Thị trường bất động sản khi nào hết trầm lắng?

Bất động sản (BĐS) là một thị trường lớn của nền kinh tế quốc dân, có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút mọi nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành khác cùng phát triển. Nếu thị trường này đình trệ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp, kéo theo hệ lụỵ nhiều thị trường khác (tài chính, tiền tệ, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, lao động…).

Trong thời gian đại dịch Covid-19, thị trường BĐS khủng hoảng, sau đó trầm lắng trong cả 4 phân khúc. Tuy nhiên, thị trường này sẽ được phục hồi bởi Nhà nước thực hiện những chính sách hợp lí, sửa đổi, bổ sung các Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở; đồng thời xác lập đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ… là cơ hội để phục hồi, phát triển bền vững…

Thị trường BĐS trong nền kinh tế

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam, đến năm 2025, tỉ trọng BĐS/tổng tài sản toàn nền kinh tế chiếm 21,2% (462,7 tỉ USD/2.183,79 tỉ USD). Đến năm 2030 tỉ lệ này là 22% (1.232,29 tỉ USD/5.601,31 tỉ USD). Ở các nước phát triển, khơi thông những nguồn lực tiềm năng của thị trường BĐS được coi là một chính sách ưu tiên. Tỉ trọng BĐS trong tổng số của cải xã hội thường chiếm ít nhất 35% tổng tài sản vật chất của quốc gia. Hoạt động của thị trường BĐS chiếm gần 30% trong tổng các hoạt động của nền kinh tế.

Ở nước ta nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác, phát triển mạnh mẽ, đầu tư hiệu quả, bền vững thị trường này. BĐS công nghiệp, du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng chỉ tập trung ở một số vùng miền, chưa tạo được sức hút và động lực tại hầu khắp các địa bàn trong cả nước. Nhiều phân khúc thị trường đầu tư còn gặp khó khăn, vướng mắc (rào cản) lớn. Nguồn tài nguyên đất đai chưa được khai thác một cách tối ưu. BĐS trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao phát triển còn dè dặt, cầm chừng, tỉ lệ lấp đầy thấp, nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp thu nhập thấp, thu nhập trung bình rất lớn, song khả năng đáp ứng còn hạn chế…

Thị trường bất động sản khi nào hết trầm lắng?
Thị trường bất động sản khi nào hết trầm lắng?

Đóng băng, trầm lắng trong cả 4 phân khúc

Hiện nay, thị trường BĐS tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng trầm lắng do thanh khoản kém, nguồn cung hạn chế. Thị trường quan trọng này có 4 phân khúc lớn: Nhà ở; Du lịch, nghỉ dưỡng; Bán lẻ và văn phòng; Công nghiệp, thì cả 4 phân khúc đều gần như đóng băng, có phân khúc nhúc nhích lên như BĐS công nghiệp (do các nhà đầu tư nước ngoài vào thuê đất). Trong khi đó, phân khúc nhà ở chiếm tỉ trọng cao nhất (90%) nguồn cung lại là nhà ở thương mại nhưng sản phẩm này cũng tiếp tục sụt giảm, một phần đã bão hoà (tổng lượng giao dịch chỉ đạt 40%); nhu cầu thuê văn phòng, mặt bằng thương mại và công suất cho thuê đều sụt giảm do nhu cầu giảm nên phân khúc này chủ yếu từ phần diện tích cho thuê của các toà nhà hỗn hợp.

Đất nước 100 triệu người thì 80% dân số thuộc diện thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Trong số đó nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn nhưng chưa đáp ứng được bao nhiêu. Khoản vốn ngân hàng 12.000 tỉ đồng hỗ trợ cho nhà ở xã hội không mấy được doanh nghiệp và người mua nhà mặn mà tiếp cận. Cho đến quý II năm 2023 nguồn vốn này mới giải ngân được 7.200 tỉ đồng cho khoảng 18.000 khách hàng thuộc đối tượng vay để mua, thuê mua, nhà ở công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở…

Nguyên nhân tụt dốc, trầm lắng của thị trường BĐS chủ yếu do thể chế, rào cản về pháp lí chưa được tháo gỡ, chậm khai thông các vướng mắc như quy định trong Luật Đất đai và các Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư… nhiều điều khoản quy định vênh nhau, thiếu thống nhất, đồng bộ cản trở đối với sự phát triển của thị trường. Nguyên nhân thứ hai là việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn. Trong khi đó, lại chịu ảnh hưởng nặng nề những vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng như các vụ án FLC, Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, AIC… làm ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư kinh doanh BĐS và trái phiếu doanh nghiệp.

Bên cạnh đó là hơn 880 dự án BĐS (trong tổng số 1.200 dự án) không triển khai được hoặc rất chậm tiến độ. Ở nhiều địa phương, vướng mắc bởi quy định về phương pháp định giá đất. Nhiều nơi quy hoạch sử dụng đất đã công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện. Hàng loạt dự án có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng do không phù hợp quy hoạch phân khu, quy hoạch tổng thể nên đang phải rà soát điều chỉnh. Về nguồn vốn do lãi suất cao, thanh khoản khó khiến các doanh nghiệp BĐS và người mua nhà ở khó tiếp cận. Quỹ đất cũng đang trong tình trạng hạn hẹp, vị trí đắc địa ngày càng ít, giá trị sinh lời thấp. Phân khúc căn hộ du lịch codotel (nhà đầu tư mua căn hộ rồi cho doanh nghiệp thuê lại làm du lịch, nghỉ dưỡng) cơ sở pháp lí lỏng lẻo. Nguồn cung và lượng tiêu thụ của phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố, shophouse tiếp tục giảm, chủ yếu do áp lực tăng lãi suất. Giá BĐS phân khúc này giảm 5-7% so với năm 2022. Việc đăng kí quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà loại hình codotel rất mong manh. Doanh nghiệp dùng vốn của các nhà đầu tư vào việc kinh doanh khác, nợ chồng chất khiến ngày càng gia tăng khiếu kiện, toà án các địa phương lúng túng trong xét xử, giải quyết quyền lợi của hàng chục nghìn nhà đầu tư (người mua căn hộ).

