành việc làm thực tế trong hoạt động giáo dục nhằm định hướng đúng, phát triển năng lực học sinh. Tạo cho học sinh có nhiều cơ hội tìm tòi, khám phá, trải nghiệm và kiểm tra, củng cố kiến thức. Giáo viên cần trang bị kĩ năng trong phương pháp đánh giá tích cực, khách quan theo hướng mở nhằm kích thích sự phát triển năng lực học sinh chủ động, độc lập sáng tạo.

Một người thầy tâm huyết yêu nghề, yêu học trò và sáng tạo là người biết tận dụng thời gian, điều kiện để “thu nhỏ thế giới, lồng ghép trí thức của nhân loại” dựa vào tâm trí, thế giới quan của học trò. Cần lan toả hiệu ứng tích cực khi đứng lớp và cả bên ngoài lớp học, trong không gian vui chơi, khám phá của học sinh.

Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội. Đổi mới là chuyển mạnh quá trình giáo dục phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học theo phương châm học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội để tạo sức mạnh tổng hợp, bền vững, hiệu quả.

Trong quá trình ấy, vai trò người thầy là chủ yếu, là nhân tố quyết định.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Bài 2. Người cao tuổi chung tay bảo vệ môi trường
Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển
Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...
Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Tin khác

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc
Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...

Đạo thầy trò

Đạo thầy trò
Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động