Nhiều quốc gia nghèo đối mặt áp lực trả nợ trong năm 2025

Quốc tế 06/06/2025 09:55
Ông Lee Jae-myung đã giành chiến thắng áp đảo với 49,4% số phiếu bầu, bỏ xa đối thủ bảo thủ Kim Moon-soo hơn 8 điểm phần trăm. Tỉ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu lên tới 79,4% – con số cao nhất kể từ năm 1997. Chiến thắng là màn trở lại ngoạn mục của ông Lee – người từng suýt giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2022 với cách biệt sít sao chỉ 0,7 điểm phần trăm.
Trong bài phát biểu mừng chiến thắng, ông Lee kêu gọi đoàn kết dân tộc, tái thiết nền dân chủ và cam kết trở thành “Tổng thống của tất cả người dân Hàn Quốc”, với trọng tâm là cải thiện đời sống của người dân. Thông điệp này được kì vọng sẽ xoa dịu những chia rẽ chính trị ngày càng sâu sắc và khôi phục niềm tin vào hệ thống chính quyền đang bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả.
![]() |
Ông Lee Jae-myung sau khi đắc cử vị trí ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, tại thành phố Goyang, phía Bắc Seoul. |
Ngay khi nhậm chức, ông Lee đã phải đối mặt với một nền kinh tế trì trệ rõ rệt. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2025 từ 1,5% xuống còn 0,8%. Trong khi đó, lạm phát vẫn duy trì trên mức 2%, khiến tăng trưởng thực tế gần như ở mức âm. Giá nhà tại Seoul tiếp tục tăng chóng mặt, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân. Để kích thích nền kinh tế, ông Lee đề xuất một gói kích cầu trị giá 35.000 tỉ won (khoảng 25 tỉ USD). Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn.
Ông Ryu Yongwook – Phó Giáo sư tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) cho rằng, Tổng thống Lee cần tiến hành các cải cách sâu rộng, bao gồm nâng cao năng suất lao động, ứng phó với tình trạng già hóa dân số, cải tổ hệ thống y tế và hưu trí, kiểm soát thị trường bất động sản, đồng thời đào tạo lực lượng lao động thích ứng với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo. Ông nhận định rằng Hàn Quốc đang đứng trước cơ hội để “viết lại” bản hợp đồng xã hội – kiến tạo một mô hình phát triển công bằng và bền vững hơn.
Trên mặt trận ngoại giao, Tổng thống Lee cũng sẽ gặp một số thách thức lớn. Về Triều Tiên, ông Lee theo đuổi chính sách đối thoại và hợp tác, nhưng không bỏ qua yếu tố răn đe quân sự. Việc ba nhân vật từng tham gia các cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore và Hà Nội gồm ông Lee, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đều đang nắm giữ quyền lực làm dấy lên hi vọng về khả năng nối lại các nỗ lực ngoại giao. Dẫu vậy, chuyên gia Ryu cảnh báo bối cảnh hiện nay đã thay đổi đáng kể.
Trong cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Lee cam kết tiếp tục duy trì liên minh chiến lược với Washington, đồng thời củng cố mối quan hệ ba bên Mỹ – Nhật – Hàn. Tuy nhiên, ông nhiều lần khẳng định rằng Hàn Quốc không nên bị cuốn vào các cuộc xung đột giữa hai siêu cường. Ông gọi đó là đường lối ngoại giao “thực dụng”, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
Chiến thắng của ông Lee đồng nghĩa với việc đảng Dân chủ giờ đây kiểm soát cả hai nhánh hành pháp và lập pháp. Với quyền bổ nhiệm ba thẩm phán của Tòa án Hiến pháp và khả năng mở rộng quy mô Tòa án Tối cao, tân Tổng thống có thể tạo ra sự dịch chuyển đáng kể trong cán cân quyền lực trong lĩnh vực tư pháp.
Ở chiều ngược lại, phe tiến bộ phản bác gay gắt và cho rằng đảng đối lập - đảng Quyền lực Nhân dân - nên bị giải thể vì từng hậu thuẫn sắc lệnh thiết quân luật gây tranh cãi của cựu Tổng thống Yoon Suk-yeol. Sự đối đầu không khoan nhượng giữa hai phe khiến nhiều người lo ngại về một nền chính trị tiếp tục sa lầy trong tranh chấp và chia rẽ.
Theo chuyên gia Ryu, năng lực lãnh đạo và bản lĩnh chính trị của Tổng thống Lee sẽ được đo lường qua cách ông lèo lái đất nước vượt qua giai đoạn bất ổn này. Người dân kì vọng ông sẽ đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân hay phe phái, thúc đẩy một nền dân chủ vận hành hiệu quả với sự kiểm soát và cân bằng quyền lực minh bạch giữa các nhánh chính quyền…