Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng
Sống khỏe 17/02/2024 08:11
Lương y Lê Đức Vọng châm cứu cho bệnh nhân |
Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh không thể thiếu của y dược học cổ truyền phương Đông. Hiểu một cách đơn giản, châm có nghĩa là dùng vật nhọn (như kim,…) đâm vào hoặc kích thích vào huyệt. Còn cứu có nghĩa là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt. Theo lý luận y học cổ truyền, trong cơ thể âm và dương phải cân bằng nhau thì cơ thể mới khỏe mạnh, khi âm dương mất cân bằng thì sinh ra bệnh tật. Điều trị bằng châm cứu là nhằm điều hòa lại cân bằng âm dương.
Theo các kết quả nghiên cứu được công bố, điều trị bằng châm cứu áp dụng cho 3 nhóm bệnh lý: đau, liệt, rối loạn chức năng cơ thể.
Theo đó, bệnh lý đau, gồm: đau do thần kinh (đau thần kinh tọa), đau sau zona, đau cơ xương khớp: giãn dây chằng, thoái hóa khớp gối, đau do thoái hóa cột sống cổ, lưng; bệnh lý liệt, gồm: liệt nửa người sau tai biến mạch máu não, liệt dây thần kinh III, IV, V, VI, VII, liệt dây thanh...; bệnh lý rối loạn chức năng cơ thể, gồm: cảm cúm, mất ngủ, viêm xoang, các bệnh về dạ dày, ruột; các bệnh rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, di mộng tinh; tiểu dầm, tiểu bí. Châm cứu ngày nay rất đa dạng về hình thức: điện châm, thủy châm, cấy chỉ (nhu châm)... Ngày nay, điều trị bệnh bằng châm cứu mang lại nhiều hiệu quả tích cực.
Nhiều người cao tuổi châm cứu điều trị bệnh tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng của lương y đa khoa Lê Đức Vọng |
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nhiều đời bốc thuốc cứu người bằng y học cổ truyền, sau khi tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền của Trường Trung cấp Tuệ Tĩnh, lương y Lê Đức Vọng về quê nối nghiệp gia đình và được Sở Y tế tỉnh Hưng Yên cấp phép hoạt động đông y gia truyền.
Sau hơn 30 năm làm nghề, lương y Vọng đã cứu chữa, điều trị dứt điểm bệnh tình cho rất nhiều người bệnh. Hiện nay, Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng của lương y Lê Đức Vọng được xây dựng rất khang trang với nhiều công nghệ châm cứu, điều trị và sắc thuốc hiện đại. Mỗi ngày, phòng chẩn trị đón tiếp hàng chục bệnh nhân đến khám, châm cứu, bấm huyệt, điều trị bệnh và bốc thuốc, nhiều bệnh nhân ở xa đến khám, châm cứu được ở điều trị nội trú tại phòng chẩn trị của lương y Vọng.
Về châm cứu, lương y Vọng nổi tiếng với phương pháp điều trị bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, châm cứu điều trị tê vai gáy, tê bì chân tay, thoái hóa khớp, bệnh đĩa đệm, điều trị di chứng sau tai biến mạch máu não như liệt nửa người, méo mồm…
Trong đó, về bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, lương y Lê Đức Vọng cho biết, trong y học phương Đông tác nhân gây bệnh này là do phong tà, hàn tà, huyệt tà và huyết ứ xâm phạm và các lạc mạch của các kinh dương ở mặt làm mất sự lưu thông khí huyết…
Biểu hiện, bệnh khởi phát thường sau một yếu tố lạnh (như gió tạt vào mặt), qua một đêm ngủ dậy người bệnh nói, cười rất khó, súc miệng nước trào ra mép bên liệt, thức ăn đọng lại trong má bên liệt, mắt nhắm không được, miệng méo lệch sang bên lành. “Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây co cứng ½ mặt khi đó mặt sẽ méo về bên liệt, có những cơn co cứng nhóm cơ bám da ½ mặt, cũng có thể gây biến chứng dẫn đến viêm giác mạc” - lương y Lê Đức Vọng cho biết.
Cũng theo lương y Vọng, về phương pháp điều trị bệnh cần kết hợp với y học hiện đại để giúp kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề với y học cổ truyền để phục hồi chức năng do dây thần kinh ngoại biên.
Để điều trị theo phương pháp châm cứu, tùy theo nguyên nhân mà có các “pháp” sau để điều hòa các kinh khí ở các lạc mạch trên mặt như: Trục phong, tán hàn, thanh nhiệt, trừ thấp, hoạt huyết, khứ ứ, ôn thông kinh lạc. Các huyết thường dùng: tình minh, toản trúc, ngư yêu, ti trúc không, quyền liêu, phong trì, ế phong, giáp xa, địa thương, nghinh hương, nhân trung, thừa tương, thính cung, hợp cốc đối diện.
Lương y Vọng cho biết, điều trị bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh bằng châm cứu điệp châm là một phương pháp điều trị hiệu quả cao mà không gây tốn kém.
