Phục hồi động lực hợp tác và hướng tới tương lai của ba nước Hàn - Trung - Nhật

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản diễn ra tại Seoul trong các ngày 26 - 27/5 là cơ hội để đưa hợp tác ba bên vốn bị ngưng trệ trong hơn 4 năm qua trở lại đúng hướng...

Chính phủ Hàn Quốc đánh giá đây sẽ là một bước ngoặt trong việc khôi phục và bình thường hóa hoàn toàn hệ thống hợp tác giữa 3 nước Hàn - Trung - Nhật. Dư luận tại Hàn Quốc, nước thể hiện nỗ lực lớn trong việc thúc đẩy sớm tổ chức hội nghị lần này, nhìn chung đều đánh giá tích cực về cuộc gặp. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, việc Hàn Quốc chủ trương xích lại gần Mỹ và việc tăng cường liên minh ba bên Mỹ - Hàn - Nhật vô hình trung đã làm dấy lên hình thái của mô hình "Chiến tranh Lạnh mới" với bên kia là Nga, Trung Quốc và Triều Tiên. Chính vì thế, việc kết nối lại hợp tác với Trung Quốc được coi là mắt xích còn thiếu nhằm mở rộng không gian ngoại giao cho Hàn Quốc.

Từ trái sang- Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Từ trái sang- Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Phó Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Tae-hyo cho biết Tổng thống Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cùng Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tập trung thảo luận 6 lĩnh vực gồm: hợp tác kinh tế và thương mại, phát triển bền vững, các vấn đề y tế, khoa học và công nghệ, quản lý an toàn và thảm họa, giao lưu nhân dân, đồng thời đưa ra tuyên bố chung. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, cũng như gặp gỡ doanh nhân và tham dự diễn đàn kinh doanh. Ông Kim Tae-hyo cho rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ tạo cơ hội để phục hồi động lực hợp tác thực chất và hướng tới tương lai của ba nước.

Có thể thấy ba nước đều khá thống nhất quan điểm nối lại đàm phán và bắt đầu từ những vấn đề ít gai góc trước. Bởi lẽ các bên đều nhận thấy lợi ích trong việc kiểm soát quan hệ và nối lại đàm phán để bảo đảm động lực hợp tác thực tế và hướng tới tương lai nhằm cho phép người dân ba nước được hưởng những lợi ích lớn…

Việc khôi phục hội nghị thượng đỉnh ba bên Hàn - Trung - Nhật sau thời gian dài gián đoạn có ý nghĩa rất lớn. Điều này là do ba nước có chung lịch sử lâu đời và là những nước láng giềng có nhiều mối liên kết phụ thuộc lẫn nhau, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Kim ngạch trao đổi thương mại chiếm tỉ trọng cao trong hợp tác giữa ba nước so với các nước khác. Thêm vào đó, sự hợp tác giữa ba nước là cần thiết để ứng phó với các thảm họa khí hậu và môi trường ngày càng thường xuyên.

Trong bối cảnh liên minh Nga - Trung - Triều được củng cố mạnh, ông Park Hyeong-joong, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc, cho rằng Bắc Kinh không muốn căng thẳng trong khu vực leo thang dưới cấu trúc "Chiến tranh Lạnh mới" giữa một bên là Mỹ - Hàn - Nhật với bên kia là Nga - Trung - Triều. Theo ông, kể cả khi hội nghị lần này không đạt được kết quả cụ thể nào về vấn đề an ninh trên Bán đảo Triều Tiên thì vẫn có giá trị gửi tín hiệu đến Nga và Triều Tiên.

Tuy nhiên, kì vọng vào kết quả cuộc gặp này là không cao. Giới phân tích Hàn Quốc chỉ ra rằng ngay cả khi tuyên bố chung ba nước được thông qua, rất có thể vấn đề an ninh sẽ bị loại trừ. Có ý kiến rằng việc Trung Quốc cử Thủ tướng Lý Cường tham dự cũng cho thấy hội nghị sẽ chủ yếu liên quan tới hợp tác kinh tế.

Giáo sư Nam Sung-wook chuyên ngành chính trị quốc tế thuộc Đại học Hàn Quốc lưu ý dường như Trung Quốc sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề như chuỗi cung ứng chất bán dẫn đang vướng mắc với liên minh Hàn - Mỹ trong khi Hàn Quốc lại muốn tập trung ngoại giao thực dụng nhằm khôi phục trao đổi kinh tế với Trung Quốc.

