Phát huy giá trị Di tích lịch sử Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn

Thời gian qua, chúng tôi về thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị quê hương của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Điều làm tôi ngạc nhiên là làng Bích La đẹp như tranh vẽ, ruộng đồng xanh mướt, ôm trọn ngôi làng sum suê cây trái. Ngôi làng trù phú và yên bình này được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Di tích Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tọa lạc trong khu vực gần chợ Sãi một thời vốn là trung tâm buôn bán tấp nập, nghề tiểu thủ công nghiệp rất phát triển của vùng đồng bằng Triệu Phong. Chính tại nơi đây đã nuôi dưỡng và hình thành nên một nhân cách lớn, một lãnh tụ cách mạng kiệt xuất của Đảng. Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được công nhận là Di tích Quốc gia theo Quyết định số 3810/QĐ-BVHTTDL ngày 29/10/2010 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Nhà tưởng niệm Tổng BÍ thư Lê Duẩn
Nhà tưởng niệm Tổng BÍ thư Lê Duẩn

Tổng Bí thư Lê Duẩn (tên khai sinh là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 7/4/1907, tại làng Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Lê Văn Hiệp, thân mẫu là cụ Võ Thị Đạo (người làng Đầu Kênh, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong). Năm Lê Duẩn lên 3-4 tuổi gia đình chuyển lên làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành sinh sống vì ở đây có những điều kiện thuận lợi, có chợ Sãi nằm bên bờ sông Thạch Hãn rất thuận tiện cho việc giao thương buôn bán. Sinh ra trong một gia đình nề nếp, từ nhỏ Lê Duẩn nổi tiếng thông minh, học giỏi có tiếng khắp vùng và được dân làng, bạn bè đặt cho cái tên Thông Nhuận.

Lớn lên trên miền quê giàu lòng yêu nước, Lê Duẩn sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1928, tham gia “Tân Việt cách mạng Đảng” và “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội”, từ một thanh niên giàu lòng yêu nước, say mê lí tưởng cách mạng, đồng chí nhanh chóng trở thành một một chiến sĩ Cộng sản, một trong những đảng viên thuộc lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Gần 60 năm hoạt động cách mạng liên tục ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, đồng chí Lê Duẩn được Đảng, Nhân dân tin cậy, giao phó nhiều trọng trách: Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư thứ nhất, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Lê Duẩn gắn liền với quá trình cách mạng hào hùng của dân tộc Việt Nam, từ những năm 20 đến những năm 80 thế kỉ XX. Dù ở bất kì hoàn cảnh nào, đồng chí Lê Duẩn vẫn luôn nêu cao khí phách kiên trung của người cộng sản, đặc biệt là những đóng góp to lớn của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Đồng chí Lê Duẩn xứng đáng là nhà lãnh đạo kiệt xuất, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam, người chiến sĩ quốc tế trong sáng được kính trọng trong phong trào Cộng sản quốc tế và là một tấm gương sáng ngời về ý chí đấu tranh của một nhà yêu nước lớn.

Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn rộng khoảng 5000m², là một quần thể di tích bao gồm các công trình: Nhà lưu niệm đồng chí Lê Duẩn là nơi sinh hoạt của gia đình đồng chí từ khi chuyển từ Bích La Đông lên Hậu Kiên và hiện nay là nơi thờ tự hai cụ thân sinh và đồng chí tại quê nhà; Nhà tưởng niệm, là nơi khách tham quan tổ chức hành lễ tri ân Tổng Bí thư Lê Duẩn; Nhà trưng bày bổ sung, là nơi trưng bày những hiện vật, ảnh tư liệu nhằm tái hiện lại thân thế, cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng cùng những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Lê Duẩn đối với quê hương và đất nước.

Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn nằm trên khuôn viên có diện tích 400m2. Nguyên trước đây là nhà và vườn của cụ thân sinh Lê Hiệp. Nhà làm bằng gỗ, khá khang trang. Trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, ngôi nhà bị đốt cháy nhiều lần, sau giải phóng chỉ còn lại nền nhà. Năm 1976, để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao to lớn của đồng chí đối với Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Triệu Phong đã chung tay góp sức dựng lại ngôi nhà của gia đình đồng chí trên nền đất cũ. Ngôi nhà có kết cấu theo dạng 3 gian 2 chái, có nhà sau (nhà dưới) rộng 4,5m, dài 9m, mái lợp tranh, vách khại tre, trát bùn và gỗ. Bên trong nhà còn phục chế lại các đồ dùng như giường nằm, sập, bàn, tủ thờ... Cuối năm 1977, mái tranh bị hỏng, UBND huyện đã thay lại bằng ngói mốc. Từ năm 1978 - 1985, tiếp tục trải qua nhiều lần tu sửa, cải tạo thay vách tre bằng gỗ ép. Năm 1995, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị đã trùng tu lại ngôi nhà dựa trên những kết cấu của ngôi nhà cũ (bốn vài hai chái, có nhà sau) rộng 10m, dài 12m, mỗi gian rộng 2,5m, mỗi chái rộng 1,5m có mái hiên. Năm 2002, UBND tỉnh Quảng Trị đã giao cho Sở Văn hoá và Thông tin tiến hành cải tạo lại nhà lưu niệm, xây mới nhà tưởng niệm, nhà trưng bày bổ sung… Từ đó đến nay Nhà lưu niệm vẫn dùng làm nơi thờ tự hai cụ thân sinh và đồng chí Lê Duẩn và đã trở thành nơi phục vụ nhân dân đến thăm viếng.

