Phát động chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

Chiều ngày 12/9/2022, Bộ Y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với chủ đề “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”.

Thực hiện Công điện số 755/CĐ-TTg ngày 25/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 1176/KH-BYT ngày 07/9/2022 gửi đến các đơn vị trong và ngoài ngành y tế triển khai Chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với chủ đề “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”.

Chiến dịch diễn ra từ ngày 12/9/2022 đến ngày 31/10/2022, với nhiều hoạt động truyền thông tại trung ương và địa phương.

Phát động chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương kêu gọi các Bộ, Ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người dân hãy cùng nhau hành động, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương kêu gọi các Bộ, Ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người dân hãy cùng nhau hành động, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch: Khẩu trang, Khử khuẩn, Vaccine, Thuốc, Điều trị, Công nghệ và các biện pháp theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương. Đồng thời, Bộ Y tế kêu gọi người dân trên khắp mọi miền tổ quốc cùng đoàn kết, chung sức nâng cao ý thức phòng bệnh, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của cá nhân, gia đình và toàn thể xã hội.

Chiến dịch có sự tham gia của đông đảo người nổi tiếng như nhạc sỹ Bùi Công Nam, Hoa hậu Thể thao Việt Nam năm 2022 Đoàn Thu Thủy, Mister Việt Nam 2019 Trần Mạnh Kiên, Nhà văn - Nhà báo Hoàng Anh Tú, Hoa hậu và các Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Nguyễn Thị Ngọc Châu, Lê Thảo Nhi, Huỳnh Phạm Thủy Tiên, Á vương Mister Global 2022, các Mister Vietnam, Mister International, cầu thủ bóng đá Hoàng Đức, các diễn viên, Hot tiktoker và nhiều chuyên gia, KOLs trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục,…

Phát động chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
Chiến dịch có sự tham gia của đông đảo người nổi tiếng các diễn viên, Hot tiktoker và nhiều chuyên gia, KOLs trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục...

Bộ Y tế mong muốn thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 cùng với các biện pháp hữu hiệu: Khẩu trang, Khử khuẩn, Vaccine, Thuốc, Điều trị, Công nghệ, Ý thức người dân và các biện pháp khác sẽ được cộng đồng đón nhận và lan tỏa trên toàn quốc.

Các hoạt động lan tỏa Chiến dịch bao gồm:

1. Thay Ảnh đại diện (Avatar) trên Facebook theo link: www.facebook.com/profilepicframes/?selected_overlay_id=381906017456482 và Link thay Avatar trên Zalo: https://zalo.me/s/1775532238951170234/.

2. Truyền thông các sản phẩm truyền thông (Infographic, videoSpot, audioSpot, ảnh, tọa đàm...).

3. Chụp ảnh cá nhân thực hiện các biện pháp chống dịch COVID-19, đăng trên các nền tảng mạng xã hội và gắn kèm với các hashtag: #BoYte, #VimotVietNamvungvangvakhoemanh, #AntiCOVID19.

4. Sản xuất và đăng tải chuỗi tin, bài, phóng sự, chương trình giao lưu trực tuyến, tọa đàm truyền hình về cập nhật tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, có lợi cho sức khỏe và lan tỏa trên tất cả hệ thống truyền thông y tế, các kênh mạng xã hội phổ biến (Facebook, Youtube, Lotus), kenh14, Soha, Afamily, CafeF, GenK, Sport5, Suckhoevadoisong...

5. Hưởng ứng cuộc thi nhảy vũ điệu “Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” trên nền tảng TikTok với nhiều phần quà hấp dẫn kèm hashtag: #BoYte, #AntiCOVID19, #Vudieu2K+

6. Và nhiều các hoạt động lan tỏa khác.

Hiện nay, dịch COVID-19 được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với sự xuất hiện của những biến chủng mới. Tổ chức Y tế Thế giới tiếp tục khẳng định đến thời điểm hiện tại, chiến lược tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn hết sức quan trọng trong bối cảnh các biến thể lây lan nhanh hơn, gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch. Trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, nhưng thời gian gần đây, cả nước vẫn ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày. Nhiều địa phương đã ghi nhận các ca bệnh mắc các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc. Các biến thể phụ mới xuất hiện được cơ quan chức năng theo dõi, đánh giá và phối hợp với các tổ chức quốc tế kiểm soát hiệu quả, thường xuyên đánh giá nguy cơ.