Phân khúc BĐS công nghiệp: Nguồn cung trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, một vài nơi tỉ lệ lấp đầy 80-90%, giá thuê đất cũng tăng nhẹ như ở Bắc Giang, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng...

Những nguyên nhân đó khiến hàng nghìn dự án BĐS phải dừng do vướng mắc quy định về pháp lí, tiếp cận vốn (vốn tín dụng, vốn trái phiếu doanh nghiệp) bởi ngân hàng thắt chặt chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát và mất cân đối cung - cầu. Một số tổ chức quốc tế nhận xét: “Tình trạng đóng băng thị trường BĐS và trái phiếu doanh nghiệp đang ảnh hưởng vị thế của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài”.

Vực dậy thị trường BĐS sau suy thoái

Để thị trường BĐS thoát khỏi tình trạng trầm lắng, bứt phá vượt lên, Nhà nước cần có bước cải tổ, cải cách, trước hết ở cấp vĩ mô (cấp ban hành chính sách) cho đến cấp vi mô (cấp doanh nghiệp) để thị trường bật dậy. Một mặt, tiếp tục giữ vững môi trường chính trị ổn định để tạo dựng lòng tin khi thị trường bị đóng băng, minh bạch các vấn đề pháp lí liên quan tài chính, tiền tệ (vốn) bởi thị trường này có dòng tiền rất lớn, trong khi cơ cấu sản phẩm trên thị trường phát triển mất cân đối. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo sự minh bạch và ổn định cho thị trường nhà ở và các phân khúc trong BĐS.

Một khi giải quyết được vấn đề thanh khoản cho doanh nghiệp sẽ lập tức ổn định được thị trường chứng khoán. Mặt khác, quy định chặt chẽ về kiểm soát rủi ro với tín dụng BĐS, giúp thị trường này lành mạnh hóa để đi sát hơn với nhu cầu thực tế, tránh tình trạng thổi giá bong bóng. Đối với các doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng yếu kém về năng lực tài chính, vốn chủ sở hữu thấp, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng để thúc đẩy tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Theo nhận định của các chuyên gia trong nước và quốc tế, thị trường bất động sản nước ta sẽ phục hồi, bứt phá trong khoảng thờì gian từ quý III và phát triển mạnh từ quý IV năm 2024 trở đi.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.
Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số
Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bài phát biểu của TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV tại nghị trường Quốc hội vừa qua đã liên tục nhận được sự ưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên NCT cả nước. “NCT luôn phát huy truyền thống 741 năm Hào khí Diên Hồng, 84 năm Lời kêu gọi Phụ lão cứu quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong kỉ nguyên mới, NCT cũng có trách nhiệm, mong muốn tiếp tục cống hiến. Tôi và NCT cả nước tha thiết trân trọng đề nghị, chính quyền địa phương cấp xã nên có Chủ tịch Hội NCT là NCT để tham mưu cho cấp ủy tập hợp NCT tham gia các hoạt động…”, Phó Chủ tịch Trương Xuân Cừ đề nghị. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng ghi lại những tâm tư, nguyện vọng và chia sẻ của cán bộ, hội viên, NCT cả nước về nội dung trên…
Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 3: Những câu chuyện thực tiễn cần tư duy mới trong xây dựng pháp luật

Tin khác

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 2: Rào cản trong xây dựng pháp luật

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 1: Những rào cản trong tổ chức lại bộ máy

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945). Kể từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Y tế nước ta đã có nhiều thành tựu.

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Lãnh tụ V.I.Lênin từng tổng kết: “Đảng Cộng sản là đội tiên phong có tổ chức và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân”. Và, Người chỉ rõ: “Tính Đảng là trụ cột tư tưởng của lí tưởng cộng sản”... “Không có tính Đảng thì không thể trở thành người Cộng sản”.

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỉ nguyên mới, đồng thời bảo đảm tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị. Cuộc cách mạng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới.

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn
Chiều 28/4/1975, sau khi xe tăng và bộ binh của Trung đoàn 46 đánh chiếm xong căn cứ Sơn Trạch, các đơn vị tranh thủ củng cố đội hình, chuẩn bị hành quân chiến đấu tiếp theo. Còn các đơn vị phía sau đội hình Trung đoàn 46 thì tiến vào vùng đất mới giải phóng, trong đó đơn vị pháo binh chiến dịch triển khai trận địa, chuẩn bị dội bão lửa vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên
Tháng 3/1974, Hội nghị Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Trung ương Đảng (khóa III) về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”; và đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược.

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại
Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang mãi dấu ấn của một thế hệ anh dũng, kiên cường, vượt qua gian khổ, mưu trí, dũng cảm để lập nên nhiều kì tích; để lại nhiều bài học sâu sắc và trở thành niềm tự hào, động lực to lớn, thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân tiếp bước trên con đường bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình
Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba
Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người
Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu được rằng “cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi” và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho loài người.

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân
Như chúng ta đã biết, ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới
Một ngày đầu tháng 4/2025, chúng tôi đến gặp ông Trần Thanh Tùng, cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 325, hiện sống ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, người đã trực tiếp cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn 50 năm về trước.

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam
Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng, xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 15, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm chi viện sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam thành đồng Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động