Di tích Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn là một di tích lịch sử lưu niệm danh nhân tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị nói riêng và của cả nước nói chung. Đây còn là nơi thể hiện tình cảm và tấm lòng hết sức cao quý, sự biết ơn, trân trọng của toàn Đảng, toàn dân nói chung, của Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị nói riêng đối với một lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc, một chiến sĩ kiên cường của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, một người con ưu tú của quê hương. Khu di tích lưu niệm đồng chí Lê Duẩn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào của dân tộc, một trong những địa chỉ đỏ về hoạt động giáo dục truyền thống và sinh hoạt văn hóa.

Năm nay, kỉ niệm 115 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn, tỉnh Quảng Trị tổ chức các hoạt động như: Chương trình sân khấu thực cảnh đặc biệt tại làng Bích La, xã Triệu Đông và Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành; Dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Lê Duẩn (Công viên Lê Duẩn, TP Đông Hà) và Khởi công tôn tạo, nâng cấp Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Nguyễn Văn Thanh

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.
Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số
Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bài phát biểu của TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV tại nghị trường Quốc hội vừa qua đã liên tục nhận được sự ưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên NCT cả nước. “NCT luôn phát huy truyền thống 741 năm Hào khí Diên Hồng, 84 năm Lời kêu gọi Phụ lão cứu quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong kỉ nguyên mới, NCT cũng có trách nhiệm, mong muốn tiếp tục cống hiến. Tôi và NCT cả nước tha thiết trân trọng đề nghị, chính quyền địa phương cấp xã nên có Chủ tịch Hội NCT là NCT để tham mưu cho cấp ủy tập hợp NCT tham gia các hoạt động…”, Phó Chủ tịch Trương Xuân Cừ đề nghị. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng ghi lại những tâm tư, nguyện vọng và chia sẻ của cán bộ, hội viên, NCT cả nước về nội dung trên…
Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 3: Những câu chuyện thực tiễn cần tư duy mới trong xây dựng pháp luật

Tin khác

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 2: Rào cản trong xây dựng pháp luật

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 1: Những rào cản trong tổ chức lại bộ máy

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945). Kể từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Y tế nước ta đã có nhiều thành tựu.

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Lãnh tụ V.I.Lênin từng tổng kết: “Đảng Cộng sản là đội tiên phong có tổ chức và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân”. Và, Người chỉ rõ: “Tính Đảng là trụ cột tư tưởng của lí tưởng cộng sản”... “Không có tính Đảng thì không thể trở thành người Cộng sản”.

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỉ nguyên mới, đồng thời bảo đảm tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị. Cuộc cách mạng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới.

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn
Chiều 28/4/1975, sau khi xe tăng và bộ binh của Trung đoàn 46 đánh chiếm xong căn cứ Sơn Trạch, các đơn vị tranh thủ củng cố đội hình, chuẩn bị hành quân chiến đấu tiếp theo. Còn các đơn vị phía sau đội hình Trung đoàn 46 thì tiến vào vùng đất mới giải phóng, trong đó đơn vị pháo binh chiến dịch triển khai trận địa, chuẩn bị dội bão lửa vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên
Tháng 3/1974, Hội nghị Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Trung ương Đảng (khóa III) về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”; và đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược.

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại
Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang mãi dấu ấn của một thế hệ anh dũng, kiên cường, vượt qua gian khổ, mưu trí, dũng cảm để lập nên nhiều kì tích; để lại nhiều bài học sâu sắc và trở thành niềm tự hào, động lực to lớn, thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân tiếp bước trên con đường bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình
Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba
Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người
Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu được rằng “cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi” và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho loài người.

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân
Như chúng ta đã biết, ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới
Một ngày đầu tháng 4/2025, chúng tôi đến gặp ông Trần Thanh Tùng, cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 325, hiện sống ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, người đã trực tiếp cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn 50 năm về trước.

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam
Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng, xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 15, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm chi viện sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam thành đồng Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động