Để triển khai các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta đang nới lỏng những biện pháp chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh. Nhờ việc thực hiện chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất trong lịch sử, đến ngày 04/9/2022 toàn quốc đã tiêm được hơn 258 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Việt Nam là một trong số những quốc gia có số liều vaccine được sử dụng và tỷ lệ tiêm chủng cao trên thế giới, góp phần hiệu quả trong việc hạn chế sự lây nhiễm trong cộng đồng, giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19.

Tong bối cảnh đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã đưa ra thông điệp mới phòng, chống dịch COVID-19 là 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + Vaccine + Thuốc+ Điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp phù hợp khác, cùng với 3 trụ cột (xét nghiệm, cách ly, điều trị).

Ngày 06/9/2022, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2447/QĐ-BYT Hướng dẫn mới về đeo khẩu trang phòng, chống dịch tại nơi công cộng với phạm vi, đối tượng bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng được điều chỉnh thích hợp.

Phát động chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
TS. Shane Fairlie, Chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhận định: Dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023.

TS. Shane Fairlie, Chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhận định: Dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023, có thể xuất hiện các biến chủng virus mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường. Do đó, tại Việt Nam vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó, tiêm bao phủ vaccine và thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân vẫn là những giải pháp quan trọng và cần thiết.

Phát động Chiến dịch truyền thông “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”, Bộ Y tế mong muốn người dân nâng cao ý thức thực hiện các hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe thông qua việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường vai trò và trách nhiệm của các Ban, ngành các cấp, đoàn thể và địa phương trong việc huy động sự đồng thuận của người dân thực hiện phòng, chống dịch COVID-19.

PV

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Các cơ sở Y tế chủ động cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt do thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột

Các cơ sở Y tế chủ động cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt do thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột

Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây, thời tiết tại nhiều vùng trên cả nước có nắng nóng diện rộng, ảnh hưởng tới sinh hoạt người dân và môi trường làm việc. Để phòng chống nắng nóng cho người bệnh và nhân viên y tế, bảo đảm an toàn và nâng cao sự hài lòng của người bệnh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị thủ trưởng đơn vị khẩn trương thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu tại viện và ngoại viện; tập huấn lại kỹ năng cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt và đặc biệt là đột quỵ; sẵn sàng cấp cứu kịp thời người bệnh. Phối hợp với các đơn vị truyền thông, trung tâm y tế dự phòng... trên địa bản tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng chống nắng nóng và thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột.
Người cao tuổi cần biết: Đối phó bệnh xương khớp khi thời tiết thất thường

Người cao tuổi cần biết: Đối phó bệnh xương khớp khi thời tiết thất thường

Bệnh khớp thường là thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, lún xẹp đốt sống lưng ở nữ giới hoặc bệnh gout (thống phong), viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống.
Tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha

Tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha

Ngày 24/4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã có Công văn số 474/KCB-QLHN gửi các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha.
Người cao tuổi cần biết: Hội chứng chồng lấp hen - COPD (ACOS)

Người cao tuổi cần biết: Hội chứng chồng lấp hen - COPD (ACOS)

Hội chứng chồng lấp hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Asthma - COPD Overlap Syndrome - ACOS) là một bệnh lý phức tạp với biểu hiện triệu chứng của cả hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên một cá thể.
Người cao tuổi cần biết: Phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Người cao tuổi cần biết: Phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

NMO - Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2019, thế giới có khoảng 63.6 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và khoảng 234.9 triệu người mắc bệnh hen phế quản.

