Phủ Xanh Trường Học: Thế hệ trẻ chọn một cách sống văn minh, bền vững

Giáo dục 20/02/2025 10:56
Ở các quốc gia có nền giáo dục yêu cầu thi cử gay gắt như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, học thêm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của học sinh.
Là một trong những quốc gia có nền giáo dục cạnh tranh nhất thế giới nên việc dạy thêm, học thêm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của học sinh. Theo Bloomberg, số tiền mà người Hàn Quốc chi cho con cái học thêm ở các cơ sở tư nhân sau giờ học chính khóa (hay còn gọi là “hagwon”) đã tăng mạnh, lên mức cao chưa từng có. Trung bình mỗi học sinh tốn 419,59 USD/tháng để học thêm vào năm 2023. Đặc biệt, học sinh trung học theo học tại các cơ sở giáo dục tư nhân chi 561,47 USD/tháng để học thêm.
Giới chức Hàn Quốc cho biết, đa số học sinh sẽ tham gia các lớp học thêm đến tận nửa đêm. Vào các ngày cuối tuần, nhiều học sinh phải học liên tục 5-6 ca một ngày.
Trước thực trạng này, Chính phủ Hàn Quốc đã quy định lớp học thêm chỉ được phép hoạt động đến 22h để giảm bớt áp lực cho học sinh. Nhân viên thanh tra của chính phủ có thể kiểm tra đột xuất bất kì lúc nào. Chính quyền cấm các trung tâm dạy thêm dạy các bài học trước chương trình trên lớp và đặt mức trần học phí học thêm. Tuy nhiên, không có dấu hiệu cho thấy cơn sốt học thêm ở nước này sẽ nguội đi.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thực hiện một loạt cải cách để kiểm soát việc dạy thêm. Một trong những biện pháp quan trọng là việc siết chặt quản lí các tổ chức dạy thêm, bao gồm việc cấm các trung tâm giáo dục tư nhân dạy các môn học chính thức trong chương trình học chính thống, như Toán, Văn, Ngoại ngữ. Ngoài ra, các lớp học thêm cũng bị hạn chế về thời gian, không được tổ chức vào cuối tuần hay trong các kì nghỉ học, nhằm giảm tải cho học sinh.
Nước này cũng cấm các giáo viên chính thức dạy thêm để tránh tình trạng “mua điểm” và tạo ra sự công bằng trong giáo dục.
![]() |
Học sinh tham dự kì thi đại học ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 7/6/2024. |
Nhật Bản
Nền giáo dục cạnh tranh khốc liệt đã khiến việc dạy thêm qua các trung tâm “juku” trở nên phổ biến. Các juku có nhiều hình thức - từ dạy kèm cá nhân đến hệ thống trường trên toàn quốc, do giáo viên nghỉ hưu, giáo viên bán thời gian hoặc sinh viên đại học điều hành.
Các lớp học thêm tại Nhật Bản được giám sát bởi các tổ chức giáo dục để bảo đảm chất lượng giảng dạy và hạn chế việc dạy thêm quá mức. Bên cạnh đó còn có cơ chế hỗ trợ giáo dục rất đặc biệt, trường học sẽ cung cấp các lớp học bổ trợ, giúp học sinh có cơ hội củng cố kiến thức ngay trong môi trường học chính quy. Điều này không chỉ giúp học sinh tiếp cận thêm các kiến thức cần thiết mà còn giảm bớt áp lực học thêm ngoài giờ.
Nhật Bản còn có một yếu tố quan trọng trong việc hạn chế dạy thêm, đó chính là văn hóa học tập tự giác và tự nguyện, giúp giảm áp lực cho cả học sinh và phụ huynh.
Các quốc gia khác
Phần Lan nổi tiếng với hệ thống giáo dục chất lượng cao, chú trọng vào sự phát triển toàn diện của học sinh và không đặt nặng thành tích thi cử. Giáo viên được đào tạo chuyên sâu và có quyền tự chủ cao trong việc điều chỉnh chương trình học sao cho phù hợp với từng học sinh, từ đó giúp giảm sự phụ thuộc vào học thêm.
Mô hình giáo dục của Thụy Điển cũng không yêu cầu học sinh phải tham gia các lớp học thêm, thay vào đó chú trọng vào việc phát triển kĩ năng sống và tư duy phản biện của học sinh.
Tại Mỹ và Vương quốc Anh, dạy thêm chủ yếu là một dịch vụ tự nguyện. Các tổ chức tư nhân cung cấp các lớp học thêm và các giáo viên có thể dạy kèm riêng hoặc tổ chức các lớp học nhóm. Tuy nhiên, nhiều chương trình hỗ trợ học sinh yếu kém vẫn được triển khai để bảo đảm công bằng trong giáo dục.
Nhìn chung, việc quản lí dạy thêm, học thêm là một vấn đề phức tạp, tác động đến nhiều yếu tố trong hệ thống giáo dục và xã hội. Dù có những lợi ích nhất định, dạy thêm cũng gây ra không ít hệ lụy, đặc biệt là tạo ra sự bất bình đẳng trong cơ hội học tập. Do đó, mỗi quốc gia cần tìm ra những giải pháp hợp lí để cân bằng giữa việc phát triển giáo dục chính quy và hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện, cả về lí thuyết lẫn thực tiễn, bảo sự công bằng và giảm bớt áp lực cho học sinh. Chỉ khi các chính sách này được thực hiện đúng đắn, giáo dục mới có thể thực sự trở thành công cụ thay đổi xã hội, như Nelson Mandela từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để chúng ta thay đổi thế giới”.