Lương y Lê Đức Vọng bốc thuốc cho bệnh nhân |
Bà Nguyễn Thị Minh (60 tuổi, ở xã Đức Hợp) bị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh đang châm cứu điều trị tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng của lương y đa khoa Lê Đức Vọng cho biết, cách đây hơn 10 ngày bà xuất hiện tình trạng miệng bị kéo lệch về một bên không khép lại được và chảy dãi, góc hàm bị đau, đi khám thì được chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7. Sau khi được người thân giới thiệu bà tìm đến Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng nhờ lương y Vọng châm cứu, sau hơn 10 ngày châm cứu khuôn mặt của bà đã trở lại bình thường, mồm không cò bị méo dệch, mọi hoạt động trở lại bình thường.
Sau khi bị tai biến mạch máu não ông Đỗ Văn Tuấn (65 tuổi) ở tỉnh Hà Nam bị liệt nửa người khiến việc di chuyển, đi lại gặp nhiều khó khăn, cuộc sống bị đảo lộn. Được nhiều người giới thiệu ông tìm đến phòng chẩn trị của lương y Lê Đức Vọng để nhờ châm cứu. Do ở xa, đi lại bất tiện nên ông Tuấn ở lại Phòng chẩn trị để điều trị nội trú, sau hơn 2 tuần châm cứu ông Tuấn đã có thể tự ngồi dậy và tự đi lại được. “Phương pháp châm cứu của lương y Vọng rất hiệu quả mà không tốn kém, phòng chẩn trị có chỗ ăn ở cho bệnh nhân ở xa nên rất tiện. Sau tai biến tôi tưởng mình phải chịu liệt nằm một chỗ đến cuối đời, rất may đã gặp được lương y Vọng”, ông Tuấn xúc động.
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng của Lương y đa khoa Lê Đức Vọng được xây dựng khang trang, hiện đại, có chỗ ở nội trú cho bệnh nhân |
Ngoài châm cứu điều trị các bệnh liệt dây thần kinh 7 ngoại biên, thoái hóa khớp, bệnh đĩa đệm, đau vai gáy, tê bì chân tay, điều trị di chứng sau tai biến mạch máu não như liệt nửa người, méo mồm…Lương y Lê Đức Vọng còn điều trị hiệu quả các bệnh như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau dạ dày,… Trong đó, chia sẻ về bệnh thoái hóa cột sống, lương y Lê Đức Vọng cho biết, nguyên nhân gây bệnh là do làm việc, lao động quá sức. Thường xuyên mang, vác đẩy kéo các vật nặng không đúng tư thế, ngồi làm việc không đúng tư thế và do chế độ ăn uống không đầy đủ…bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 35 trở lên. Biểu hiện chính là hay đau lưng, dáng đi cong hoặc vẹo…
Với căn bệnh này, theo lương y Vọng, bài thuốc gồm các vị như sau: độc hoạt, tang kí sinh, cẩu tích, thục đoạn, đan sâm, ngưu tất, thổ phục linh, thục địa, kỷ tử, đương quy, xuyên khung… Tùy theo mức độ thoái hóa và tiến triển bệnh của từng bệnh nhân mà có cách bào chế các vị thuốc theo trọng lượng khác nhau. Trong trường hợp bệnh nhân suy nhược quá thì bổ sung thêm các vị: bạch thược, đại táo, hoàng kỳ… về cách dùng: đổ thuốc vào nồi hoặc ấm đổ vào 3 đến 5 bát nước sạch vào sau đó đun cạn lấy 1 bát, mỗi thang sắc 3 lần rồi đổ chung vào nhau uống mỗi ngày 3 lần trước lúc ăn cơm 30 phút.
Hiện nay, ngoài thuốc sắc truyền thống, lương y Vọng còn bào chế thuốc sắc sẵn đóng gói nên bệnh nhân chỉ việc sử dụng mà không cần đun sắc thuốc như trước đây. Đối với bệnh nhân ở xa có thể đến tại phòng chẩn trị để được thăm khám, điều trị nội trú hoặc gửi thuốc điều trị qua đường bưu điện.
Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng của Lương y Lê Đức Vọng được Sở Y tế Hưng Yên cấp Giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh số 166/YT-GPHĐ. Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ với Lương y Lê Đức Vọng theo địa chỉ: thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, Hưng Yên. Số điện thoại: 0969181138 hoặc: 0985908137. |
Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật thành công thay khớp háng bán phần cho 2 cụ bà 105 tuổi và 97 tuổi Vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phẫu thuật thành công thay khớp háng bán phần cho 2 cụ bà 105 tuổi và ... |
Triển khai mô hình “Khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, KIOSK tự phục vụ” Sáng 2/2, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa đã đưa vào sử dụng hệ thống KIOST “Đăng ký khám bệnh bằng CCCD, VNeID và nhận ... |
Nữ sinh viên 21 tuổi hồi sinh ngoạn mục sau ca ghép 2 lá phổi ngày 30 Tết Bệnh viện Phổi Trung ương vừa phối hợp với các chuyên gia về tim mạch Bệnh viện E, GS.TS. Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường ... |