Kế hoạch tái thiết Gaza của Ai Cập

Quốc tế 10/03/2025 09:50
Tuy nhiên, trọng tâm của cuộc họp không chỉ dừng lại ở việc duy trì sự ủng hộ đối với Kiev mà còn mở ra một câu hỏi lớn hơn, cấp bách hơn: Liệu châu Âu có thể tự bảo vệ mình trong bối cảnh mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang ngày càng trở nên mong manh, đặc biệt là khi Mỹ, một đồng minh lâu dài của châu lục, không còn là trụ cột vững vàng?
Hơn 7 thập niên qua, an ninh châu Âu gần như gắn chặt với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nơi Mỹ đóng vai trò trụ cột. Tuy nhiên, tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc “châu Âu phải tự lo an ninh” cùng lệnh ngừng viện trợ cho Ukraine đã phơi bày điểm yếu chiến lược của EU: Sự phụ thuộc quá mức vào Washington. Việc Kiev đột ngột mất đi nguồn hỗ trợ quân sự sống còn không chỉ làm trầm trọng thêm cuộc xung đột tại Ukraine mà còn đẩy EU vào thế phải “tự xoay xở” giữa lúc Nga gia tăng sức ép.
![]() |
Thủ tướng Anh Keir Starmer (giữa), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự Hội nghị thượng đỉnh châu Âu về vấn đề Ukraine, ở London (Anh), ngày 2/3/2025 |
Tại cuộc họp ở Brussels, hai vấn đề cốt lõi sẽ được đặt lên bàn nghị sự: Duy trì viện trợ cho Ukraine và tái cấu trúc quốc phòng châu Âu. Dù EU đã cam kết khoản viện trợ 30 tỉ euro cho Ukraine vào năm 2025, con đường để hiện thực hóa cam kết này không hề bằng phẳng. Sự phản đối quyết liệt từ Hungary, nơi Thủ tướng Viktor Orban công khai đứng về phía Tổng thống Trump trong cuộc đối đầu với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đang tạo ra rào cản lớn…
Bên cạnh việc hỗ trợ Ukraine, EU sẽ còn phải đối mặt với một vấn đề cấp bách khác: Xây dựng nền quốc phòng mạnh mẽ hơn để tự bảo vệ mình trong bối cảnh mối quan hệ với Mỹ trở nên mờ nhạt. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã không quá khi cảnh báo: “Những giả định cơ bản về an ninh của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng”. Động thái của Mỹ buộc EU phải đối diện với hai lựa chọn: Tiếp tục trông chờ vào một đồng minh bất ổn hoặc xây dựng nền tảng quốc phòng độc lập. Câu trả lời tưởng hiển nhiên, nhưng hành trình hiện thực hóa lại đầy chông gai.
Đề án "Rearm Europe" (Tái vũ trang châu Âu) mà Chủ tịch von der Leyen công bố hôm 4/3 với mục tiêu huy động tới 800 tỉ euro để củng cố quốc phòng đang thu hút nhiều sự chú ý và kì vọng. Dự án này không chỉ là một động thái tăng cường sức mạnh quân sự của châu Âu, mà còn là nỗ lực lớn nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ trong việc bảo vệ an ninh khu vực. Đặc biệt, đề xuất huy động 150 tỉ euro từ thị trường tài chính để các nước thành viên vay mua sắm vũ khí và hỗ trợ Ukraine thể hiện quyết tâm "châu Âu hóa" ngân sách quốc phòng.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu EU có thể hiện thực hóa kế hoạch này một cách suôn sẻ. Trong bối cảnh các quốc gia thành viên đều phải đối mặt với những khó khăn tài chính, việc huy động nguồn lực lớn để đáp ứng nhu cầu quốc phòng không phải là điều đơn giản.
Tham vọng xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng tự chủ của châu Âu không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là một bài toán thực tế đầy thách thức. Châu Âu có thể có tiềm lực tài chính, nhưng khoảng cách công nghệ, sự phân tán trong chuỗi cung ứng và sức ép cạnh tranh từ các nhà sản xuất vũ khí ngoài khu vực vẫn là những rào cản lớn. Tuy nhiên, sự chia rẽ nội bộ, đặc biệt là quan điểm khác biệt của những quốc gia như Hungary, Slovakia và Italy, sẽ là một thử thách lớn trong việc hình thành một chiến lược quốc phòng chung…
Rõ ràng, khái niệm "tự lực cánh sinh" không phải là điều xa lạ với EU, nhưng giờ đây nó đã trở thành một yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết. Đối mặt với các thách thức an ninh ngày càng gia tăng, câu hỏi then chốt đặt ra là EU liệu có thể vượt qua những chia rẽ nội bộ để xây dựng một lực lượng quân sự đủ mạnh, hay vẫn sẽ duy trì trạng thái lệ thuộc vào các đối tác bên ngoài? Cuộc họp tại Brussel không chỉ là một dịp để các nhà lãnh đạo thảo luận, mà còn là phép thử cho khả năng đoàn kết và tự đứng vững của EU trong một thế giới bất ổn và đầy rủi ro…