Tin khác

Người cao tuổi cần biết: Những nguyên nhân gây suy giảm nhận thức

Người cao tuổi cần biết: Những nguyên nhân gây suy giảm nhận thức
NMO - Suy giảm nhận thức xảy ra một cách tự nhiên khi chúng ta già đi. Khả năng ghi nhớ các chi tiết, khả năng hiểu, học hỏi và suy nghĩ sẽ giảm nhẹ theo thời gian. Nhưng nếu những khả năng này giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày bạn nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra não bộ.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả
NMO - Bệnh mạch vành có thể dẫn tới các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: Rối loạn nhịp tim, suy tim, ngưng tim đột ngột, sốc tim, nhồi máu cơ tim.

Ngành Y tế Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024

Ngành Y tế Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024
Sở Y tế Hà Nội có Kế hoạch số 1351/KH-SYT về phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024.

Người cao tuổi cần biết: Những lợi ích tuyệt vời khi kết hợp tinh bột nghệ với mật ong

Người cao tuổi cần biết: Những lợi ích tuyệt vời khi kết hợp tinh bột nghệ với mật ong
NMO - Cả tinh bột nghệ và mật ong đều là những nguồn giàu dưỡng chất thuần thiên nhiên, sử dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe tối ưu mà không lo có tác dụng phụ.

Món cá thu rim chua ngọt ngon đậm vị cho bữa cơm những ngày rét nàng Bân

Món cá thu rim chua ngọt ngon đậm vị cho bữa cơm những ngày rét nàng Bân
Bữa cơm gia đình là lúc các thành viên quây quần cùng nhau thưởng thức các món ăn sau thời gian làm việc mệt nhọc. Thật tuyệt vời khi được nếm mùi vị thơm ngon của món cá thu rim chua ngọt trong những ngày không khí se lạnh của đợt rét nàng Bân tháng ba đặc trưng này.

Tuyên Quang: 2.600 trẻ em mầm non được Vinamilk khám sức khỏe và tư vấn dinh dưỡng

Tuyên Quang: 2.600 trẻ em mầm non được Vinamilk khám sức khỏe và tư vấn dinh dưỡng
Ngày 22 và 23/3, Trung tâm Dinh dưỡng (TTDD) Vinamilk đã tổ chức khám sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng và phát quà cho khoảng 2.600 trẻ mầm non trên địa bàn huyện Hàm Yên và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là chương trình khởi động chuỗi hoạt động Tư vấn, chăm sóc và truyền thông về sức khỏe dinh dưỡng năm 2023 của Vinamilk tại nhiều tỉnh thành, với gần 15 ngàn trẻ em và người cao tuổi tham gia.

Người cao tuổi cần biết: Tác hại của bệnh mất ngủ kéo dài?

Người cao tuổi cần biết: Tác hại của bệnh mất ngủ kéo dài?
NMO - Giấc ngủ là thời gian nghỉ ngơi cần thiết để cơ thể phục hồi. Tuy nhiên, nhiều người lại rơi vào tình trạng mất ngủ, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, dẫn tới nhiều bệnh.

Người cao tuổi cần biết: Khi thời tiết thay đổi người mắc bệnh xương khớp cần lưu ý gì?

Người cao tuổi cần biết: Khi thời tiết thay đổi người mắc bệnh xương khớp cần lưu ý gì?
NMO - Bệnh khớp phổ biến là thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, lún xẹp đốt sống lưng ở nữ giới hoặc bệnh gout (thống phong), viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống…

Người cao tuổi cần biết: Virus Marburg là gì?

Người cao tuổi cần biết: Virus Marburg là gì?
NMO - Virus Marburg (Marburg Virus Disease – MVD) là một virus RNA thuộc họ Filovirus, cùng họ với virus Ebola, đây là loại virus lây truyền từ động vật sang người, gây sốt xuất huyết và xuất huyết nghiêm trọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể.

