Những thách thức đang chờ tân Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung

Quốc tế 29/05/2025 10:33
Có thể thấy, hợp tác giữa các thành viên ASEAN, GCC và Trung Quốc đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về giáo dục, khoa học và thương mại - đầu tư. ASEAN và Trung Quốc đã trở thành một trong những đối tác chiến lược nổi bật nhất của các quốc gia GCC, bao gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar và Saudi Arabia. Quan hệ đối tác giữa ba bên sẽ mở ra những chân trời mới để tăng cường vai trò của GCC và ASEAN như những cường quốc kinh tế khu vực hiệu quả, góp phần định hình một trật tự toàn cầu ổn định và thịnh vượng hơn.
Với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 3.600 tỉ USD, ASEAN được kì vọng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu vào năm 2030. Trong khi đó, với tổng GDP khoảng 2.300 tỉ USD, GCC, khu vực có trữ lượng năng lượng hàng đầu thế giới, trở thành đối tác kinh tế - thương mại lí tưởng của ASEAN. Giới chuyên gia nhận định các nước vùng Vịnh mở rộng hoạt động ở Đông Nam Á vì họ cần sự hợp tác về lao động và lương thực từ khu vực này, trong khi Đông Nam Á cần sự đầu tư của các nước vùng Vịnh. Đây là đối tác thương mại lớn thứ bảy của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 130,7 tỉ USD năm 2023.
![]() |
Hội nghị Cấp cao Kinh tế ASEAN - Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) - Trung Quốc |
Mặt khác, ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, với tổng giá trị thương mại giữa hai bên đạt 234 tỉ USD trong quý I/2025. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của các nước GCC, với tổng trao thương mại hàng hóa hai bên đạt gần 298 tỉ USD vào năm 2023. GCC chiếm 36% tổng khối lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023.
Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố quan hệ giữa GCC và ASEAN thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Trung Quốc cũng có những khoản đầu tư đáng kể vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở các nước GCC, trong đó có các dự án phát triển năng lượng mặt trời tại Saudi Arabia và UAE. Trung Quốc là đối tác đối thoại của ASEAN từ năm 1996. Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-GCC đầu tiên được tổ chức tháng 12/2022.
ASEAN có nguồn tài nguyên dồi dào và dân số trẻ, GCC đang nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững và đầu tư ra nước ngoài, trong khi Trung Quốc sở hữu nền công nghiệp hiện đại và năng lực đổi mới công nghệ mạnh mẽ. Sự bổ trợ lẫn nhau giữa ba bên tạo ra không gian hợp tác rộng lớn và khả năng gắn kết ba chiến lược phát triển chủ chốt: “Kế hoạch kết nối tổng thể ASEAN 2025”, “Tầm nhìn 2030” của GCC và BRI của Trung Quốc. Giới phân tích Trung Đông nhận định hội nghị đã mở ra tiềm năng to lớn cho hợp tác đa phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, kinh tế số, thị trường tài chính và cơ sở hạ tầng.
Đây cũng là nỗ lực của ASEAN trong việc định vị lại vai trò trung tâm giữa các cường quốc, qua đó nâng tầm chiến lược của khối như một đối tác chủ động đề xuất các sáng kiến hợp tác đa phương, tạo ra những thiết chế hợp tác mới trong một thế giới nhiều biến động. Điều này không chỉ giúp ASEAN hưởng lợi từ việc mở rộng hợp tác, mà còn giúp khu vực duy trì sự cân bằng trước ảnh hưởng từ các cường quốc, thúc đẩy trật tự thương mại mới và gia tăng tiếng nói mạnh mẽ trong các vấn đề kinh tế và địa chính trị. Bởi vậy, hợp tác với GCC và Trung Quốc mang ý nghĩa chiến lược với ASEAN.
Có thể nói, hội nghị cấp cao ASEAN-GCC và Trung Quốc không chỉ là động lực mới cho hợp tác khu vực mà còn góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế thế giới, bởi cả ASEAN, GCC và Trung Quốc đều là 3 động lực kinh tế hàng đầu thế giới. Nhóm động lực "kiềng ba chân" ASEAN, GCC và Trung Quốc, với GDP chiếm gần 1/4 tổng GDP toàn cầu, với dân số hơn 2,1 tỉ người, đang trở thành "những nhà kiến tạo" góp phần tái cấu trúc trật tự kinh tế thế giới một cách công bằng và đa cực hơn…