Rõ ràng, Hàn Quốc đã thể hiện rõ lập trường gác lại khác biệt, tập trung hợp tác giống như những nỗ lực giai đoạn ngoại giao con thoi để phá băng với Nhật Bản năm 2023. Với rất nhiều khác biệt và vô vàn những vấn đề tồn đọng sau nhiều năm quan hệ bị đình đốn, việc Hàn - Trung - Nhật đồng ý nối lại hội nghị thượng đỉnh được cho là tín hiệu tích cực thể hiện ý chí hợp tác hướng tới tương lai…

Minh Ngọc (Tổng hợp)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đa dạng hoá các lựa chọn trên đấu trường kinh tế toàn cầu

Đa dạng hoá các lựa chọn trên đấu trường kinh tế toàn cầu

Theo các nhà phân tích, mong muốn đa dạng hóa các lựa chọn trên đấu trường kinh tế toàn cầu là một trong những lí do khiến ngày càng nhiều các quốc gia Đông Nam Á muốn gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS.
Cửa ngõ vào thị trường toàn cầu

Cửa ngõ vào thị trường toàn cầu

Tại thị trấn thanh bình trên bờ biển Thái Bình Dương của quốc gia Nam Mỹ này, Trung Quốc đang xây dựng một siêu cảng có thể thách thức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực giàu tài nguyên mà Washington từ lâu đã coi là sân sau của mình…
Nỗ lực toàn diện để khôi phục nền hoà bình tại Ukraine

Nỗ lực toàn diện để khôi phục nền hoà bình tại Ukraine

Theo Hüseyin Ozdemir, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Thế giới TRT, có trụ sở tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hội nghị thượng đỉnh về hòa bình ở Ukraine, diễn ra từ ngày 15-16/6, nhằm mục đích tập hợp các nguyên thủ quốc gia và phát triển sự hiểu biết chung về con đường hướng tới một nền hòa bình công bằng và lâu dài ở Ukraine. Tuy nhiên, sự vắng mặt của các quốc gia chủ chốt và những mục tiêu cơ bản của hội nghị khiến nhiều người nghi ngờ về két quả của Hội nghị.
Tăng cường khả năng tự chủ kinh tế

Tăng cường khả năng tự chủ kinh tế

Nước Nga đang trong thời khắc mang tính quyết định đối với sự thịnh vượng của nhiều thế hệ người dân.
Thực hiện các cam kết để không bỏ lỡ mục tiêu xoá bỏ lao động trẻ em vào năm 2025

Thực hiện các cam kết để không bỏ lỡ mục tiêu xoá bỏ lao động trẻ em vào năm 2025

Bất chấp cái nóng oi ả, song nhiều trẻ nhỏ ở Ghana, thậm chí có những em chỉ mới 5 tuổi, đã phải dùng những con dao rựa, to gần bằng người thu hoạch hạt cacao - vốn là nguyên liệu quan trọng để làm ra một số loại chocolate được yêu thích trên thế giới…

Tin khác

Những thách thức chồng chất với phương Tây

Những thách thức chồng chất với phương Tây
Các cuộc xung đột ở Ukraine và Gaza, cùng với việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tranh cử, đang thử thách liên minh phương Tây…

Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas: Đề xuất hướng tới lệnh ngừng bắn toàn diện

Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas: Đề xuất hướng tới lệnh ngừng bắn toàn diện
Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza đã diễn ra tròn 8 tháng mà chưa bớt khốc liệt, với số người thương vong tăng lên từng ngày.

Lựa chọn của châu Âu

Lựa chọn của châu Âu
Trong các ngày 6-9/6, khoảng 450 triệu công dân từ 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bỏ phiếu để bầu chọn 720 đại biểu cho nhiệm kì 5 năm mới của Nghị viện châu Âu (EP)…

“Mũi tên trúng hai đích” của ông Joe Biden

“Mũi tên trúng hai đích” của ông Joe Biden
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Pháp tham dự lễ kỉ niệm 80 năm D-Day, sự kiện đánh dấu quân đồng minh, trong đó có 73.000 binh sĩ Mỹ, đổ bộ vào bờ biển Normandy ngày 6/6/1944, mở ra mặt trận thứ hai trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống phát xít Đức…

Vụ “đặt cược” của OPEC+

Vụ “đặt cược” của OPEC+
Quyết định của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+, gia hạn hầu hết các đợt cắt giảm sản lượng dầu đến năm 2025 và loại bỏ dần việc cắt giảm tự nguyện, là nỗ lực tiếp theo của nhóm các nước xuất khẩu "vàng đen" hàng đầu thế giới trong "cuộc chiến" hỗ trợ giá dầu…

Nga xây dựng trật tự thế giới năng lượng mới

Nga xây dựng trật tự thế giới năng lượng mới
Vị thế ngày càng được củng cố của Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng toàn cầu quan trọng đang thể hiện rõ ở mức xuất khẩu dầu thô quốc tế cao, mức sản xuất ổn định bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây...