Người cao tuổi cần biết: Dấu hiệu bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi

Người cao tuổi cần biết: Dấu hiệu bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi
NMO - Bệnh tim mạch là các tình trạng bệnh lý liên quan đến cấu trúc, hoạt động của trái tim hay của các mạch máu, hậu quả gây suy yếu khả năng làm việc của tim.

Người cao tuổi cần biết: Lợi ích của quả bầu đối với sức khỏe

Người cao tuổi cần biết: Lợi ích của quả bầu đối với sức khỏe
Là một loại rau củ quen thuộc của người dân Việt Nam, quả bầu được trồng rộng rãi ở khắp các vùng quê trên cả nước. Từ lâu, dân ta không chỉ sử dụng quả bầu để chế biến thành các món ăn ngon mà còn sử dụng nó như một loại thuốc Nam có công dụng hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh thường gặp.

Người cao tuổi cần biết: Cách ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Người cao tuổi cần biết: Cách ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi
NMO - Các ghi nhận cho thấy bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là xơ vữa động mạch, khiến cấu trúc mạch máu bị biến đổi, lòng mạch hẹp lại và thành mạch dày lên.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa thoái hóa khớp

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa thoái hóa khớp
NMO - Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp theo tuổi. Đầu tiên trong quá trình thoái hóa khớp là sụn khớp bị hủy hoại. Tiếp đến, phần khớp bị bong tróc thành mảng có những vị trí loét thành ở sụn đến tận đáy làm trơ xương ra. Dần dần làm tổn thương tất cả các cấu trúc khác của khớp như bao hoạt dịch khớp, xương, dây chằng, gân, cơ.

Người cao tuổi cần biết: Những món ăn sáng ngon, lành mạnh giúp kéo dài tuổi thọ

Người cao tuổi cần biết: Những món ăn sáng ngon, lành mạnh giúp kéo dài tuổi thọ
NMO - Bữa sáng đúng cách là khởi đầu hoàn hảo cho cả ngày. Bữa sáng giúp cung cấp năng lượng sau một đêm dài và khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì thế mà việc lựa chọn các thực phẩm tốt cho bữa sáng là vô cùng quan trọng.

Hành động để "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới"

Hành động để "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới"
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023.Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5/2023 trên phạm vi toàn quốc với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
Xem thêm
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hàng loạt cơ sở y tế, làm đẹp

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hàng loạt cơ sở y tế, làm đẹp

Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã công bố danh sách xử phạt vi phạm hành chính của bộ phận khám chữa bệnh từ ngày 19-23/5. Trong đó có rất nhiều cơ sở tên tuổi trong lĩnh vực làm đẹp như: Công ty Bệnh viện thẩm mỹ Pamas Sài Gòn, Công ty TNHH V
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đình chỉ hoạt động chi nhánh Công ty TNHH Venesa

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đình chỉ hoạt động chi nhánh Công ty TNHH Venesa

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách xử phạt vi phạm hành chính của bộ phận khám chữa bệnh. Đáng chú ý trong danh sách vi phạm này có chi nhánh Venesa Hồ Chí Minh - Công ty TNHH Venesa - Trung tâm Venesa Hùng Vương (chăm sóc da).
Đề nghị kỷ luật Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk

Đề nghị kỷ luật Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk

Theo thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, tại phiên họp định kỳ lần thứ 24, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận một số nội dung.
Người cao tuổi cần biết: Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình

Người cao tuổi cần biết: Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Người cao tuổi cần biết: Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình

Người cao tuổi cần biết: Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,...
Người cao tuổi cần biết: Sự ảnh hưởng của quá trình lão hoá và các biện pháp khắc phục

Người cao tuổi cần biết: Sự ảnh hưởng của quá trình lão hoá và các biện pháp khắc phục

NMO - Quá trình lão hóa của con người là quy luật tất yếu mà tự nhiên mang đến và không thể thay đổi được. Ở tuổi bắt đầu lão hóa dễ nhận thấy tóc bạc, da nhăn, lưng gù…Tuy nhiên, có rất nhiều biến đổi âm thầm trong cơ thể mà mắt thường không thể nhận ra
Phiên bản di động