Tầm quan trọng địa chính trị của diễn đàn Đối thoại Shangri-La

Tầm quan trọng địa chính trị của diễn đàn Đối thoại Shangri-La
Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 sẽ diễn ra tại Singapore từ ngày 31/5 - 2/6, dự kiến thu hút sự tham gia của hơn 550 đại biểu từ các cơ quan quốc phòng và an ninh của trên 40 quốc gia trên thế giới…

Kì vọng khởi động lại tiến trình hoà bình Trung Đông

Kì vọng khởi động lại tiến trình hoà bình Trung Đông
Việc có thêm 3 quốc gia Na Uy, Ireland và Tây Ban Nha chính thức công nhận Nhà nước Palestine được đánh giá mang tính biểu tượng cao và đánh dấu sự thay đổi trong quan hệ quốc tế, làm tăng kì vọng về việc khởi động lại tiến trình hòa bình Trung Đông trên cơ sở giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine cùng tồn tại hòa bình. Tuy nhiên, bạo lực, bom đạn, khói lửa vẫn bao trùm khu vực Dải Gaza đang khiến cho viễn cảnh tươi sáng đó trở nên mờ mịt…

Nỗ lực hướng tới một hiệp ước ứng phó đại dịch toàn cầu

Nỗ lực hướng tới một hiệp ước ứng phó đại dịch toàn cầu
Ngày 24/5, sau hai năm đàm phán căng thẳng, các quốc gia trên thế giới đang hi vọng có thể đạt được một hiệp ước toàn cầu về việc ứng phó với các đại dịch trong tương lai...

Bức tranh trái ngược của 10 thành viên gia nhập EU năm 2024

Bức tranh trái ngược của 10 thành viên gia nhập EU năm 2024
20 năm gia nhập EU của 10 thành viên gia nhập năm 2024 cho thấy những bức tranh trái ngược. Quá trình hội nhập này khiến dân số của các nước vùng Baltic suy giảm mạnh…

Các lệnh trừng phạt gây ra hàng loạt vụ tai nạn máy bay kinh hoàng ở Iran?

Các lệnh trừng phạt gây ra hàng loạt vụ tai nạn máy bay kinh hoàng ở Iran?
Các lệnh trừng phạt đã ngăn cản Iran mua máy bay hoặc thiết bị mới, vốn có liên quan đến tai nạn hàng không…

Giai đoạn mới trong quan hệ giữa EU và Trung Á

Giai đoạn mới trong quan hệ giữa EU và Trung Á
Đối với các nước Trung Á, việc tăng cường quan hệ với EU có nguy cơ gây ra phản ứng từ Nga và Trung Quốc. Tham vọng ngày càng tăng của EU trong khu vực được Nga và Trung Quốc coi là một thách thức…

Kì vọng sự ổn định của giá vàng thế giới

Kì vọng sự ổn định của giá vàng thế giới
Chỉ trong hơn 5 tháng tháng đầu năm, giá vàng đã tăng hơn 13,2%, từ mức giá chốt năm 2023 là 2.062,9 USD/ounce lên 2.336,76 USD/ounce vào hôm 13/5. Các chuyên gia chỉ ra việc giá vàng tăng mạnh gần đây hoàn toàn trùng khớp với những biến động và căng thẳng địa chính trị toàn cầu.

Chìa khoá tăng trưởng trong tương lai của Nhật Bản

Chìa khoá tăng trưởng trong tương lai của Nhật Bản
Từng là một cường quốc kinh tế nhưng hiện nay Tokyo đang lo ngại sâu sắc vì nền kinh tế của Trung Quốc và Đức đã vượt qua Nhật Bản, và Ấn Độ cũng sẽ vượt qua vào năm tới…

Tự tin ở cương vị mới

Tự tin ở cương vị mới
Phó Thủ tướng Lawrence Wong, 52 tuổi, sẽ kế nhiệm Thủ tướng Lý Hiển Long, người đã dẫn dắt Singapore phát triển mạnh mẽ trong gần 20 năm qua. Giờ đây, với phẩm chất chính trị, nhiệt huyết, kinh nghiệm, trách nhiệm và cả truyền thống, ông Lawrence Wong sẽ phải giữ cho “Đốm đỏ nhỏ bé” Singapore tiếp tục tỏa sáng…
Xem thêm
Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quan trọng của Nga, chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ nhiệt thành của dân chúng Nga với nhà lãnh đạo đất nước.
Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Sáng 11/3 (giờ Việt Nam), lễ trao giải Oscar 2024 đã được khai mạc tại nhà hát Nhà hát Dolby, TP. Los Angeles, Mỹ. Đây là sự kiện điện ảnh lớn nhất thế giới cũng là giải thưởng danh giá được nhiều người quan tâm, chờ đợi.
Danh tính thủy thủ người Việt thiệt mạng trên tàu bị Houthi tấn công ở Vịnh Aden

Danh tính thủy thủ người Việt thiệt mạng trên tàu bị Houthi tấn công ở Vịnh Aden

Ngày 7/3, hãng thông tấn AP của Mỹ đưa tin, lực lượng Houthi ở Yemen tấn công tên lửa vào tàu chở hàng True Confidence ở Vịnh Aden vào ngày 6/3. Trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, trong đó 1 người thiệt mạng.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động